Hiến pháp là văn bản pháp luật quan trọng và có ý nghĩa với các quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, bản hiến pháp đang có hiệu lực là bản của năm 2013. Vậy nội dung hiến pháp là văn bản pháp luật quy định gì là câu hỏi được đông đảo độc giả quan tâm.
Hiến pháp là gì?
Hiến pháp được sử dụng rộng rãi ở tất cả các nước với nghĩa là luật cơ bản của một nhà nước. Hiến pháp là văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất, được xây dựng, ban hành, bổ sung, sửa đổi với một thủ tục đặc biệt.
Bạn đang xem: Hiến pháp là văn bản pháp luật quy định gì?
Hiến pháp là đạo luật gốc của nhà nước nên hiến pháp không những có ý nghĩa pháp lý mà còn có ý nghĩa chính trị, văn hóa, xã hội. Hiến pháp có ý nghĩa trên nhiều bình diện khác nhau nên tồn tại nhiều định nghĩa khác nhau về hiến pháp như:
+ Hai nhà nghiên cứu người Anh là B. Jones và D. Kavanagh đã định nghĩa: “Hiến pháp là một văn bản thể hiện tinh thần và đường lối chính trị”.
+ Các học giả người Anh khác là M. Beloff và G. Peele lại nhấn mạnh đến tính chất tổ chức quyền lực nhà nước của hiến pháp khi định nghĩa: “Hiến pháp là tổng thể các quy định điều chỉnh và phân định sự phân chia quyền lực nhà nước trong hệ thổng chính trị”.
+ M. Hauriou thì nhìn nhận hiến pháp một cách toàn diện và đầy đủ hơn cả về hình thức và nội dung khi ông quan niệm: “Kể hình thức bên ngoài Hiến pháp là văn bản quy phạm pháp luật cao nhất, việc thay đổi Hiến pháp phải đòi hỏi thủ tục đặc biệt; về nội dung Hiến pháp là tong thể những quy định về quy chế xã hội, chính trị của nhà nước, không phụ thuộc vào hình thức văn bản thể hiện và thủ tục sửa đổi văn bản đó”.
+ Nhà chính trị học và hiến pháp học người Pháp Georges Burdeau xem xét hiến pháp trên bình diện là văn bản hạn chế quyền lực và sự tuỳ tiện của nhà nước trong việc lựa chọn người cầm quyền và tổ chức thực hiện các thể chế nhà nước. Ông đã đưa ra định nghĩa: “Hiến pháp là văn bản long trọng bắt buộc quyền lực nhà nước tuân thủ các quy phạm hạn chế quyền tự do của nó trong việc lựa chọn những người cầm quyền, tổ chức và thực hiện các thể chế cũng như các mối quan hệ của nó với công dân ” và ông còn định nghĩa hiến pháp một cách ngắn gọn là: “Hiến pháp đồng nghĩa với tổ chức quyền lực ”.
Tựu chung lại có thể hiểu hiến pháp là hệ thống các quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất quy định những vấn đề cơ bản nhất về chủ quyền quốc gia, chế độ chính trị, chính sách kinh tế, văn hóa, xã hội, tổ chức quyền lực nhà nước, địa vị pháp lý của con người và công dân.
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Xem thêm : 1 Chỉ vàng bao nhiêu tiền? Kinh nghiệm mua vàng chuẩn nhất!
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là văn bản pháp luật có giá trị cao nhất trong hệ thống pháp luật của Việt Nam. Bản hiến pháp đang có hiệu lực là bản của năm 2013, là bản Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua vào sáng ngày 28 tháng 11 năm 2013, có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 2014.
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm lời mở đầu và 11 chương:
Chương I: Chế độ chính trị
Chương II: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
Chương III: Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường
Chương IV: Bảo vệ Tổ quốc
Chương V: Quốc hội
Chương VI: Chủ tịch nước
Chương VII: Chính phủ
Xem thêm : Tử Vi Tuổi Kỷ Mùi 1979 Năm 2023 – Nữ Mạng
Chương VIII: Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân
Chương IX: Chính quyền địa phương
Chương X: Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước
Chương XI: Hiệu lực của Hiến pháp và việc sửa đổi Hiến pháp
Hiến pháp là văn bản pháp luật quy định gì?
Hiến pháp là hình thức văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành, có giá trị pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Vậy hiến pháp là văn bản pháp luật quy định gì?
Hiến pháp nước cộng hòa xã hội Việt Nam quy định các vấn đề cơ bản nhất của Nhà nước như: hình thức và bản chất nhà nước, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hóa xã hội; quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước.
Hiến pháp là cơ sở để xây dựng các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, được cụ thể hóa, chi tiết hóa bằng các văn bản pháp quy. Mọi văn bản pháp luật khác trong hệ thống pháp luật của Việt Nam đều phải phù hợp với Hiến pháp.
Có rất nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề này mà Quý độc giả còn thắc mắc chưa được giải đáp rõ ràng. Đội ngũ luật sư và chuyên viên Luật Hoàng Phi hiểu được những băn khoăn này, chúng tôi đưa ra bài viết phân tích về hiến pháp là văn bản pháp luật quy định gì và những nội dung xoay quanh vấn đề để giúp Quý độc giả đang có nhu cầu tìm hiểu vấn đề này dễ dàng tiếp cận và hiểu hơn về vấn đề này.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp