Tất tần tật về hiện tượng cảm ứng điện từ?

Qua bài biết cũ “cảm ứng điện từ là gì?” ta đã biết sơ lược về hiện tượng cảm ứng điện từ, Bitek đã nhận được rất nhiều các câu hỏi về chủ đề “cảm ứng điện từ” này. Bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp một số thắc mắc về hiện tượng cảm ứng điện từ.

Các câu hỏi liên quan đến hiện tượng cảm ứng điện từ

Thông tin được tổng hợp từ đa phần các nguồn dữ liệu sẽ có các ý kiến trùng lặp, mong các bạn thông cảm.

Ta có thể dùng nam châm nào để tạo ra dòng điện ?

– Nam châm điện và nam châm vĩnh cửu đều có khả năng tạo ra dòng điện.

Đưa một cực của nam châm từ bên trong vào trong cuộn dây dẫn kín, độ lớn và cường độ của đường sức từ bị thay đổi tạo ra dòng điện cảm ứng xuất hiện trong vòng dây.

Cách để tạo ra được dòng điện cảm ứng trong đinamô xe đạp?

– Ta chỉ cần làm cho nam châm trong đinamô quay trước cuộn dây.

Khi nam châm quay các đường sức từ thay đổi làm tác dụng lực từ lên vòng dây dẫn kín và tạo ra dòng điện cảm ứng điện từ.

Trong hiện tượng cảm ứng điện từ ta nhận biết được điều gì?

– Trong hiện tượng cảm ứng điện từ ta nhận biết được dòng điện xuất hiện khi có một cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm. Dòng điện sẽ xuất hiện khi một cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm.

Từ trường là dạng vật chất tồn tại trong không gian và tác dụng?

– Ta có thể hiểu nôm na, từ trường là một dạng vật chất tồn tại trong không gian và tác dụng lực từ lên nam châm và dòng điện đặt trên nó.

– Từ trường là một dạng vật chất tồn tại trong không gian, mắt thường không thể thấy được mà biểu hiện cụ thể nhất là sự xuất hiện của lực từ tác dụng lên nam châm hoặc dòng điện được đặt trong đó.

– Từ trường có hướng Nam Bắc của kim nam châm nhỏ nằm cân bằng tại một điểm đó.

– Từ trường có tính chất cơ bản gây ra lực từ tác dụng lên dòng điện hoặc nam châm đặt trong nó.

Cách nào dưới đây có thể tạo ra dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn kín ?

– Ta có thể dễ dàng tạo ra dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín bằng cách đưa một cực của thanh nam châm từ ngoài vào trong cuộn dây.

Chiều của lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện thường được xác định bằng quy tắc?

– Quy tắc bàn tay trái là chiều của lực từ tác dụng lên cuộn dây dẫn mang dòng điện.

Độ lớn cảm ứng từ tại tâm vòng dây dẫn tròn mang dòng điện không phụ thuộc?

– Độ lớn của cảm ứng từ tại tâm vòng dây mang dòng điện sẽ không phụ thuộc vào bán kính tiết điện của dây dẫn (bán kính dây).

Lực lorenxơ là gì và phương của lực lorenxơ?

– Lực lorenxơ là lực từ tác dụng lên hạt mang điện chuyển động trong từ trường. Và lực lorenxơ có phương vuông góc với đường sức từ và vectơ vận tốc của hạt.

Tính chất của đường sức từ?

– Đường sức từ là đường cong được vẽ trong không gian có từ trường, sao cho tại mỗi điểm có hướng trùng với hướng của từ trường tại thời điểm đó.

– Các đường sức từ là các đường cong khép kín và vô hạn ở hai đầu.

Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng?

Điều kiện để xuất hiện dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn kín là số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn biến thiên.

Cần một số các điều kiện thỏa mãn đề dòng điện cảm ứng xuất hiện:

– Mạch điện kín hay một phần của mạch điện kín phải chuyển động trong từ trường và cắt các đường cảm ứng từ.

– Khi mạch điện kín không chuyển động trong từ trường nhưng từ xuyên qua mạch điện đó là từ trường biến đổi theo thời gian.

Trên đây là các thắc mắc gần đây của đọc giả, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này.

Tham khảo thêm bài viết:

Cảm ứng điện từ là gì? Ứng dụng của cảm biến điện từ

Điện áp là gì

SSR là gì? Nguyên lý hoạt động của SSR