Hậu quả của toàn cầu hóa kinh tế – Cập nhật 2024

Quá trình toàn cầu hoá kinh tế đã mở ra những cơ hội cho sự phát triển kinh tế đối với Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Bên cạnh những cơ hội thì quá trình toàn cầu hoá cũng mang lại không ít những hậu quả. Hãy cùng Luật ACC tìm hiểu về Hậu quả của toàn cầu hoá kinh tế – Cập nhật 2022 qua bài viết dưới đây.

Hậu quả của toàn cầu hoá kinh tế

– Bị áp lực lớn trong cạnh tranh về giá cả và chất lượng của sản phẩm hàng hoá.

– Phải có vốn và có nguồn nhân lực kĩ thuật cao để làm chủ được các ngành kinh tế mũi nhọn.

– Các siêu cường kinh tế tìm cách áp đặt lối sống và nền văn hóa của mình đối với các nước khác. Các giá trị đạo đức của nhận loại được xây dựng hàng chục thế kỉ nay đang có nguy cơ bị xói mòn.

– Toàn cầu hóa gây áp lực nặng nề đối với tự nhiên, làm cho môi trường suy thoái trên phạm vi toàn cầu và trong mỗi quốc gia.

– Tăng trưởng kinh tế không bền vững do phụ thuộc vào xuất khẩu: Nền kinh tế các nước đang phát triển đang cơ cấu lại theo chiến lược kinh tế thị trường mở, hội nhập quốc tế. Nhưng trong quá trình đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế của nhiều nước đang phát triển phụ thuộc phần lớn vào xuất khẩu. Mà xuất khẩu lại phụ thuộc vào sự ổn định của thị trường thế giới, vào giá cả quốc tế, vào lợi ích của các nước nhập khẩu, vào độ mở cửa thị trường của các nước phát triển… do vậy, mà chứa đựng nhiều yếu tố bất ổn, khó lường trước.

– Lợi thế của các nước đang phát triển đang bị yếu dần: Nền kinh tế thế giới đang chuyển mạnh từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức. Do vậy mà những yếu tố được coi là lợi thế của các nước đang phát triển như tài nguyên, lực lượng lao động dồi dào, chi phí lao động thấp… sẽ yếu dần đi, còn ưu thế về kỹ thuật – công nghệ cao, về sản phẩm sở hữu trí tuệ, về vốn lớn… lại đang là ưu thế mạnh của các nước phát triển.

– Nợ nần của các nước đang phát triển tăng lên: Sau một thời gian tham gia toàn cầu hóa, KVH nợ nần của nhiều nước đang phát triển ngày càng thêm chồng chất. Khoản nợ quá lớn (trên 2200 tỷ USD) là gánh nặng đè lên nền kinh tế của các nước đang phát triển nó là lực cản kéo lùi tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước này.

– Sức cạnh tranh của nền kinh tế yếu kém: Chính sự yếu kém về kỹ thuật, công nghệ, vốn, kỹ năng tổ chức nền kinh tế của các nước đang phát triển sẽ làm cho chênh lệch về trình độ phát triển giữa các nước đang phát triển với các nước phát triển sẽ ngày càng cách xa hơn.

– Mở rộng lãnh thổ, tăng thêm dân số

– Phân hoá giàu nghèo giữa hai nhóm nước: phát triển và đang phát triển tăng lên

– Môi trường sinh thái ngày càng xấu đi: Việc chuyển dịch những ngành đòi hỏi nhiều hàm lượng lao động, tài nguyên… nhiều những ngành công nghiệp gây ô nhiễm môi trường sang các nước đang phát triển việc các nhà tư bản nước ngoài đầu tư vào các nước đang phát triển ngày càng trở nên xấu đi nhanh chóng. Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của Luật ACC về Hậu quả của toàn cầu hóa kinh tế – Cập nhật 2022. Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý bạn đọc còn có thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website hoặc Hotline để được hỗ trợ giải đáp.