Quan hệ từ là từ nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu ấy với nhau: và, với, hay, hoặc, nhưng, mà, thì, của, ở, tại, bằng, như, để, về.. Bài viết này sẽ hỗ trợ đặt câu với quan hệ từ hễ – thì.
- 3 cách kiểm tra cấu hình laptop Win 10, 11 nhanh chóng
- Học phí đại học Văn Hiến – VHU năm học 2021
- Hỏi: Không Có CMND, CCCD Có Làm Hộ Chiếu Được Không?
- Đổi mới quá trình đối chất trong điều tra vụ án hình sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
- [Tư vấn] Cao 1m60 đi xe đạp size bao nhiêu phù hợp nhất?
Đặt câu với quan hệ từ hễ – thì
Bạn đang xem: đặt câu với quan hệ từ hễ thì
+ Hễ cứ bị mắng là nó lại loa cái mồm lên.
+ Hễ trời mưa to tôi lại có cớ để nghỉ học.
+ Hễ được điểm cao thì nó lại lon ton chạy đi khoe khắp xóm.
Bài tập thực hành về quan hệ từ
Bài 1:
Tìm quan hệ từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong từng câu dưới đây:
a) Em chăm chỉ hiền lành…anh thì tham lam , lười biếng.
b) Tôi khuyên nó ….nó vẫn không nghe.
c) Mưa rất to…..gió rất lớn.
d) Cậu đọc ….tớ đọc ?
Bài 2:
Tìm cặp quan hệ từ thích hợp điền vào chỗ trống trong từng câu sau:
a) …..tôi đạt học sinh giỏi….bố mẹ thưởng cho tôi một chiếc xe đạp.
b) …..trời mưa…..lớp ta sẽ hoãn đi cắm trại.
c) …..gia đình gặp nhiều khó khăn….bạn Nam vẫn phấn đấu học tốt.
d) …..trẻ con thích xem phim Tây Du Kí….người lớn cũng rất thích.
*Đáp án :
a) Vì….nên…
b) Nếu…thì…
Xem thêm : Mặt nạ rau diếp cá có tốt?
c) Tuy…nhưng….
d) Không những…..mà….
Bài 3 :
Xác định các vế câu và các QHT , cặp QHT trong từng câu ghép dưới đây :
a) Tại lớp trưởng vắng mặt nên cuộc họp lớp bị hoãn lại.
b) Vì bão to nên cây cối đổ nhiều.
c) Nó không chỉ học giỏi Toán mà nó còn học giỏi Tiếng Việt.
d) Do nó học giỏi văn nên nó làm bài rất tốt.
Bài 4:
Từ mỗi câu ghép ở BT3 , hãy tạo ra một câu ghép mới bằng cách thay đổi vị trí của các vế câu( có thể thêm, bớt một vài từ )
*Đáp án :
VD :a) Cuộc họp lớp bị hoãn lại vì lớp trưởng vắng mặt.
Bài 5 :
Tìm nghĩa ở cột B nối với từ thích hợp ở cột A:
A B
Do a) Biểu thị điều sắp nêu ra là nguyên nhân dẫn đến kết quả tốt đẹp được nói đến
Tại b) Biểu thị điều sắp nêu ra là nguyên nhân của sự việc được nói đến
Nhờ c) Biểu thị điều sắp nêu ra là nguyên nhân của sự việc không hay được nói đến
*Đáp án :
a) Nhờ
b) Do
c) Tại
Bài 6 :
Hãy xác định ý nghĩa các cặp QHT có trong các câu dưới đây :
a) Nếu trời trở rét thì con phải mặc áo ấm.
b)Do cha mẹ quan tâm dạy dỗ nên em bé rất ngoan.
c) Tuy Nam không được khoẻ nhưng Nam vẫn đi học.
d) Mặc dú nhà nó xa nhưng nó không bao giờ đi học muộn .
e) Không những nó học giỏi mà nó còn hát rất hay.
Bài 7 :
Điền vế câu thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến sau:
a) Lan không chỉ chăm học ….
b) Không chỉ trời mưa to….
c) Trời đã mưa to…..
d) Đứa trẻ chẳng những không nín khóc ….
*Đáp án :
a) …..mà Lan còn chăm làm.
b) ……mà gió còn thổi rất mạnh.
c) ……lại còn gió rét nữa.
d) …..mà nó lại còn khóc to hơn.
Mọi người cùng hỏi:
Câu hỏi 1: Quan hệ từ “hễ thì” có ý nghĩa gì trong ngữ cảnh?
Trả lời: Quan hệ từ “hễ thì” thường được sử dụng để chỉ một điều kiện hoặc tình huống, và nói rằng khi điều kiện đó xảy ra, thì một kết quả nào đó sẽ xảy ra theo sau.
Câu hỏi 2: Bạn có thể cho một ví dụ về cách sử dụng quan hệ từ “hễ thì” trong một câu?
Trả lời: Chắc chắn! Ví dụ: “Hễ thì trời mưa, tôi sẽ mang theo ô.”
Câu hỏi 3: Liệu có sự khác nhau giữa quan hệ từ “hễ thì” và “nếu”?
Trả lời: Có, hai từ này khác nhau. “Hễ thì” thường mang ý nghĩa tương đối chắc chắn, thường đi kèm với một sự kiện thường xuyên xảy ra, trong khi “nếu” thường ám chỉ một điều kiện có thể xảy ra hoặc không xảy ra.
Câu hỏi 4: Có thể dùng quan hệ từ “hễ thì” trong tình huống gì?
Trả lời: Quan hệ từ “hễ thì” thường được sử dụng để diễn tả một kết quả có thể dự đoán hoặc xuất hiện khi một điều kiện cụ thể xảy ra. Ví dụ: “Hễ thì anh ấy đến, tôi sẽ bắt đầu cuộc họp.”
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp