Bậc lương đại học là gì và các hệ số lương tính như thế nào? Bài viết này của Glints sẽ làm rõ sự phức tạp trong quá trình xây dựng bậc lương của nhà nước và doanh nghiệp, phải thỏa mãn các quy định của nhà nước vừa phải phù hợp với công sức của người lao động bỏ ra.
Bạn có thể tìm hiểu quy định đối với cán bộ nhà nước có nhiều bậc lương dựa vào tính chất công việc, chênh lệch tối thiểu và lương tối đa. Ngoài ra còn có chế độ với người lao động bình thường, lương dựa theo định hướng của doanh nghiệp, quy định pháp luật và tính chất công việc.
Bạn đang xem: Bậc Lương Đại Học Và Các Hệ Số Lương Đại Học Bạn Cần Biết
Hệ số lương, bậc lương Đại học là gì?
Để có thể hiểu rõ về bậc lương Đại học, chúng ta cùng tìm hiểu thêm về khái niệm bậc lương và hệ số lương nhé.
Khái niệm bậc lương
Bậc lương là số lượng các mức thăng tiến trong mỗi ngạch của người lao động. Mỗi một ngạch lương tương ứng một hệ số lương nhất định, dao động từ 5-10 bậc số lượng bậc lương trong mỗi ngạch.
Sự biết thiên cần thiết của mức lương tối thiểu đến tối đa trong ngạch tạo ra từ việc mỗi ngạch sẽ có số lượng bậc lương nhất định. Bậc lương được sắp xếp theo thứ tự tăng dần ở mỗi ngạch lương trong thang bảng lương, bậc lương càng cao ứng với hệ số càng cao. Người lao động luôn hướng đến việc tăng bậc lương để hưởng mức lương cao hơn.
Bậc lương Đại học là gì?
Số lượng của các mức về thăng tiến mức lương tại mỗi ngạch lương của giảng viên, trợ giảng của hệ Đại học được gọi là bậc lương Đại học. Mỗi bậc lương tương ứng với một hệ số lương nhất định, thường dao động từ bậc 6 đến bậc 8, tùy thuộc vào là vị trí giảng viên hạng I, hạng II, hạng III.
Bậc lương Đại học không chỉ đảm bảo quyền và lợi ích cho giảng viên mà còn tạo ra việc thúc đẩy việc hoàn thành nhiệm vụ, nâng cao trình độ của giảng viên nói riêng và học viên nói chung.
Khái niệm hệ số lương
Hệ số lương là chỉ số thể hiện sự chênh lệch mức tiền lương giữa các vị trí, cấp bậc công việc khác nhau dựa trên yếu tố trình độ, bằng cấp.
Xem thêm : Bản quyền thuộc: thị trấn Yên Thịnh, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình
Hệ số lương dùng để tính mức lương cho các cán bộ nhà nước hoặc cũng có thể được dùng làm căn cứ để tính mức lương cơ bản, phụ cấp và các chế độ cho nhân viên trong các doanh nghiệp.
Đọc thêm: Bật Mí Kinh Nghiệm Và Công Việc Trợ Giảng Tiếng Anh Cần Làm Những Gì
Các loại lương giảng viên Đại học
Ở bậc Đại học, có rất nhiều khái niệm phân loại giảng viên khác nhau vì ngoài giảng viên chính hoặc trong biên chế sẽ còn giảng viên hợp đồng, giảng viên thuê ngoài. Mỗi vị trí giảng dạy lại đòi hỏi bằng cấp và trình độ khác nhau.
Lương giảng viên Đại học không chỉ dựa vào số tiết dạy. Mức lương giảng viên Đại học sẽ phụ thuộc vào các bậc lương cùng ngạch lương, hệ số lương.
Hiện nay có các loại lương giảng viên Đại học như sau:
- Lương giảng viên chính thức
- Lương giảng viên hợp đồng
- Lương giảng viên vào biên chế
- Lương giảng viên viên chức
- Lương giảng viên đã nghỉ hưu
- Lương giảng viên thuê ở ngoài
Đọc thêm: Lương Net Và Lương Gross Là Gì? Cách Tính Lương Net Và Lương Gross
Chi tiết các bậc lương Đại học
Công thức tính lương giảng viên
Cách tính lương theo bậc lương Đại học của giảng viên dựa vào công thức sau:
Tổng lương được nhận = Lương + phụ cấp ưu đãi – bảo hiểm xã hội
Trong đó:
- Lương = Hệ số lương x 1.6 triệu đồng
- Phụ cấp ưu đãi = lương x 30%
- Tiền đóng bảo hiểm xã hội = lương x 10,5%
Xem thêm : Sữa rửa mặt Cetaphil Gentle Skin Cleanser dịu nhẹ, nâng niu làn da
Ví dụ: Lương của một giảng viên đại học là 24 triệu đồng, phụ cấp ưu đãi là 7.2 triệu đồng, tiền đóng bảo hiểm xã hội là 2.5 triệu đồng. Vậy tổng lương được nhận sau khi tính hệ số là: 24 triệu đồng + 7.2 triệu đồng – 2.5 triệu đồng = 28.7 triệu đồng.
Các bậc lương Đại học
Theo Nghị định 49/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ, áp dụng từ tháng 7/2013, phân loại nhóm ngạch cùng các bậc lương của công nhân viên chức nói chung và giảng viên Đại học nói riêng, từ đó đưa ra hệ số lương Đại học cho từng mức lương cụ thể cho các vị trí công tác khác nhau. Cụ thể:
- Viên chức loại A3: Trong đó bao gồm những giảng viên cao cấp thuộc A3.1 và A3.1 đối với hệ số lương cùng mức lương đang nhận. Tuy nhiên, sẽ có những sự khác biệt về cấp bậc và thưởng.
- Viên chức thuộc nhóm A2: Có nhóm giảng viên chính được chia ra làm nhiều cấp bậc để hưởng lương.
- Viên chức loại A1: Với nhóm giảng viên thông thường.
Các hệ số lương Đại học
Hệ số lương bậc 3 đại học là bao nhiêu? Còn hệ số lương bậc 1 đại học và hệ số bậc 2 đại học thì sao? Các đối tượng giảng viên Đại học sẽ được xếp lương theo quy định của Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT, cụ thể sẽ có các hệ số lương Đại học như sau:
- Giảng viên cao cấp hạng I: Áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3, nhóm A3.1 từ 6,2 – 8,0.
- Giảng viên chính hạng II: Áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1 từ 4,4 – 6,78.
- Giảng viên hạng III, Trợ giảng hạng III: Áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 từ 2,34 – 4,98.
Hệ số lương bậc 4 đại học cho giảng viên ở lần lượt các cấp hạng I, II, III là:
- Hạng I: Mức hệ số lương là 7.28
- Hạng II: Mức hệ số lương là 5.42
- Hạng III: Mức hệ số lương là 3.33
Để nâng bậc lương đại học và hệ số bậc lương của đại học, giảng viên không chỉ cần thâm niên mà cả thể hiện sự hiệu quả trong công việc.
Đọc thêm: Bộ 10 Câu Hỏi Phỏng Vấn Giáo Viên Tiếng Anh Thường Gặp Nhất
Nguyên tắc xây dựng bảng lương bậc Đại học
Ngoài việc dựa trên ngạch lương và hệ số lương còn có một số nguyên tắc khác, không chỉ áp dụng cho các khung bậc lương giảng viên chính quy Đại học mà còn là cơ sở áp dụng xây dựng thang bảng lương cho nhiều tổ chức khác ngoài ngành.
- Mức lương khởi điểm của giảng viên Đại học không được thấp hơn mức Chính phủ quy định.
- Khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể người lao động tại doanh nghiệp.
- Công bố công khai và gửi các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác minh.
- Hệ số bảng lương phụ thuộc vào độ phức tạp quản lý không chỉ thực tế công việc hay trình độ nhân viên và phải được xây dựng công bằng, bình đẳng.
- Thường xuyên rà soát lại bảng lương cho phù hợp với tình hình thực tế.
- Những công việc có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động bình thường.
Kết
Trên đây là toàn bộ nội dung được đúc kết và chắt lọc kỹ lưỡng về Hệ thống bậc lương Đại học và hệ số lương cơ bản đại học tại Việt Nam. Vui lòng gửi phản hồi qua website Glints nếu như có những ý kiến đóng góp hoặc những thắc mắc cần giải đáp!
Tác Giả
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp