Phản ứng tráng gương của Anđehit

Phản ứng tráng gương của Anđehit được VnDoc biên soạn gửi tới bạn đọc là phản ứng đặc trưng của Anđehit đó là phản ứng tráng gương, hay còn gọi là tráng bạc. Nội dung được trình bày chi tiết các phần, giúp bạn đọc nắm chắc kiến thức, phương pháp giải bài tập, từ đó biết cách vận dụng vào giải các dạng bài tập. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết.

1. Phản ứng tráng gương Anđehit là gì?

Phản ứng tráng gương còn được gọi là phản ứng tráng bạc. Đây là loại phản ứng đặc trưng của anđehit. Chúng ta có thể hiểu, phản ứng tráng gương là phản ứng đặc trưng của nhóm chức anđehit khi tác dụng với AgNO3 hoặc Ag2O trong môi trường NH3 tạo ra Ag. Với phản ứng này, anđehit sẽ được chứng minh là có tính khử.

2. Phương trình phản ứng tráng gương Anđehit tổng quát

  • Phương trình phản ứng tổng quát:

→ Phản ứng chứng minh anđehit có tính khử và được dùng để nhận biết anđehit.

  • Riêng HCHO có phản ứng:

Phản ứng của HCHO tạo ra các muối vô cơ chứ không phải muối của axit hữu cơ như các anđehit khác.

3. Phương pháp giải bài tập phản ứng tráng gương Anđehit

Phản ứng:

  • Dựa vào tỷ lệ số mol andehit và Ag

+ Nếu => Andehit A là andehit đơn chức.

+ Nếu => Andehit A là HCHO hoặc andehit hai chức

+ Hỗn hợp 2 andehit đơn chức cho phản ứng tráng gương

2″ width=”70″ height=”43″ data-latex=”frac{n_{Ag}}{n_A}>2″ class=”lazy” data-src=”https://tex.vdoc.vn?tex=%5Cfrac%7Bn_%7BAg%7D%7D%7Bn_A%7D%3E2″> => có một chất là HCHO.

+ Hỗn hợp 2 andehit mạch thẳng (khác HCHO) cho phản ứng tráng gương với:

=> có một andehit đơn chức và một andehit đa chức.

Dựa và phản ứng tráng gương:

+ 1mol anđehit đơn chức (R-CHO) cho 2mol Ag

+ Trường hợp đặc biệt: H-CH = O phản ứng Ag2O tạo 4mol Ag và %O = 53,33%

4. Chú ý khi giải bài tập về phản ứng tráng gương của anđehit

  • Phản ứng tổng quát ở trên áp dụng với anđehit không có nối ba nằm đầu mạch. Nếu có nối ba nằm ở đầu mạch thì H của C nối ba cũng bị thay thế bằng Ag.
  • Các đặc điểm của phản ứng tráng bạc của anđehit:

+ Nếu thì anđehit thuộc loại đơn chức và không phải HCHO.

+ Nếu thì anđehit đó thuộc loại 2 chức hoặc HCHO.

+ Nếu 2_{nhỗnhợp}” width=”119″ height=”27″ data-latex=”n_{Ag}>2_{nhỗnhợp}” class=”lazy” data-src=”https://tex.vdoc.vn?tex=n_%7BAg%7D%3E2_%7Bnh%E1%BB%97nh%E1%BB%A3p%7D”> các anđehit đơn chức thì hỗn hợp đó có HCHO.

+ Số nhóm (nếu trong hỗn hợp không có HCHO).

  • Tất cả những chất trong cấu tạo có chứa nhóm chức -CHO đều có thể tham gia vào phản ứng tráng bạc. Do đó trong chương trình hóa học phổ thông, ngoài anđehit các hợp chất sau cũng có khả năng tham gia phản ứng này gồm:

+ HCOOH và muối hoặc este của nó: HCOONa, HCOONH4, (HCOO)nR. Các chất HCHO, HCOOH, HCOONH4 khi phản ứng chỉ tạo ra các chất vô cơ.

+ Các tạp chức có chứa nhóm chức CHO: glucozơ, fructozơ, mantozơ…

5. Cách viết phương trình phản ứng tráng gương Anđehit

Thuốc thử dùng cho phản ứng tráng gương là AgNO3/NH3 hay còn gọi Tollens. Vì vậy, khi viết phương trình phản ứng, các bạn phải viết dạng đầy đủ của nó. Đối với chương trình nâng cao là [Ag(NH3)2]OH. Còn đối với chương trình chuẩn là AgNO3 + NH3 + H2O.

Như vậy, ta được phương trình: AgNO3 + 3NH3 + H2O → [Ag(NH3)2]OH + NH4NO3.

Mỗi loại hợp chất khác nhau khi tham gia phản ứng tráng gương sẽ cho ra sản phẩm khác nhau. Và do đó, cách viết phương trình phản ứng cũng khác nhau. Dưới đây, chúng tôi giới thiệu cách viết phương trình phản ứng tráng bạc của anđehit, axit fomic.

Anđehit

Anđehit là hợp chất trong hóa hữu cơ, nó có nhóm chức cacbaldehyd: R-CHO. Khi tham gia phản ứng tráng gương, nó có phương trình:

RCHO + 2[Ag(NH3)2]OH → RCOONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O

RCHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → RCOONH4 + 2Ag + 2NH4NO3

RCHO + Ag2O → RCOOH + 2Ag

Riêng metanal có phương trình:

HCHO + 4[Ag(NH3)2]OH → (NH4)2CO3 + 4Ag + 2H2O + 6NH3

HCHO + AgNO3 + NH3 + H2O → (NH4)2CO3 + NH4NO3 + Ag

HCHO + 2Ag2O → 4Ag + CO2 + H2O

Axit fomic

Axit fomic là dạng axit cacboxylic đơn giản. công thức của nó là CH2O2 hoặc HCOOH. Phương trình phản ứng tráng gương của axit fomic là:

HCOOH + 2[Ag(NH3)2]OH → (NH4)2CO3 + 2Ag + 2NH3 + H2O

HCOOH + AgNO3 + NH3 + H2O → (NH4)2CO3 + Ag + NH4NO3

Ag2O + HCOOH → 2Ag + H2O + CO2

Thông qua các phương trình trên, chúng ta nhận thấy, dù là phản ứng tráng gương với hợp chất nào thì sau phản ứng, Ag là sản phẩm bắt buộc phải có. Các bạn nên lưu ý điểm này trong quá trình giải bài tập.

6. Điều kiện để xảy ra phản ứng tráng gương Anđehit

Phản ứng tráng gương chỉ xảy ra khi và chỉ khi trong hợp chất có nhóm chức -CHO hay còn gọi là nhóm anđehit trong phân tử. Có thể kể đến một số hợp chất hữu cơ sau:

+ Anđehit

+ Este hoặc muối của Acid Formic

+ Acid Formic (HCOOH)

+ 1 vài Glucid như Glucose, Fructose (trong kiềm chuyển thành Glucose), Mantose.

Ví dụ: Dãy đồng đẳng andehit RCHO, glucozơ (C6H12O6 có 5 nhóm OH và 1 nhóm CHO) và mantozơ (C12H22O11 gồm 2 gốc glucozơ), hay fructozơ khi bị thủy phân trong môi trường kiềm cũng có khả năng tráng gương. Bạn nên lưu ý vấn đề này để thực hiện các phương trình hóa học sao cho đúng nhất.

Bên cạnh đó, các chất có khả năng tác dụng hiệu quả với AgNO3/NH3 ngoài andehit thì vẫn còn có các chất như ank-1-in. Và cần phải nhớ rằng, đây không phải là phản ứng tráng gương mà tạo kết tủa vàng.

7. Bài tập vận dụng liên quan phản ứng tráng gương của Anđehit

Đáp án hướng dẫn giải

Vì khi tác dụng với H2 thì cần 3a mol H2 vậy trong X có 3 liên kết . Vì Y tác dụng hoàn toàn với Na dư thu được a mol H2: trong Y có 2 nhóm chức -OH vậy X có 2 nhóm chức – CHO, và trong gốc hiđrocácbon có một liên kết .

Sơ đồ phản ứng cháy:

CnH2n-2 (CHO)2 → n+2CO2

a 4a

Vậy n+2 = 4 => n = 2

Đáp án hướng dẫn giải

Số mol CO2 = số mol CaCO3 = 20/100 = 0,2 mol

Khối lượng bình nước vôi trong tăng là: m(CO2 + H2O) = 12,4 gam

=> nH2O = 3,6/18=0,2 mol vì số mol CO2 = số mol H2O nên 2anđehit đều no, đơn chức, mạch hở.nAg = 32,4/108 = 0,3 mol > 2.n hỗn hợp A vậy trong A có chứa HCHO (x mol)gọi công thức anđêhit còn lại là: CnH2n+1CHO (y mol)Ta có sơ đồ phản ứng tráng gương:

HCHO → 4Ag

x 4xCnH2n+1CHO → 2Ag

y 2yTa có hệ phương trình:

x + y = 0,1 (I) Từ hệ ta có x = y = 0,05 mol

4x + 2y = 0,3 (II)

Gọi công thức trung bình là: CnH2n+1CHO

Sơ đồ phản ứng cháy:

CnH2n +1CHO → n +1CO20,1 mol 0,2 mol

=> n = 1

Vì số mol 2 anđehit bằng nhau nên ta có:

(n1 + n2)/2 = 1

Vậy n = 2

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Gọi công thức tổng quát của andehit no đơn chức là: RCHO

Phương trình phản ứng:

R-CH=O + 2AgNO3 + H2O + 3NH3 → R-COONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag

Gọi số mol của A là x

⇒ nAg = 2x

Ag + 2HNO3 → AgNO3 + NO2 + H2O

2x → 2x

mdd tăng = mAg – mNO2 = 2x.108 – 2x.46 = 124x = 12,4 ⇒ x = 0,1 mol;

⇒ Mandehit = 5,8/0,1 = 58 ⇒ R = 29

Vậy công thức của andehit là C2H5CHO

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

nAg = 0,1 mol

Trường hợp 1: X là anđehit fomic => nHCHO = nAg / 4 = 0,025 mol

=> M = 2,8/0,025 = 112 (loại)

Trường hợp 2: X có dạng RCHO (R ≠ H)

=> nRCHO = nAg / 2 = 0,1 / 2 = 0,05 mol

=> MRCHO = 2,8 / 0,05 = 56 => R = 27 (C2H3)

=> X là CH2=CH-CHO (anđehit acrylic)

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

a mol HCHO phản ứng tráng bạc thu được X gam Ag => x = 4a.108 (g)

Oxi hóa a mol HCHO với hiệu suất 50% sẽ thu được hỗn hợp B gồm 0,5 a mol HCOOH và 0,5a mol HCHO dư

Vì HCOOH cũng tham gia phản ứng tráng bạc

=> nAg = 4nHCHO dư + 2nHCOOH

=>y = 108. (4.0,5a + 2.0,5a) = 108.3a (g)

Vậy y/x = 3/4

Ví dụ 5. Cho dung dịch Glucozơ tác dụng với dung dich AgNO3/NH3 dư sau một thời gian thu được 2,16 gam Ag. Khối lượng glucozơ đã tham gia phản ứng là bao nhiêu.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

nAg= 2,16 : 108 = 0,02 mol

Cứ 1 mol Glucozơ phản ứng cho 2 mol Ag vậy 0,02 mol Ag được tạo ra cần 0,01 mol Glucozơ

Vậy m(glu) = 0,01 . 180 = 1,8 gam

Ví dụ 6. Cho anđehit X tác dụng với AgNO3/dung dịch NH3 thu được axit cacboxylic Y. Hiđro hóa hoàn toàn X thu được ancol Z. Cho axit Y tác dụng với ancol Z thu được este G có công thức phân tử là C6H10O2. Tìm công thức hóa học của Andehit X.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

CH2=CH-CHO + [O]→ CH2=CH-COOH

CH2=CH-CHO + 2H2 → CH3CH2CH2OH

CH2=CH-COOH + CH3CH2CH2OH → CH2=CH-COOCH2CH2CH3

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Công thức axit đơn chức mạch hở có dạng RCOOH

2RCOOH + CaCO3 → (RCOO)2Ca + CO2 + H2O

2.(R + 45)g → (2R + 128)(g)

5,76g → 7,28g

=> 5,76.(2R + 128) = 7,28.(2R + 90)

=> R = 27 (CH2=CH-)

Vậy X là CH2=CH-COOH

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

nAg = 0,4 mol, nNa = 0,2 mol.

Đặt X: R(CHO)t ⟹ Y: R(CH2OH)t

  • Khi Y + Na:

R(CH2OH)t + tNa → R(CH2ONa)t + 0,5tH2.

0,1 → 0,1t

⟹ 0,1t = 0,2 ⟹ t = 2

⟹ Y là ancol 2 chức (*).

  • Khi X + AgNO3:

Ta thấy nX : nAg = 0,1 : 0,4 = 1 : 4 ⟹ X là HCHO hoặc anđehit 2 chức (**).

(*) (**) ⟹ X là anđehit 2 chức.

>> Mời các bạn tham khảo thêm một số tài liệu liên quan:

  • Bài tập Andehit – Xeton – Axit cacboxylic
  • Trắc nghiệm Hóa học lớp 11 bài 44: Andehit
  • Số đồng phân amin có công thức phân tử C2H7N là
  • Lý thuyết hóa 12 chương 2: Cacbonhiđrat đầy đủ nhất
  • Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng

……………………………..

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Phản ứng tráng gương của Anđehit. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu bổ ích nhé. Để có thể nâng cao kết quả trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Hóa học 11, Giải bài tập Hoá học 11.