Hệ tiết niệu: Hệ tiết niệu gồm những cơ quan nào?

Hệ tiết niệu là hệ cơ quan giúp cơ thể thải những chất lỏng dư thừa và các chất hoà tan từ sự lưu thông máu ra môi trường ngoài. Tại thận, một số chất được tái hấp thu trở lại máu, các chất còn lại được lọc và đưa xuống bàng quan thải ra ngoài.

Hệ tiết niệu bao gồm hai thận, hai niệu quản, bàng quang, niệu đạo, tuyến tiền liệt. Các tạng này liên quan mật thiết với nhau cả về giải phẫu và hoạt động chức năng.

Thận

Thận nằm phía sau khoang phúc mạc, ở 2 bên cột sống. Thận bên phải nằm thấp hơn thận bên trái. Cực trên của thận ngang mức đốt sống D11 (bên trái ngang bờ trên D11, bên phải ngang bờ d­ưới D11). Cực d­ưới của thận ngang mức mỏm ngang cột sống L3 (bên trái ngang bờ trên mỏm ngang L3, bên phải ngang bờ d­ưới mỏm ngang L3).

Phía sau của x­ương s­ườn 12 nằm bắt chéo ngang qua thận, chia thận làm 2 phần: tầng ngực liên quan với phổi và khoang màng phổi; tầng bụng liên quan với thành ngực.

Niệu quản

Niệu quản được tiếp nối với bể thận ngang với mức mỏm ngang cột sống L2 – L3. Tr­ước khi niệu quản đổ vào bàng quang, có một đoạn niệu quản đi trong thành bàng quang và kết thúc bằng 2 lỗ niệu quản.

Bàng quang

Bàng quang là một túi rỗng có chức năng chứa nước tiểu nằm ngay sau khớp mu. Khi rỗng, bàng quang bị lấp toàn bộ sau khớp mu, nh­ưng khi đầy nư­ớc tiểu nó vư­ợt lên trên khớp mu, có khi tới sát rốn.

Bể thận và bàng quang đư­ợc nối thông với nhau bởi 2 niệu quản. Hai lỗ niệu quản tạo với cổ bàng quang một tam giác, gọi là tam giác bàng quang (trigone). Về phía dưới, bàng quang được mở thẳng ra ngoài bằng niệu đạo. Nam giới, niêm mạc bàng quang và niêm mạc niệu đạo tuyến tiền liệt có cùng bản chất.

Niệu đạo

Niệu đạo là một ống dẫn n­ước tiểu từ bàng quang ra ngoài miệng sáo, niệu đạo nam giới đồng thời là đường đi chung của hệ tiết niệu và hệ sinh dục (khi xuất tinh).