Theo nghiên cứu khoa học, não bộ của con người có khả năng ghi nhớ hình ảnh nhanh hơn rất nhiều lần so với chữ viết. Do đó, sơ đồ tư duy ra đời là một phương pháp ghi nhớ sáng tạo, hiệu quả. Làm sao để vẽ được sơ đồ tư duy? Cùng Govi tìm hiểu cách tạo sơ đồ tuy duy đẹp, ấn tượng và dễ ghi nhớ nhé!
- Bật Mí Về Xương Dài Nhất Trong Cơ Thể Con Người Và Chiều Dài Của Xương!
- Nghệ thuật là gì? Tổng hợp thông tin từ A – Z về nghệ thuật
- “Khóc thét” vì tẩy lông bằng sáp nóng
- 19 Cách Làm Móng Tay Nhanh Dài Trong 1 Ngày
- Mùa này ai cũng thèm ăn mít nhưng có một vài lưu ý mà bạn cần biết để tránh gây hại sức khỏe
Sơ đồ tư duy là gì?
Sơ đồ tư duy có tên tiếng anh là Mindmap. Nó được coi là công cụ vạn năng cho não bộ, là phương pháp ghi chú sáng tạo các ý tưởng diễn giải bằng hình ảnh sinh động, từ ngữ ngắn gọn giúp não bộ tiếp cận, ghi nhớ thông tin nhanh, lâu hơn.
Bạn đang xem: Cách tạo sơ đồ tư duy – phương thức ghi nhớ sáng tạo hiệu quả
Một sơ đồ tư duy bao gồm: chủ đề chính được đặt ở vị trí trung tâm, xung quanh là những nhánh nhỏ hơn để chỉ các nội dung, hình ảnh phát triển từ chủ đề chính. Ngoài sử dụng các từ khóa, sơ đồ tư duy cũng sử dụng một số yếu tố đồ họa như biểu tượng, mã hóa màu sắc, hình ảnh, sắp xếp không gian của các nhánh để hình dung ý tưởng, khái niệm.
Sơ đồ tư duy giúp dễ dàng xử lý và ghi nhớ thông tin, nảy sinh ý tưởng mới và phác họa một cái nhìn tổng quan, sâu sắc về bất cứ chủ đề nào. Chúng được sử dụng rộng rãi cho nhiều mục đích trong các ngành: lên ý tưởng, ra quyết định, giải quyết vấn đề, lập kế hoạch, thu thập và sắp xếp dữ liệu.
Các loại sơ đồ tư duy phổ biến hiện nay
Sơ đồ tư duy hình cây(Tree Map)
Sơ đồ tư duy hình cây là sơ đồ khá đơn giản, được thể hiện giống như 1 cái cây với nhiều nhanh nội dung nhỏ. Phần nội dung chính đặt ở trên cùng của cây, bên dưới là các chủ đề phụ, ý tưởng liên quan. Đây là sơ đồ tư duy phù hợp để phân loại, sắp xếp thông tin.
Sơ đồ tư duy hình tròn(Circle Map)
Sơ đồ tư duy hình tròn được thể hiện với 1 hình tròn lớn bao quanh hình tròn nhỏ. Chủ đề chính sẽ được thể hiện trong vòng tròn nhỏ chính giữa, các ý kiến nội dung bổ trợ được phát họa ở vòng tròn lớn xung quanh để bổ trợ.
Sơ đồ tư duy dấu ngoặc(Brace Map)
Sơ đồ tư duy dấu ngoặc hay còn gọi là sơ đồ hình cây theo hàng ngang dùng để liệt kê toàn bộ các thành phần. Men theo các dấu ngoặc là chủ đề phụ bổ trợ cho chủ đề chính.
Sơ đồ tư duy bong bóng(Bubble Map)
Sơ đồ tư duy bong bóng là sơ đồ gồm 1 hình tròn nằm ở trung tâm thể hiện chủ đề chính, liên kết với nó là những bong bóng tròn nhỏ nằm ở xung quanh để thể hiện những chủ đề phụ. Điều này giúp người xem dễ dàng nhận ra các mối liên hệ giữa chủ đề chính và thông tin nhỏ.
Sơ đồ tư duy bong bóng đôi(Double Bubble Map)
Là sơ đồ thể hiện với 2 hình tròn lớn ở trung tâm nhằm thể hiện chủ đề chính. Bao quanh 2 vòng tròn đó là những bong bóng tròn giao nhau thể hiện sự tương đồng và không giao nhau ( thể hiện sự khác biệt) giữa 2 chủ đề. Với sơ đồ tư duy này thường được sử dụng để so sánh sự tương đồng, khác biệt giữa 2 chủ đề.
Sơ đồ tư duy dạng luồng(Flow Map)
Xem thêm : Làm thế nào để tính tuổi con mèo của bạn?
Sơ đồ tư duy dạng luồng để trình bày trực quan về một quá trình, hay tổ hợp các bước được kết nối để tạo thành tiến trình của chủ đề chính nào đó. Sơ đồ tư duy dạng luồng thường được sử dụng để mô tả các bước hướng dẫn hay quá trình của một sự vật, hiện tượng.
Sơ đồ tư duy đa luồng(Multi Flow)
Sơ đồ tư duy được thể hiện với 1 sự kiện chính ở giữa và kết nối với những thành phần khác ở 2 bên. Thông thường, bên trái sẽ là nguyên nhân còn bên phải là những tác động, kết quả của sự kiện đó gây nên.
Sơ đồ tư duy dạng cầu(Bridge Map)
Đây là một trong những sơ đồ tư duy đẹp được thể hiện với một hình tròn lớn ở giữa để thể hiện chủ đề chính. Xung quanh là các chủ đề phụ mà bạn có thể tự do sáng tạo theo ý thích. Sơ đồ này thường có mục đích tìm kiếm những điểm giống nhau giữa nhiều thành phần và tạo ra sự suy diễn tương tự.
Cách tạo sơ đồ tư duy ấn tượng, dễ ghi nhớ
Bước 1: Chọn nền tảng để tạo sơ đồ trung tâm
Chọn một nền tảng để tạo sơ đồ tư duy của bạn. Bạn có thể làm bằng bút chì và giấy, có thể sử dụng trình tạo tư duy trực tuyến.
Bước 2: Xác định đề tài, chủ đề và tạo ý tưởng trung tâm
Xác định điểm bắt đầu của sơ đồ tư duy của bạn. Thông thường sẽ là chủ đề chính hoặc đối tượng mà sơ đồ tư duy của bạn sẽ được tạo ra xung quanh, và nó nên được đặt ở trung tâm. Nếu chủ đề dạng từ khóa bạn có thể cô đọng chúng bằng cách viết chữ cỡ lớn, thêm màu sắc để nổi bật đề tài.
Bước 3: Vẽ thêm các nhánh chính, nhánh con để phát triển chủ đề chính
Khi bạn lên ý tưởng xung quanh chủ đề đã xác định và đưa ra các ý tưởng liên kết hãy thêm chúng dưới dạng các nhánh xung quanh trung tâm. Mỗi nhánh chính sẽ khai thác từng khía cạnh quan trọng của chủ đề đã được giao.
Tiếp đó, bạn có thể rẽ ra các nhánh phụ nhỏ để khai thác sâu hơn các mặt của chủ đề. Bạn có thể thêm nhánh mới mà không bị giới hạn. Điều này giúp não bộ kích thích đồng thời tạo ra nhiều ý tưởng mới để hoàn thành sơ đồ tư duy. Hãy giữ ý tưởng càng ngắn gọn càng tốt để cho phép tạo ra nhiều liên kết hơn.
Bước 4: Thêm từ khóa vào sơ đồ để mở rộng nội dung các nhánh
Từ mỗi ý chính bạn tiếp tục vẽ thêm các đường nhánh tới các ý phụ bổ sung cho chủ đề chính được đầy đủ, chi tiết nhất. Việc làm này kích thích não bộ ghi nhớ thông tin dễ dàng hơn. Tuy nhiên cần đảm bảo các ý từ nhanh phải có nội dung chung hướng tới chủ đề. Bạn nên dùng 1 từ khóa cho 1 số lượng liên kết sẽ tốt hơn sử dụng nhiều từ, nhiều cụm từ.
Bước 5: Phân màu cho các nhánh
Trong một sơ đồ tư duy thì màu sắc là yếu tố quan trọng giúp kích thích não bộ. Việc sử dụng màu sắc giúp kích thích não bộ, cho phép bạn phân loại, highlight, phân tích các thông tin và xác định thêm nhiều kết nối mà trước đây chưa từng được phát hiện. Do đó, bạn cần phân chia màu sắc hợp lý, hài hòa cho từng nhánh trong bản đồ tư duy.
Bước 6: Trang trí sơ đồ tư duy bằng hình ảnh
Xem thêm : Radio
Theo nghiên cứu, hình ảnh có thể truyền đạt thông tin nhiều hơn 1 từ, 1 cây hay thậm chí cả đoạn văn. Việc sử dụng hình ảnh giúp não bộ tiếp thu thông tin nhanh hơn, kích thích thị giác gợi nhớ lại thông tin dễ dàng hơn. Song song đó, hình ảnh cũng là ngôn ngữ toàn cầu bất kỳ một nước nào trên thế giới cũng có thể hiểu được.
Một vài phần mềm vẽ sơ đồ tư duy trên máy tính đơn giản, hiệu quả
Mind Map trên Lark Docs
Một trong những ứng dụng quản trị doanh nghiệp hiệu quả và rất được ưa chuộng hiện nay đó chính là Larksuite. Tính năng vẽ MindMap trên Lark Docs cho phép bạn có thể vẽ linh hoạt các sơ đồ tư duy một cách nhanh chóng, đơn giản, dễ sử dụng mà không cần phải cài đặt bất cứ phần mềm nào khác. Nếu bạn đang cần tìm cho mình một phần mềm đơn giản, dễ sử dụng, dễ dàng chia sẻ cho người khác xem chỉ qua 1 đường link thì có thể tham khảo nhé. Hiện nay nội thất Govi đang sử dụng Lark phục vụ cho công việc khá hiệu quả.
Sử dụng Coggle vẽ sơ đồ tư duy trên máy tính
Đây là một phần mềm vô cùng hiệu quả giúp bạn xuất ra nhiều loại file khác nhau, phù hợp cho định hướng lựa chọn và sử dụng của mỗi người.
- Trong một không gian làm việc chúng sở hữu cực kỳ nhiều nút ở trung tâm giúp bạn có thể linh hoạt tạo nên mindmap theo ý muốn.
- Có thể chỉnh lại hết lịch sử của bản đồ mà bạn đã tạo nên.
- Đối với những project với sự hợp tác của nhiều người, các thành viên có thể để lại ghi chú mới trong cuộc trò chuyện, nhận xét về phần trình bày của nhau đảm bảo ý tưởng được thực hiện một cách tốt nhất.
GitMind giúp vẽ sơ đồ tư duy trên máy tính hiệu quả
Phần mềm Gitmind giúp bạn thêm được nhiều hình ảnh, bình luận chất lượng mà không lo lắng các nhánh bị lộn xộn, khó sử dụng. Một số tính năng chất lượng của Gitmind:
- Thiết kế phần mềm gần gũi, đơn giản, tiện dụng phù hợp với nhiều đối tượng.
- Thiết kế sơ đồ tư duy tiện lợi, dễ dàng: Cho phép thay đổi hình dáng, độ dày móng, độ trong đục của các khối trong sơ đồ tư duy. Từ đó giúp bạn thoải mái đọc hiểu hiệu quả.
- Có thể share quyền đọc, chỉnh sửa cho các thành viên khác.
Canva- hiện thực hóa những suy nghĩ của bạn
Canva là một công cụ không còn xa lạ, với những tính năng tuyệt vời nó giúp bạn dễ dàng tạo nên mindmap ấn tượng, dễ nhớ. Canva đem tới cho bạn nhiều công cụ và hình mẫu để có thể chỉnh sửa được các hình nền, văn bản cùng hình ảnh khác nhau, đảm bảo đem đến cho bạn công cụ tuyệt vời nhất, với những bản sơ đồ tư duy ấn tượng nhất.
Lợi ích của việc sử dụng sơ đồ tư duy
- Dễ dàng xử lý thông tin và ghi nhớ: Việc sử dụng sơ đồ tư duy giúp bạn dễ dàng hệ thống lại thông tin một cách chính xác, các mối quan hệ liên kết giữa các đối tượng giúp não bộ tiếp nhận, xử lý và ghi nhớ thông tin nhanh chóng.
- Cái nhìn tổng quan về thông tin: Trong 1 sơ đồ tư duy, chủ đề trung tâm được đặt ở chính giữa, xung quanh là các nhánh con chứa nội dung liên kết, xâu chuỗi với nhau. Thông qua đó bạn có cái nhìn tổng quan nhất về chủ đề, đối tượng.
- Kích thích sự sáng tạo và tư duy logic: Vì sử dụng bản đồ tư duy được hình thành từ chữ viết, hình ảnh, màu sắc nên thông qua đó có thể phát huy khả năng sáng tạo, đem đến sự logic dễ hiểu.
- Phác thảo những ý tưởng độc đáo: Bên cạnh việc tổng hợp thông tin, mindmap còn thể hiện ý tổng quan đầy đủ về ý tưởng giúp người nghe hiểu nhanh hơn về những ý tưởng trong giai đoạn chưa hình thành thực tế.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về mindmap cũng như cách tạo sơ đồ tư duy nhanh, ấn tượng, hiệu quả. Hiểu được những lợi ích cũng như các bước tạo lập sơ đồ tư duy giúp công việc, học tập trở nên đơn giản, dễ dàng hơn.
Xem thêm:
- Tổng hợp các ứng dụng vẽ sơ đồ tư duy trên máy tính
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp