1. Ngân hàng là gì?
Ngân hàng là gì? Đó chính là một tổ chức tài chính có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ và sản phẩm tài chính cho khách hàng, bao gồm lưu trữ tiền, cho vay tiền, chuyển khoản tiền, đầu tư và tư vấn tài chính. Ngân hàng có thể là công ty tư nhân hoặc công ty cổ phần và được quản lý, giám sát bởi các cơ quan chính phủ.
Bởi những ảnh hưởng của ngân hàng đối với hệ thống tài chính nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung, nên chúng được quy định khá gắt gao trong luật lệ của hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Bạn đang xem: Ngân hàng là gì? Tìm hiểu về ngân hàng cấp 1, cấp 2
Các ngân hàng hầu như hoạt động theo một hệ thống được gọi là hoạt động ngân hàng dự trữ phân đoạn. Điều này có nghĩa là ngân hàng sẽ chỉ giữ lại một phần nhỏ số tiền được gửi vào, phần còn lại sẽ được họ cho vay nhằm mục đích sinh lời.
1.1. Những sản phẩm của ngân hàng
Để bắt kịp nhu cầu phát triển của xã hội, đồng thời đáp ứng nhu cầu ngày một tăng cao và phức tạp của người tiêu dùng, hiện nay các ngân hàng cung cấp cho chúng ta đa dạng các sản phẩm và dịch vụ khác nhau. Dưới đây là một số sản phẩm thông dụng của ngân hàng mà bạn có thể tham khảo:
- Tài khoản tiền gửi: là dịch vụ cho phép khách hàng gửi tiền vào tài khoản và nhận lãi suất.
- Thẻ thanh toán (thẻ ghi nợ): là một loại thẻ cho phép khách hàng rút tiền mặt từ máy ATM hoặc thanh toán trực tiếp tại các cửa hàng.
- Thẻ tín dụng: là một loại thẻ cho phép khách hàng mua sắm và thanh toán hàng hóa, dịch vụ trực tuyến hoặc tại các cửa hàng.
- Khoản vay: là dịch vụ cho phép khách hàng vay tiền từ ngân hàng với lãi suất và thời hạn vay nhất định.
- Chuyển khoản: là dịch vụ cho phép khách hàng chuyển tiền từ tài khoản của họ đến tài khoản khác.
- Dịch vụ ngân hàng trực tuyến: là dịch vụ cho phép khách hàng quản lý tài khoản của mình trực tuyến, bao gồm xem số dư, chuyển khoản và thanh toán hóa đơn.
- Dịch vụ tài chính cá nhân: là dịch vụ cung cấp thông tin và giải pháp tài chính cho khách hàng, bao gồm đầu tư, bảo hiểm và quản lý tài sản.
Xem thêm : Cách sử dụng muối tắm tẩy tế bào chết
Ngoài ra, hiện nay trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa, mọi dịch vụ đang hướng đến phương án chuyển dịch số. Vì vậy, ngân hàng số ra đời và đang trở nên vô cùng phổ biến nhằm phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng. Nếu bạn đang tìm kiếm cho mình một ứng dụng ngân hàng số để phục vụ nhu cầu cá nhân cũng như công việc, Ứng dụng ngân hàng MyVIB được phát hành bởi ngân hàng quốc tế VIB có thể là một sự lựa chọn đáng được cân nhắc bởi sự uy tín, tiện lợi, có thể giao dịch mọi lúc mọi nơi cùng với những tiện ích độc quyền đến từ VIB chắc chắn sẽ mang lại cho bạn những trải nghiệm tuyệt vời và đáng tin cậy.
1.2. Những rủi ro trong ngân hàng
Trong hoạt động ngân hàng cũng sẽ có các loại rủi ro cần được chú ý cẩn thận, những rủi ro đó có thể kể đến sau đây:
- Rủi ro tín dụng: Là rủi ro khi khách hàng không trả nợ hoặc không thể trả nợ đúng hạn. Điều này có thể dẫn đến thiệt hại cho ngân hàng nếu khách hàng không có khả năng trả nợ. Đây là loại rủi ro phổ biến nhất được biết đến trong lĩnh vực ngân hàng.
- Rủi ro thị trường: Là rủi ro khi giá cổ phiếu, tài sản hoặc loại hình đầu tư khác mà ngân hàng đang nắm giữ giảm giá đột ngột, gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Điều này là khó tránh khỏi vì nền kinh tế và thị trường thay đổi không ngừng, một phần trong đó mang đến tác động không tốt đối với người tiêu dùng.
- Rủi ro liên quan đến lãi suất: Là rủi ro khi lãi suất thay đổi và ảnh hưởng đến tài sản và khoản nợ của ngân hàng.
- Rủi ro hệ thống: Là rủi ro khi hệ thống ngân hàng gặp vấn đề hoặc tình trạng rủi ro lan truyền từ một ngân hàng đến các ngân hàng khác. Đây là một yếu tố khách quan tuy nhiên cũng mang đến nhiều sự bất tiện không đáng có đối với trải nghiệm của người tiêu dùng.
- Rủi ro pháp lý: Là rủi ro khi ngân hàng bị kiện tụng hoặc bị phạt vì vi phạm các quy định pháp lý. Rủi ro này thường ít gặp phải đối với những ngân hàng lớn, tuy nhiên với những ngân hàng có quy mô vừa và nhỏ lại khá phổ biến bởi các vấn đề pháp lý thường phức tạp và khó giải quyết nhanh chóng, vậy nên vấn đề này cũng cần được cân nhắc.
Các rủi ro này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như tác động đến nhiều yếu tố khác. Bởi vì thế, các ngân hàng sẽ luôn có các chính sách, quy trình và kiểm soát nghiêm ngặt để giảm thiểu tối đa rủi ro và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Tuy nhiên những chính sách đó luôn phải đi kèm với sự cẩn thận, suy xét kỹ lưỡng đến từ chính người tiêu dùng để có thể đạt hiệu quả như mong đợi.
Xem thêm: Tài khoản ngân hàng là gì? Các loại tài khoản ngân hàng và cách sở hữu chúng. Tại đây Những cách nạp tiền điện thoại online uy tín và nhanh chóng. Tại đây
2. Khái niệm ngân hàng cấp 1, cấp 2
Xem thêm : Nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Hàn thực mùng 3 tháng 3
Hệ thống ngân hàng của Việt Nam được chia làm 2 cấp, bắt nguồn từ việc Ngân hàng cấp 1 hoạt động không mang lại hiệu quả, thậm chí còn đem đến những tác động không tích cực cho nền kinh tế thị trường.
Ngân hàng cấp 1 là hệ thống ngân hàng do nhà nước quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh. Đây là hệ thống ngân hàng của Việt Nam trước năm 1991. Vì không được cấp trên kiểm soát một cách chặt chẽ nên thường vận hành kém hiệu quả dẫn đến tỷ lệ lạm phát cao, đồng tiền mất giá… tạo ra rất nhiều khó khăn cho nền kinh tế.
Vì vậy, đến năm 1991, cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam đã được thay đổi thành Ngân hàng 2 cấp sau khi ông Cao Sỹ Kiêm trở thành thống đốc Ngân hàng.
Trong đó, cấp 1 là cấp quản lý (Ngân hàng nhà nước hoặc Ngân hàng trung ương) có chức năng phát hành tiền, quản lý hệ thống ngân hàng cấp 2 (hay còn được gọi là Ngân hàng Thương mại) nhằm mục tiêu ổn định nền kinh tế. Còn Ngân hàng Thương mại sẽ hoạt động kinh doanh theo sự điều tiết của Ngân hàng nhà nước. Trên đây là những thông tin bổ ích về ngân hàng và các khái niệm liên quan giúp bạn có thể có cái nhìn trực quan hơn về thuật ngữ này, qua đó trả lời cho câu hỏi “Ngân hàng là gì?”, đồng thời tìm hiểu thêm về cách thức hoạt động của ngân hàng và cách các hệ thống ngân hàng được phân chia tại Việt Nam hiện nay.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp