Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt trong công tác bao đảm an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Để đảm bảo được chức năng đó một cách hiệu quả, tối ưu nhất thì việc xây dựng hệ thống tổ chức của công an nhân dân là điều quan trọng.
Cơ sở pháp lý:
Bạn đang xem: Hệ thống tổ chức của Công an nhân dân Việt Nam như thế nào?
Luật Công an nhân dân năm 2018.
Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568
1. Khái quát về hệ thống tổ chức của Công an nhân dân Việt Nam:
Công an nhân dân Việt Nam là lực lượng vũ trang trọng yếu, tin cậy của Đảng, vũ khí sắc bén của Nhà nước, là lực lượng nòng cốt, xung kích trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, góp phần ổn định chính trị, xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước và đảm bảo cuộc sống yên vui, hạnh phúc cho nhân dân. (Theo Tổng cục Xây dựng lực lượng công an nhân dân (2009), Giáo trình Xây dựng lực lượng Công an nhân dân).
Hệ thống tổ chức là tập hợp các cơ quan có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, được sắp xếp theo một trật tự từ trên xuống dưới, trong đó cơ quan cấp trên chịu trách nhiệm quản lý đối với cơ quan cấp dưới.
Hệ thống tổ chức của Công an nhân dân là tập hợp các cơ quan từ trung ương xuống địa phương để đảm bảo thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ của công an nhân dân. Hệ thống tổ chức của Công an nhân dân được quy định tại Điều 17 Luật Công an nhân dân, trong đó, cơ quan cao nhất thuộc hệ thống là Bộ Công an và thấp nhất là Công an xã, phường, thị trấn.
2. Nội dung về hệ thống tổ chức của Công an nhân dân Việt Nam:
Nội dung về hệ thống tổ chức của Công an nhân dân Việt Nam được quy định tại Điều 17 Luật Công an nhân dân như sau:
“1. Hệ thống tổ chức của Công an nhân dân bao gồm:
a) Bộ Công an;
b) Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
c) Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương;
d) Công an xã, phường, thị trấn.
Xem thêm : Bazơ là gì? và những điều xoay quanh bazơ
2. Chính phủ quy định cụ thể việc xây dựng Công an xã, thị trấn chính quy.
3. Để đáp ứng yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định thành lập đồn, trạm Công an và đơn vị độc lập bố trí tại những địa bàn cần thiết.“
Như vậy, cách tổ chức hệ thống tổ chức của Công an nhân dân ở “địa phương” cũng dựa vào các đơn vị hành chính.
Phân tích rõ hơn về các cơ quan trong hệ thống tổ chức của Công an nhân dân như sau:
– Bộ Công an:
Bộ Công an là cơ quan thuộc Chính phủ, là cơ quan trung ương có nhiệm vụ, vị trí quan trọng trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
Hiện nay Bộ Công an có 1 Bộ trưởng- Đại Tướng Tô Lâm và 5 Thứ trưởng (Thượng tướng: Trần Quốc Tỏ; Nguyễn Văn Sơn; Lương Tam Quang; Nguyễn Duy Ngọc; Lê Quốc Hùng).
– Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là cơ quan đứng đầu trong hệ thống cơ quan công an tại địa phương, người đứng công anh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gọi là giám đốc.
– Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương:
Đây là cơ quan trực thuộc quyền quản lý của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, hoạt động, nhiệm vụ, quyền hạn của công an huyện (gọi tắt) được ghi nhận theo quy định của pháp luật cũng như sự phân công, giao phó của công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
– Công an xã, phường, thị trấn:
Căn cứ pháp lý: Nghị định 42/2021/NĐ-CP quy định việc xây dựng Công an xã, thị trấn chính quy.
Tại Điều 2, Nghị định này quy định rằng: “Công an xã chính quy là Công an cấp cơ sở, bố trí ở các đơn vị hành chính xã, thị trấn, thuộc hệ thống tổ chức của Công an nhân dân; làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở địa bàn xã, thị trấn.”
Xem thêm : TOP 25 bộ phim chiến tranh hay nhất mọi thời đại, đáng xem nhất 2023
Có thể thấy rằng, điểm khác biệt giữa các cơ quan thuộc hệ thống tổ chức của công an nhân dân khác nhau ở địa bàn hoạt động và thực hiện nhiệm vụ.
Theo luật định: “1. Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an.
2. Bộ trưởng Bộ Công an quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của đơn vị trực thuộc Bộ, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, Công an xã, phường, thị trấn và các đơn vị còn lại trong Công an nhân dân.” (Điều 18 Luật Công an nhân dân năm 2018). Tuy nhiên, các văn bản pháp luật là rất khó tìm kiếm, nếu như có thể khẳng định là không được công bố, điều này dẫn đến việc cung cấp các kiến thức của Luật Dương Gia trong bài viết gặp rất nhiều các vướng mắc và đặc biệt nó sẽ khó có thể đầy đủ được.
Quy định tại Luật Công an nhân dân năm 2018 về cơ bản vẫn giữ nguyên hệ thống tổ chức so với quy định tại Luật Công an nhân dân năm 2014, tuy nhiên, tại Điều 16 Luật Công an nhân dân năm 2014 còn quy định rằng:
“2. Căn cứ yêu cầu công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Chính phủ quy định việc thành lập Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
3. Công an xã là lực lượng nòng cốt trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, hoạt động và chế độ, chính sách đối với Công an xã do luật quy định.
4. Căn cứ yêu cầu bảo đảm an ninh, trật tự, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định thành lập các đồn, trạm Công an và các đơn vị độc lập bố trí tại những địa bàn cần thiết; quy định việc điều động sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân đảm nhiệm các chức danh Công an xã.“
Nhìn nhận ngay trong 2 điều luật cũng phản ánh ngay được sự khác biệt và sự tối giản trong quy định hiện hành.
Vấn đề về hệ thống tổ chức của công an nhân dân chắc hẳn sẽ còn những vấn đề còn vướng mắc và chưa thực sự tường tận, tuy nhiên, dưới góc độ là người tìm hiểu về pháp luật hay mong muốn biết về công an nhân dân nhiều hơn thì mong rằng, những đóng góp của tác giả trên đây sẽ có giá trị hữu ích với bạn.
Ở phần còn lại của bài viết, tác giả muốn cung cấp sơ bộ về vị trí, vai trò của công an nhân dân từ năm 1986 cho đến nay (theo thông tin từ cổng thông tin điện tử của Bộ Công an):
Từ năm 1986 đến nay, đất nước ta tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong bối cảnh mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch ráo riết thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn, lật đổ nhằm phủ định sự lãnh đạo của Đảng, xóa bỏ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; triệt để lợi dụng các vấn đề “dân tộc”, “tôn giáo”, “dân chủ”, “nhân quyền” để kích động, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, lực lượng CAND đã chủ động nắm chắc tình hình, kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch, các phần tử cơ hội, giữ vững ổn định chính trị. Lực lượng CAND chủ động tham mưu với Đảng, Nhà nước và cấp ủy, chính quyền các cấp triển khai thực hiện tốt các Nghị quyết của Đảng về công tác công an trong tình hình mới; tổ chức thực hiện có hiệu quả “Chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia”, “Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm”; “Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm ma túy”… đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Lực lượng CAND tham mưu đề xuất và trực tiếp giải quyết nhiều vụ, việc phức tạp liên quan đến vấn đề tôn giáo, dân tộc, an ninh kinh tế, an ninh nông thôn, an ninh văn hóa – tư tưởng; phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng nghiệp vụ, bảo vệ tuyệt đối an toàn các sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội trọng đại của đất nước; chủ động phòng ngừa và đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm có tổ chức, tội phạm ma túy, tội phạm sử dụng công nghệ cao, tội phạm khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, các loại tệ nạn xã hội; giữ vững trật tự, an toàn giao thông, bảo đảm cuộc sống bình yên cho nhân dân.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp