Hệ thống bôi trơn là bộ phận quan trọng nhất trong động cơ, giúp làm mát, duy trì và kéo dài tuổi thọ. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều khách hàng chưa thật sự hiểu rõ về hệ thống này cũng như chức năng, nhiệm vụ chính. Bài viết sau đây sẽ cung cấp một số kiến thức cơ bản về hệ thống bôi trơn, đừng bỏ lỡ bài viết nhé!
- Thịt nọng heo, phần thịt đắt nhất của con lợn, làm món này ăn ngon "nuốt lưỡi"
- Giải thích câu tục ngữ "Đi một ngày đàng học một sàng khôn" (4 mẫu)
- Nhuộm tóc màu nâu trà sữa không tẩy – Công thức nhuộm nâu trà sữa hot trend cực keo
- 33 Điểm du lịch phú quốc nổi tiếng hút khách không thể bỏ qua
- Đơn vị cấu tạo nên hệ thần kinh là
Hệ thống bôi trơn là gì?
Hệ thống bôi trơn là bộ phận cực kỳ quan trọng trong bất kỳ loại máy móc, động cơ nào. Hệ thống bôi trơn giúp phân phối nhớt đến các chi tiết trong động cơ nhằm giảm lực ma sát, hạ nhiệt trong suốt quá trình hoạt động.
Bạn đang xem: Tìm hiểu hệ thống bôi trơn, cấu tạo và nguyên lý hoạt động
Hệ thống bôi trơn còn đóng vai trò như một bộ phận lọc tạp chất chứa trong dầu nhờn sau quá trình tẩy rửa các mặt ma sát. Đồng thời bảo vệ tính lý – hóa của dầu nhờn bằng cách làm mát nó.
Nhờ có hệ thống bôi trơn đưa dầu nhờn đến các chi tiết mà máy móc đỡ bị hoen gỉ, các kẽ hở giữa pittông và xilanh được bao kín, giúp động cơ hoạt động trơn tru, êm ái hơn.
Có rất nhiều loại dầu nhờn được sử dụng cho hệ thống bôi trơn và tùy thuộc vào cường độ hóa của động cơ cũng như mức độ phụ tải ổ trục, tính năng tốc độ. Người vận hành nên kiểm tra và lựa chọn dầu nhờn phù hợp để bảo vệ và tăng tuổi thọ động cơ, giảm tiêu hao năng lượng, đem lại hiệu quả làm việc tốt hơn.
Hệ thống bôi trơn giúp phân phối nhớt đến các chi tiết trong động cơ nhằm giảm lực ma sát, hạ nhiệt trong suốt quá trình hoạt động
Các bộ phận chính của hệ thống bôi trơn
Hệ thống bôi trơn gồm 4 bộ phận chính đó là bơm dầu, lọc dầu, thông gió hộp trục khuỷu, két làm mát dầu. Mỗi bộ phận đều đem lại công dụng riêng trong quá trình hoạt động của hệ thống, cùng tìm hiểu cụ thể về chúng trong nội dung tiếp theo nhé!
Bơm dầu
Bộ phận này có tác dụng trong việc cung cấp dầu nhờn áp lực cao đến các bề mặt thường xuyên bị ma sát liên tục để bôi trơn và làm mát, tránh hư hỏng trong suốt quá trình làm việc.
Có rất nhiều loại bơm dầu được sử dụng hiện nay như pittông, trục vít, phiến trượt, tuy nhiên loại bánh răng là phổ biến nhất.
Bộ phận lọc dầu
Bộ phận lọc dầu trong hệ thống bôi trơn đóng vai trò cực kỳ quan trọng, giúp giữ lại toàn bộ cặn bẩn khi dầu đi qua các chi tiết máy. Giúp dầu luôn đạt độ sạch nhất định, hạn chế tình trạng ổ trục bị mài mòn, kẹt, hư hỏng do tạp chất gây ra. Các tạp chất thường thấy trong màng lọc dầu sau một thời gian sử dụng đó là muội than, cát, bụi, tạp chất trong không khí, mạt kim loại,…
Xem thêm : Trì hoãn là gì? Nguyên nhân, tác hại của bệnh trì hoãn và cách khắc phục
Hiện nay, người ta thường ứng dụng khá nhiều loại bầu lọc dầu, có thể kể đến như: lọc hóa chất, từ tính, ly tâm, thấm, cơ khí,…
Bộ phận lọc dầu trong hệ thống bôi trơn đóng vai trò cực kỳ quan trọng, giúp giữ lại toàn bộ cặn bẩn khi dầu đi qua các chi tiết máy
Thông gió hộp trục khuỷu
Bộ phận thông gió hộp trục khuỷu có công dụng lớn trong việc hạ nhiệt, làm mát động cơ để tránh làm ảnh hưởng đến tính chất lý – hóa của dầu nhờn. Thông gió hộp trục khuỷu cũng góp phần bảo vệ dầu nhờn khỏi tình trạng ô nhiễm, phân hủy khi tạp chất cháy trong quá trình hoạt động.
Hiện nay có 2 phương pháp thông gió hộp trục khuỷu phổ biến nhất đó là thông gió kín (cưỡng bức) và hở (gió tự nhiên).
Két làm mát dầu
Các bộ phận trong hệ thống bôi trơn đều hoạt động bổ trợ cho nhau, giúp quá trình hoạt động luôn trơn tru, êm ái. Vì vậy, két làm mát dầu có nhiệm vụ bảo đảm nhiệt độ của dầu nhờn luôn ở mức ổn định, không để xảy ra tình trạng quá nóng làm hư hỏng, gián đoạn quá trình hoạt động.
Có hai cách thường được ứng dụng trong két làm mát dầu đó là dùng không khí hoặc nước.
Các phương pháp bôi trơn động cơ thông thường
Hệ thống bôi trơn thường được thiết kế với 4 phương pháp phổ biến nhất.
Phương pháp bôi trơn bằng vung té dầu
Phương pháp này được hiểu là các chi tiết như các-te, xilanh sẽ nhận được dầu từ quá trình vung té dầu khi bánh răng, thanh truyền, trục khuỷu hoạt động. Ngoài ra, kết cấu hứng dầu của các chi tiết cần bôi trơn khác trong động cơ cũng sẽ nhận được nhờ vung té dầu dạng phun sương rơi vào.
Nguyên lý làm việc của hệ thống bôi trơn bằng vung té dầu khá đơn giản nhưng lại khó tính toán và đảm bảo lượng dầu đủ dùng cho các cổ trục. Vì vậy, phương pháp này chỉ được dùng cho các loại động cơ có công suất nhỏ như máy bơm, thuyền máy và thường không ứng dụng trong xe ô tô, xe tải.
Phương pháp bôi trơn hỗn hợp
Đây là phương pháp kết hợp giữa vung té dầu và cưỡng bức để bôi trơn động cơ. Trong khi phương pháp bôi trơn vung té dầu dùng cho các chi tiết như ống dẫn hướng, thân xupap, con đội, mặt gương xilanh và pittông thì phương pháp bôi trơn cưỡng bức sẽ sử dụng cho các chi tiết phải chịu tải trọng lớn như bạc đòn mở của cấu trúc phân phối khí, bạc đầu to thanh truyền, bạc cổ trục chính.
Hệ thống bôi trơn cưỡng bức
Xem thêm : Danh sách 20 bộ phim quái vật đáng xem nhất 2024 mà các bạn nên trải nghiệm ngay
Phương pháp này thường có cấu tạo phức tạp và chỉ ứng dụng cho các động cơ đặc biệt, dầu được chứa ở thùng thay vì các-te.
Hệ thống bôi trơn cưỡng bức sẽ đưa dầu đến các bề mặt thường xuyên bị ma sát để làm sạch, hạ nhiệt, đem đến hiệu suất hoạt động tốt nhất. Dầu bôi trơn trong hệ thống luôn được lưu động tuần hoàn và đảm bảo duy trì ở mức áp suất ổn định.
Phương pháp này thường có cấu tạo phức tạp và chỉ ứng dụng cho các động cơ đặc biệt, dầu được chứa ở thùng thay vì các-te
Bôi trơn bằng dầu pha vào nhiên liệu
Hệ thống bôi trơn ứng dụng phương pháp này được thiết kế cho động cơ xăng 2 kỳ có 3 cửa nạp – xả – thổi trên xilanh và các-te chứa hòa khí.
Theo đó, hỗn hợp dầu bôi trơn và nhiên liệu theo tỷ lệ 1/20 – 1/25 sẽ được pha theo 3 cách như sau:
- Cách 1: Dầu sẽ được phun trực tiếp vào vị trí bướm ga hoặc ống khuếch tán.
- Cách 2: Chứa dầu và nhiên liệu trong 2 bình riêng biệt, khi hoạt động sẽ được hòa trộn song song, theo định lượng đã quy định.
- Cách 3: Hòa trộn dầu và nhiên liệu theo tỷ lệ đã quy định trước khi cho vào hệ thống bôi trơn.
Nguyên lý hoạt động của phương pháp bôi trơn này khá đơn giản nhưng lại được đánh giá là kém an toàn vì khó kiểm soát lượng dầu cần thiết. Muội than bị đốt cháy trong quá trình hoạt động sẽ bám lên pittông, làm giảm khả năng thoát nhiệt, gây nên hiện tượng bugi đoản mạch do động cơ quá nóng. Ngoài ra, nếu lượng dầu và nhiên liệu pha ít hơn sẽ làm giảm khả năng bôi trơn, dẫn đến pittông bị kẹt trong xilanh.
Các hư hỏng thường gặp ở hệ thống bôi trơn
Hệ thống bôi trơn động cơ thường rất ít xảy ra hư hỏng nếu người dùng thường xuyên kiểm tra và sử dụng đúng cách. Tuy nhiên, khi hệ thống này gặp trục trặc ở đâu đó, dù là một vấn đề nhỏ cũng gây hư hỏng nặng nề đến toàn bộ động cơ. Một số hư hỏng ở hệ thống bôi trơn có thể gặp trong suốt quá trình vận hành có thể kể đến như:
- Chất lượng dầu bị giảm sút về mặt lý – hóa, cơ tính hay độ nhớt.
- Đường dẫn dầu bị tắc nghẽn hoặc không kín khít, làm gián đoạn quá trình bôi trơn.
- Van điều tiết áp suất dầu bị kẹt làm mất khả năng điều chỉnh.
- Két làm mát dầu bị rò rỉ.
Đây là những hư hỏng thường gặp nhất khi vận hành hệ thống bôi trơn trong một khoảng thời gian nhất định. Các hư hỏng này sẽ gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho động cơ, khiến người dùng phải mất nhiều thời gian, tiền bạc để sửa chữa, thay mới.
Hệ thống bôi trơn cực kỳ quan trọng, đóng vai trò điều tiết hoạt động, làm mát, bảo vệ và kéo dài tuổi thọ cho động cơ. Vì vậy, người dùng cần kiểm tra thường xuyên tình trạng hoạt động cũng như tra dầu thường xuyên để tránh hỏng hóc không đáng có.
Nếu khách hàng có nhu cầu tìm kiếm các loại xe ô tô khách thương mại, hãy liên hệ cho Công ty TNHH Ô tô TC Việt Nam qua hotline để được tư vấn vềcác loại xe khách như xe khách 29 chỗ, 35 chỗ,… bảng giá xe khách ngay hôm nay.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp