Hệ số bậc lương công nhân

Hướng dẫn cách tính lương công nhân

Cách tính lương cơ bản của công nhân

Theo quy định, lương cơ bản của công nhân không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo quy định của pháp luật tại thời điểm ký kết Hợp đồng Lao động. Đặc biệt, đối với công nhân đã qua học nghề thì phải được cộng thêm cao hơn ít nhất 7% lương tối thiểu.

Theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ, kể từ ngày 01/01/2021, mức lương cơ bản sẽ được quy định như sau:

  • Lương tối thiểu vùng I: 4.420.000 đồng/tháng.
  • Lương tối thiểu vùng II: 3.920.000 đồng/tháng.
  • Lương tối thiểu vùng III: 3.430.000 đồng/tháng.
  • Lương tối thiểu vùng IV: 3.070.000 đồng/tháng.

Như vậy, nếu công nhân đang làm việc tại vùng I và có bằng đào tạo nghề (trung cấp, cao đẳng) thì mức lương thấp nhất mà người lao động sẽ được nhận là: 4.420.000 * 107% = 4.729.400 đồng/tháng.

Cách tính lương công nhân theo lĩnh vực đặc thù

Đối với từng lĩnh vực lao động, cách tính lương công nhân sản xuất sẽ được tính theo hệ số lương của ngành nghề đặc thù. Theo quy định của Nhà nước hiện nay, thang lương công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất sẽ được chia làm 2 mã số A và B (Nghị định số 205/2004/NĐ-CP), gồm:

  • Mã số A gồm thang lương 7 bậc – 7 hệ số (A.1) và thang lương 6 bậc – 6 hệ số (A.2), chia 3 nhóm theo mức độ nặng nhọc và tính phức tạp của công việc.
  • Mã số B gồm 15 ngành, mỗi ngành có số lượng bậc lương – hệ số lương khác nhau.

Theo đó, cách tính lương công nhân của một số ngành cụ thể sẽ được tính như sau:

Cách tính lương công nhân xây dựng

Áp dụng mã số A.2 (thang lương 6 bậc – 6 hệ số), dùng cho các ngành chế biến lương thực, thực phẩm; dệt, thuộc da, giày may; nông nghiệp thuỷ lợi, thuỷ sản; lâm nghiệp; xây dựng; dầu khí; khai thác hầm lò. Cụ thể:

  • Nhóm I: hệ số lương các bậc là : 1,55 – 1,85 – 2,22 – 2,65 – 3,18 – 3,8
  • Nhóm II: 1,67 – 2,01 – 2,42 – 2,9 – 3,49 – 4,2
  • Nhóm III: 1,78 – 2,13 – 2,56 – 3,06 – 3,67 – 4,4

Ví dụ, công nhân xây dựng, được xếp vào nhóm II và đang hưởng lương bậc VI với hệ số 4,2 , được phụ cấp 700.000 đồng/tháng thì mức lương tháng hiện tại của công nhân đó là:

Mức lương = (1.300.000 x 4,2) + 700.000 = 6.160.000 đồng/tháng

Cách tính lương công nhân may

Áp dụng mã số A.2 (thang lương 6 bậc – 6 hệ số). Ví dụ, nếu một công nhân may được xếp vào nhóm I và đang hưởng lương bậc V với hệ số lương 3.18, được phụ cấp 800.000 đồng/tháng thì mức lương tháng sẽ được tính như sau:

Mức lương = (1.300.000 x 3,18) + 800.000 = 4.934.000 đồng

Cách tính lương công nhân theo sản phẩm

Trả lương theo sản phẩm là hình thức tính lương công nhân được nhiều doanh nghiệp áp dụng, đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, chế tạo. Trong đó, mức lương được quy định bởi đơn giá sản phẩm được giao và số lượng, chất lượng sản phẩm (tổng số sản phẩm hoàn thành, số sản phẩm hoàn thành/giờ hoặc % số sản phẩm hoàn thành đúng quy chuẩn, v.v. tùy theo quy định của công ty). Về cơ bản, số tiền lương theo sản phẩm được tính như sau: Số tiền lương = Sản lượng sản phẩm * Đơn giá sản phẩm.

Tổng kết

Có thể nói, công việc lập bảng lương và tính lương là một nghiệp vụ hành chính – nhân sự quan trọng, có ảnh hưởng đến quyền lợi của từng nhân viên. Nếu quy trình tính lương không được xây dựng chỉn chu và đảm bảo độ tin cậy, sẽ có rất nhiều sai sót và vấn đề rắc rối nảy sinh. Vì vậy, việc tìm kiếm và áp dụng một hệ thống phần mềm tính lương phù hợp với nhu cầu và quy mô doanh nghiệp là một yêu cầu không thể thiếu trong quy trình vận hành của doanh nghiệp trong thời đại 4.0.

Hy vọng những chia sẻ trên đây đã cung cấp đầy đủ thông tin tổng quan hữu ích về cách tính lương công nhân cho doanh nghiệp. Để nhận tư vấn và được hỗ trợ nhanh chóng nhất về hệ thống giải pháp phần mềm tính lương công nhân hiệu quả, bạn vui lòng liên hệ ngay với đội ngũ ACC hoặc để lại câu hỏi dưới phần bình luận nhé!