Cách mạng công nghiệp lần 1 – Những thành tựu dịch chuyển nền kinh tế

Cách mạng công nghiệp lần 1 hay Cách mạng công nghiệp 1.0, là một giai đoạn quan trọng trong lịch sử phát triển của nhân loại. Cuộc cách mạng đã làm biến đổi cách thức sản xuất, đánh dấu sự khởi đầu của thời đại công nghiệp hiện đại, đồng thời cũng có những ảnh hưởng sâu rộng trong xã hội lúc bấy giờ.

Đầu thế kỷ XVIII, nền kinh tế thế giới diễn ra với quy mô nhỏ lẻ, công việc sản xuất chủ yếu dựa vào sức lao động của con người và các nguồn lực tự nhiên như sức nước, sức gió, sức kéo của động vật… Từ đó, cách mạng công nghiệp lần 1 ra đời với mong muốn phát minh và áp dụng các loại máy móc nhằm nâng cao hiệu suất và quy mô của quá trình sản xuất, giải quyết những vấn đề hạn chế về sức lao động của con người.

Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất mở ra kỷ nguyên sản xuất mới
Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất mở ra kỷ nguyên sản xuất mới

Có thể nói, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử nhân loại – kỷ nguyên cơ khí, cơ giới hóa sản xuất. Cách mạng đã mang đến một diện mạo mới cho nền kinh tế lúc bấy giờ, sức người và các công cụ sản xuất thô sơ được thay thế bằng một hệ thống kỹ thuật mới với nguồn năng lượng từ hơi nước và than đá. Thời kỳ này được xem là giai đoạn quá độ từ nền sản xuất nông nghiệp sang nền sản xuất cơ giới trên cơ sở khoa học.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra từ những năm 60 của thế kỷ XVIII và kết thúc vào những năm 40 của thế kỷ XIX, bắt nguồn từ Anh sau đó lan rộng đến các nước châu Âu và Hoa Kỳ.

Cách mạng công nghiệp lần 1 đã có nhiều thành tựu quan trọng đặc biệt trong lĩnh vực dệt, luyện kim và giao thông vận tải.

2.1 Ngành dệt may

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất bắt đầu với sự phát triển của sản xuất hàng hóa ngành công nghiệp dệt với những cột mốc đáng chú ý:

Năm 1733, John Kay đã phát minh ra “thoi bay” (flying shuttle), giúp cho người thợ dệt không phải lao thoi bằng tay và năng suất lao động được tăng gấp đôi.

Năm 1764, James Hargreaves đã chế tạo được chiếc xe kéo sợi, kéo được 16-18 cọc sợi một lúc, giúp tăng năng suất gấp 8 lần. Ông lấy tên con gái mình là Jenny để đặt cho máy đó. Máy kéo sợi Jenny có lẽ khá quen thuộc với chúng ta trong môn lịch sử 8.

Năm 1769, Richard Arkwright đã cải tiến việc kéo sợi không phải bằng tay mà bằng sức vật, sau này còn được kéo bằng sức nước.

Arkwright’s Water Frame (replica)
Arkwright’s Water Frame (replica)

Năm 1779, Samuel Crompton đã cải tiến máy với kỹ thuật cao hơn, kéo được sợi nhỏ lại chắc, vải dệt ra vừa đẹp vừa bền.

Những phát minh trong ngành dệt cũng tác động sang các ngành khác. Lúc bấy giờ, các nhà máy dệt đều phải đặt gần sông để lợi dụng sức nước chảy, điều đó gặp phải sự bất tiện về nhiều mặt. Năm 1784, James Watt phụ tá thí nghiệm của trường Đại học Glasgow (Scotland) đã phát minh ra máy hơi nước. Nhờ phát minh này, nhà máy dệt có thể đặt bất cứ nơi nào. Không những thế phát minh này còn có thể coi là mốc mở đầu quá trình cơ giới hóa.

Máy dệt vải - Phát minh mở đầu cách mạng công nghiệp lần thứ nhất
Máy dệt vải – Phát minh mở đầu cách mạng công nghiệp lần thứ nhất

Năm 1785, phát minh đột phá trong ngành dệt là máy dệt vải của linh mục Edmund Cartwright, giúp tăng năng suất của ngành dệt lên tới 40 lần.

2.2 Ngành luyện kim

Thời kỳ này, ngành luyện kim cũng có những bước tiến lớn. Là một trong những thành tựu cách mạng công nghiệp lần 1 quan trọng nhất, mở đầu với phương pháp luyện sắt “puddling” của Henry Cort vào năm 1784. Mặc dù phương pháp này đã giúp cho ngành luyện kim tạo ra được sắt có chất lượng hơn nhưng lại không đáp ứng được yêu cầu về độ bền của máy móc. Đến năm 1885, Henry Bessemer đã phát minh ra lò luyện gang thành thép lỏng, đã đáp ứng được yêu cầu về số lượng và chất lượng thép hồi đó.

Lò luyện gang của Henry Bessemer đã mở ra những bước tiến đột phá trong ngành công nghiệp này
Lò luyện gang của Henry Bessemer đã mở ra những bước tiến đột phá trong ngành công nghiệp này

2.3 Ngành giao thông vận tải

Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất cũng diễn ra trong ngành giao thông vận tải mang đến những đổi mới quan trọng trong cách thức di chuyển lúc bấy giờ. Hoạt động thương mại ngày càng mở rộng dẫn đến sự hình thành của các kênh đào giao thông và đường sắt.

Năm 1804 chiếc đầu xe lửa chạy bằng hơi nước đầu tiên ra đời với vận tốc lên đến 14 dặm/h.

Năm 1807, Robert Fulton lại chế tạo ra tàu thủy chạy bằng hơi nước thay thế cho những mái chèo hay những cánh buồm.

Chiếc đầu máy xe lửa đầu tiên chạy bằng hơi nước
Chiếc đầu máy xe lửa đầu tiên chạy bằng hơi nước

Năm 1814, Stephenson phát minh ra chiếc đầu máy xe lửa đầu tiên chạy bằng hơi nước. Đến năm 1829, vận tốc xe lửa đã lên tới 14 dặm/giờ. Thành công này đã làm bùng nổ hệ thống đường sắt ở châu Âu và châu Mỹ.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã mở ra một thời kỳ mới của sự tiến bộ và phát triển trong lịch sử nhân loại. Sự đổi mới trong máy móc và nguồn năng lượng đã làm thay đổi đáng kể cách mà công nghiệp và sản xuất được thực hiện trong thời kỳ này và những giai đoạn phát triển sau đó. Làm chuyển biến nền sản xuất nhỏ lẻ, thủ công sang sản xuất lớn bằng máy móc, nâng cao năng suất lao động, làm ra khối lượng sản phẩm lớn cho xã hội. Những thành tựu đạt được trong thời kỳ này chính là tiền đề cho nền kinh tế thời đại mới.

Công nhân đã có hành động phản đối khi các chủ nhà máy bắt đầu thay thế người lao động bằng máy móc
Công nhân đã có hành động phản đối khi các chủ nhà máy bắt đầu thay thế người lao động bằng máy móc

Bên cạnh sự chuyển biến tích cực của nền kinh tế, cách mạng công nghiệp lần 1 cũng có những ảnh hưởng sâu sắc đến tình xã hội lúc bấy giờ. Tiêu biểu như năm 1811-1812, ở Anh đã nổ ra phong trào đập phá máy móc. Công nhân dệt muốn loại bỏ bộ máy đang lấy đi công việc của họ và muốn mọi thứ quay trở lại như trước đây.

Phong trào bắt đầu ở Arnold, Nottinghamshire, vào năm 1811. Ngay sau đó các công nhân dệt bất mãn trên khắp đất nước đã tham gia các cuộc biểu tình phản đối những thay đổi công nghiệp và việc chính phủ từ chối thực hiện mức lương lao động tối thiểu. Những lá thư đe dọa đã được gửi đến người sử dụng lao động, cảnh báo họ phải di dời máy móc ra khỏi cơ sở của họ. Nếu họ từ chối tuân theo, các nhóm Luddite – thường đeo mặt nạ và hoạt động dưới màn đêm, sẽ đột nhập vào các nhà máy, nhà máy, đập phá và đốt các khung dệt. Luddite là những công nhân dệt may lành nghề, chủ yếu đến từ Nottinghamshire, Yorkshire và Lancashire, những người có sinh kế bị đe dọa do việc đưa máy dệt và khung đan tự động vào nơi làm việc của họ vào đầu thế kỷ 19.

Cách mạng công nghiệp đã trải qua một hành trình phát triển từ giai đoạn đầu thế kỷ XVIII đến hiện tại, trải qua nhiều “phiên bản” với sự thay đổi đáng kể về công nghệ và ảnh hưởng đến xã hội. Từ Cách mạng công nghiệp 1.0 với sự xuất hiện của máy móc cơ giới hóa đầu tiên, đến Cách mạng công nghiệp 4.0 với sự kết hợp của trí tuệ nhân tạo, Big Data, và Internet of Things. Mỗi giai đoạn đều đặt ra những thách thức và cơ hội mới, định hình lại cách chúng ta sản xuất, làm việc, và tương tác với thế giới xung quanh.

Thế giới trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với những thành tựu đột phá
Thế giới trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với những thành tựu đột phá

Dù là thời kỳ nào đi chăng nữa, các cuộc cách mạng công nghiệp luôn hướng đến những giải pháp giúp cho cuộc sống – xã hội con người hiện đại, tiện nghi và thoải mái hơn. Trong hành trình phát triển đó, Luci mang đến những giải pháp ứng dụng IoT trong quản lý đô thị thông minh, mang đến một trải nghiệm sống tiện nghi và đẳng cấp cho cư dân đô thị. Giải pháp của công ty cổ phần Luci bao gồm:

Luci RMS – Giải pháp đô thị thông minh toàn diện từ quản lý điều hành, an ninh, giao thông, môi trường, y tế cho đến cuộc sống tiện nghi của người dân.

Luci iBMS – Giải pháp quản lý tòa nhà thông minh, tiện nghi và bền vững.

Luci Lighting – Giải pháp chiếu sáng hiệu quả cho đô thị hiện đại

Luci IOC – Trung tâm điều hành thông minh là nơi tập trung dữ liệu từ các hệ thống đô thị thông minh, giúp các cơ quan quản lý đô thị có thể theo dõi, giám sát và điều hành đô thị từ xa một cách hiệu quả

Luci Asset Management – Giải pháp quản lý tài sản hiệu quả, chìa khóa thành công cho doanh nghiệp.

Đội ngũ Luci hân hạnh được đồng hành cùng quý khách trên hành trình hướng tới phát triển bền vững – mục tiêu chung của mọi quốc gia, doanh nghiệp trên thế giới. Mọi thông tin chi tiết, Quý khách vui lòng liên hệ Luci theo địa chỉ:

Trụ sở Hà Nội: Tầng 2, toà New Skyline, Đường Nguyễn Khuyến, Phường Văn Quán, Quận Hà Đông, Tp. Hà Nội.

Văn phòng Hồ Chí Minh: Tầng 8, Tòa nhà Pearl Plaza, Số 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

Hotline: 0888 729 119

Website: www.luci.vn

Email: hr@luci.vn