Hiện nay toàn cầu hoá là xu thế chung của thế giới, bản chất của nó là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối quan hệ, sự ảnh hưởng, tác động lẫn nhau của các quốc gia, khu vực. Vậy toàn cầu hoá là hệ quả của yếu tố nào, xu thế toàn cầu hóa là hệ quả của nó là gì? Luật Trần và Liên Danh sẽ giải đáp ngay sau đây.
Bạn đang xem: Xu thế toàn cầu hóa là hệ quả của
Bản chất của xu hướng toàn cầu hoá
Bản chất của toàn cầu hoá là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối quan hệ, sự ảnh hưởng, tác động lẫn nhau. Hay phụ thuộc các quốc gia lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, dân tộc trên thế giới.
Bản chất của toàn cầu hoá còn được biểu hiện trong việc tương tác qua lại lẫn nhau. Đây chính là cầu nối cho các nước ở trong khu vực, cho phép các doanh nghiệp, con người trên toàn thế giới có thể kết nối với nhau một cách dễ dàng.
Những biểu hiện của toàn cầu hoá
Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế
Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia
Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn, nhất là những công ty trong lĩnh vực khoa học-kỹ thuật.
Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực.
Những tác động của xu thế của toàn cầu hoá
Toàn cầu hoá là xu thế khách quan, bên cạnh những tác động tích cực, toàn cầu hoá còn mang tới những tác động tiêu cực:
Tác động tích cực
+ Toàn cầu hoá sẽ đem lại cơ hội phát triển vô cùng lớn, đặc biệt là sự tăng trưởng mạnh về các nền kinh tế, với lực lượng sản xuất có nhiều điều kiện, tạo cơ hội phát triển, đẩy mạnh quá trình xã hội hoá.
+ Toàn cầu hoá diễn ra mở ra nhiều cơ hội giao lưu và học tập, tiếp thu những thành tựu khoa học kĩ thuật tiên tiến hiện đại.
+ Cơ cấu kinh tế, tài chính có những sự chuyển biến rõ rệt, kèm theo những cải cách nâng cao hiệu suất tạo sự tăng trưởng và cạnh tranh đối với các nước và khu vực.
Những hạn chế
+ Xu thế toàn cầu hoá làm sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội.
+ Nhiều vấn đề về an ning trật tự, phát sinh nhiều tệ nạn, vấn nạn, tội phạm mới và nguy cơ đánh mất bản sắc vă hoá dân tộc lớn.
+ Là thách thức lớn đối với các nước đang phát triển, đòi hỏi các nước này phải chớp lấy thời cơ và tận dụng nguồn lực một cách tối đa, nếu không sẽ bị tụt hậu so với các nước khác.
Xu thế toàn cầu hoá là hệ quả của yếu tố nào?
Toàn cầu hoá là hệ quả tất yếu của cuộc cách mạng khoa học-công nghệ. Việc hội nhập được xem là mục tiêu chính của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở các nước phát triển và đang phát triển với tiềm năng nghiên cứu, ứng dụng khoa học diễn ra từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX.
Sự phát triển bùng nổ của khoa học-công nghệ mang tới các tác động lớn, với các thay đổi và đẩy mạnh lợi ích đối với các chủ thể, thúc đẩy năng suất lao động tăng.
Mức sống của con người dần được cải thiện, được tiếp cận với nhu cầu mở rộng, các bài học ứng dụng cao từ kinh nghiệm của các quốc gia phát triể, qua đó thúc đẩy lợi ích của chủ thể luật quốc tế nói chung đến từng cá nhân, doanh nghiệp trên thị trường.
Sự thay đổi này làm cho các giá trị phát triển, thúc đẩy mọi mặt, từ cơ cấu dân cư, chất lượng cuộc sống tới những yêu cầu về giáo dục, đào tạo có sự thay đổi lớn với hướng tiếp cận hiện đại.
Cuộc cách mạng khoa học-công nghệ đã khiến con người bước sang một nền văn minh mới, tiếp cận nền văn minh thông tin nhanh nhạy và nắm bắt, nhờ đó vào đầu những năm 80 của thế kỉ XX thị trường thế giới và xu thế toàn cầu hoá được hình thành.
Những cơ hội và thách thức của Việt Nam khi diễn ra toàn cầu hoá
Toàn cầu hoá tạo nên lợi thế về sự tự do thương mại, hàng rào thuế quan được gỡ bỏ, hoặc gaimr xuống, hàng hoá được lưu thông rộng rãi hơn.
Trong quá trình toàn cầu hoá, Việt Nam có thể nhanh chóng tiếp cận các công nghệ hiện đại vào cuộc sống.
Toàn cầu hoá tạo điều kiện chueyern giao những thành tựu mới về khoa học, công nghệ, tổ chức quản lí, sản xuất kinh doanh giúp việt nam có thế thực hiệnc hủ trương đa phương hoá trong quan hệ quốc tế.
Xem thêm : Gội đầu liên tục có tốt?
Tuy nhiên quá trình toàn cầu hoá đòi hỏi việt nam phải tự chủ trong nền kinh tế, nếu không hàng hoá nước ngoài tràn vào nước ta sẽ làm cho những doanh nghiệp trong nước rơi vào tình trạng phá sản. Nguy cơ mai một bản sắc văn hoá dân tộc, đòi hỏi Việt Nam phải thực hiện chủ trương “hoà nhập không hoà tan”.
Câu hỏi củng cố
Câu 1: “Quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, dân tộc trên thế giới” là bản chất của quá trình nào?
Quốc tế hoá
Khu vực hoá
Toàn cầu hoá
Quốc hữu hoá
Đấp án: C
Xét về bản chất, toàn cầu hoá là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực,, quốc gia, dân tộc trên thế giới.
Câu 2: Xu thế toàn cầu hoá xuất hiện từ khi nào?
Từ những năm 70 của thế kì XX
Từ những năm 80 của thế kỉ XX
Từ những năm 90 của thế kỉ XX
Xuất hiện cùng lúc với cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại.
Đáp án B
Từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, xu thế toàn cầu hoá xuất hiện trên thế giới, là một hệ quả quan trọng của cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật hiện đại.
Câu 3: Xu thế toàn cầu hoá xuất hiện từ những năm 80 của thế kỉ XX là hệ quả của
Sự phát triển của quan hệ thương mại quốc tế
Sự sáp nhập các công ty thành những tập đoàn lớn
Sự ra đời của các công ty xuyên quốc gia
Cách mạng khoa học-công nghệ
Đáp án: D
Một hệ quả quan trọng của Cách mạng KH-CN từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, nhất là từ sau chiến tranh lạnh, trên thế giới đã diễn ra xu thế toàn cầu hoá.
Câu 4: Nội dung nào sau đây tác là tác động tích cực của xu thế toàn cầu hoá?
Phân hoá giàu nghèo giữa các nước trên thế giới và trong xã hội
Kém an toàn về kinh tế, tài chính, chính trị
Xem thêm : Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Quốc tế Thiếu nhi 1-6.
Tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc
Thúc đẩy sự phát triển và xã hội hoá lực lượng sản xuất
Đáp án: D
Toàn cầu hoá thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển và xã hội hoá lực lượng sản xuất, mang tới sự tăng trưởng cao.
Câu 5: Ý nào sau đây không phải là biểu hiện của xu thế toàn cầu hoá?
Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, quân sự quốc tế và khu vực
Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế
Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn.
Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia.
Đáp án: A
Những biểu hiện của xu thế toàn cầu hoá ngày nay:
Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế
Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia
Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn
Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực.
Những tác động của xu thế toàn cầu hóa đến nước ta:
Tác động tích cực:
+ Đem lại cơ hội phát triển vô cùng lớn cho các chủ thể có tiềm năng, biết cách tiếp cận hiệu quả. Đặc biệt nhất là sự tăng trưởng mạnh về các nền kinh tế. Khi có các lợi thế tiếp cận rất lớn với các nhu cầu trên thị trường. Và khai thác được lợi ích, đảm bảo được khả năng phát triển mạnh hơn trong tương lai. Với lực lượng sản xuất có nhiều điều kiện để phát triển. Từ đó đẩy mạnh quá trình xã hội hóa. Cũng như mang đến tiềm năng, tiềm lực phát triển đối với chính các quốc gia.
+ Mở ra nhiều cơ hội tiếp cận, giao lưu và học tập. Từ đó tiếp thu, ứng dụng cho những thành tựu khoa học và kỹ thuật tiên tiến nhất hiện nay. Với các phát minh, nghiên cứu mang đến hiệu quả về tiềm năng để thúc đẩy các nền kinh tế. Các quốc gia xác định cho mình cách thức tìm kiếm lợi ích khi tham gia trong thị trường.
Ngoài ra còn được sử hỗ trợ nhiệt tình của các tổ chức và liên minh đã tham gia vào toàn cầu hoá. Mang đến tiềm năng thúc đẩy của các đối tác. Cũng chính là tìm kiếm thêm cơ hội và phát triển, hợp tác cùng có lợi trong tương lai. Trong hợp tác liên minh khu vực, tham gia vào các tổ chức quốc tế.
+ Cơ cấu kinh tế sẽ có những chuyển biến nhất định. Khi cơ hội mở ra đối với thị trường rộng lớn. Các nhu cầu thị trường cũng cao cùng với các thúc đẩy mạnh mẽ có sự tiến bộ, các ứng dụng cho nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao. Kèm theo là những cải cách vô cùng thiết thực. Định hướng cho tính phù hợp để đủ điều kiện cạnh tranh, hợp tác trên thị trường.
Hướng đến nâng cao hiệu quả phát triển, tạo khác biệt và bỏ xa các quốc gia khác. Trong tiếp cận, triển khai hiệu quả chính xác trên thị trường. Cũng như hiệu quả của quá trình cạnh tranh trên thị trường của các nước và khu vực hiện nay.
Tác động tiêu cực:
+ Làm sự phân hóa giàu – nghèo trong xã hội ngày càng trở nên sâu sắc hơn. Khi một số quốc gia chưa đủ năng lực, tiềm lực trong tham gia vào thị trường mở rộng. Khó khăn đối với lợi ích để thực hiện hợp tác hay mang đến thế mạnh riêng. Sự ngăn cách giữa giàu và nghèo ngày càng lớn, xã hội ngày càng bị chi phối bởi đồng tiền.
+ Tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, an ninh trật tự. Với các nghiêm trọng, phức tạp của các hành vi vi phạm trong quan hệ quốc tế. Thậm chí mất đi bản sắc dân tộc.
+ Là thách thức lớn đối với những nước đang trong quá trình phát triển. Phải tận dụng, thúc đẩy chính bản thân mình nếu không muốn bị các quốc gia khác bỏ xa.
Trên đây, công ty luật uy tín Luật Trần và Liên Danh xin gửi tới bạn đọc một số thông tin về xu thế toàn cầu hóa là hệ quả của, những tác động mà toàn cầu hoá đem lại. Hi vọng đây là những thông tin hữu ích giành cho bạn.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp