Khi tìm hiểu về hệ thống điện, chắc chắn bạn đã từng nghe đến hiện tượng đoản mạch. Đây là một hiện tượng xảy ra phổ biến trong các hệ thống điện của các hộ gia đình. Hiện tượng này có thể gây ra nhiều tác động nghiêm trọng đến sự an toàn của các thiết bị điện và tính mạng con người. Vậy đoản mạch là gì? Có những nguyên nhân nào gây ra hiện tượng đoản mạch? Cách khắc phục hiện tượng này ra sao? Cùng Sunemit đọc ngay bài viết sau để có câu trả lời bạn nhé!
Đoản mạch là gì?
Đoản mạch hay còn gọi là ngắn mạch, là một hiện tượng xảy ra khi nguồn điện kết nối với mạch ngoài có điện trở rất thấp hoặc bằng 0. Điều này đồng nghĩa với việc cực âm của nguồn điện sẽ được nối trực tiếp với cực dương mà không thông qua tải.
Bạn đang xem: Đoản mạch là gì? Hiện tượng, nguyên nhân và cách khắc phục
Đối với hiện tượng đoản mạch, do điện trở bằng 0 nên cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn sẽ rất lớn. Khi đó, dây dẫn sẽ bị quá tải và sinh ra nhiệt, gây nguy cơ cháy nổ rất cao. Tuy nhiên với nguyên lý này, đoản mạch đã được ứng dụng trong nhiều trường hợp, điển hình là chế tạo các công cụ tạo ra dòng điện lớn.
Các loại đoản mạch
Có nhiều loại đoản mạch (ngắn mạch) xảy ra trong hệ thống điện, trong đó phổ biến nhất là các loại đoản mạch sau:
- Ngắn mạch ba pha: Xảy ra khi ba pha chập nhau.
- Ngắn mạch hai pha: Xảy ra khi hai pha chập nhau.
- Ngắn mạch hai pha nối đất: Xảy ra khi hai pha chập nhau, đồng thời chập đất.
- Ngắn mạch một pha: Xảy ra khi một pha chập đất hoặc dây trung tính.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng đoản mạch
Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng đoản mạch trong hệ thống điện. Tuy nhiên, bản chất gây ra sự cố đoản mạch là do các sợi dây dính vào nhau, làm cho điện trở của mạch rất thấp hoặc có thể bằng 0. Điều này khiến cường độ dòng điện tăng đột ngột và gây chập điện, cháy nổ, hỏa hoạn. Dưới đây là những nguyên nhân chính gây ra sự cố đoản mạch:
- Dây dẫn cũ lâu ngày không thay, lớp vỏ cách điện không còn hoạt động tốt, dễ gây chập cháy lõi điện bên trong.
- Do sự sai sót, nhầm lẫn trong quá trình đấu nối dây điện. Chẳng hạn như để khoảng cách hai dây dẫn quá gần nhau hoặc đấu nối không đúng kỹ thuật gây chập mạch.
- Do quá tải điện: Khi nhu cầu tiêu thụ điện tăng cao, việc sử dụng cùng lúc nhiều thiết bị có công suất lớn như điều hòa, tủ lạnh, bếp điện sẽ khiến dòng điện bị quá tải và dẫn đến tình trạng chập cháy.
- Các yếu tố thiên tai như gió bão, sét đánh… Do sét có chứa một nguồn năng lượng lớn, chúng có thể làm chập cháy và làm hỏng các lớp vỏ cách điện, từ đó gây ra hiện tượng đoản mạch chỉ trong một thời gian ngắn.
Những tác hại do hiện tượng đoản mạch gây ra
Xem thêm : Ủ tóc bằng nha đam: Tác dụng và hướng dẫn chi tiết
Đoản mạch có thể gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng cho hệ thống điện, tải tiêu thụ và cả sự an toàn của con người. Tùy vào cường độ dòng điện sinh ra mà đoản mạch có thể gây ra những mức độ ảnh hưởng khác nhau.
- Làm hỏng các thiết bị điện: Đoản mạch tuy chỉ xảy ra tại một phần của mạch điện nhưng tất cả những thiết bị sử dụng chung mạch điện đó đều sẽ bị hư hỏng.
- Gây chập điện, cháy nổ: Đoản mạch gây ra sự gia tăng đột ngột của dòng điện. Điều này sinh ra nhiệt trên dây dẫn và có thể gây nguy cơ hỏa hoạn. Khi cường độ dòng điện càng lớn thì nhiệt độ trên dây dẫn càng cao. Nếu nhẹ thì chỉ làm cháy lớp vỏ cách điện. Nhưng nếu nhiệt sinh ra quá cao, đám cháy sẽ lan sang các thiết bị, vật dụng khác gây hỏa hoạn cho ngôi nhà của bạn.
Các cách phòng tránh và khắc phục hiện tượng đoản mạch
Để hạn chế hiện tượng đoản mạch có thể xảy ra gây hư hại hệ thống điện, các thiết bị điện và thiệt hại cho gia đình, bạn có thể áp dụng các giải pháp sau:
Lắp đặt các thiết bị ngắt dòng khi dòng điện tăng đột ngột
Hai thiết bị ngắt dòng phổ biến nhất hiện nay là cầu chì và aptomat. Để ngắt dòng điện trong mạch khi cường độ dòng điện gia tăng đột ngột, bạn mắc nối tiếp cầu chì hoặc aptomat tại các vị trí nguồn điện và cả trên các thiết bị điện. Khi đó, nếu dòng điện trong mạch tăng cao, aptomat hoặc cầu chì sẽ tự động ngắt dòng để đảm bảo an toàn cho toàn bộ hệ thống điện.
Thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống dây dẫn điện
Bảo đảm dây dẫn đạt tiêu chuẩn cách điện, không bị mục yếu làm gia tăng khả năng tiếp xúc giữa các dây dẫn là nguyên nhân gây ra hiện tượng đoản mạch.
Hạn chế tình trạng quá tải điện
Bạn cần lựa chọn loại dây dẫn có đường kính phù hợp với công suất sử dụng. Đồng thời, cần hạn chế việc sử dụng nhiều thiết bị công suất lớn trên cùng một ổ cắm hay một nguồn điện chung.
Đảm bảo các dây dẫn được đấu nối đúng kỹ thuật.
Xem thêm : Thủ tướng và Chủ tịch nước quyền lực của ai cao hơn?
Các mối nối phải chặt chẽ, các đầu nối so le nhau, tránh hiện tượng các dây dẫn chạm vào nhau gây ra hiện tượng chập mạch.
Rút nguồn điện khi mưa bão, sấm sét
Để ngăn ngừa nguy cơ đoản mạch khi trời mưa, giông bão và có sấm sét, bạn nên ngắt nguồn điện của tất cả các thiết bị trong nhà. Tránh mắc dây điện lên các cây to bởi chúng là những vật liệu có khả năng dẫn điện tốt, sẽ gây nguy cơ giật điện và mất an toàn cho con người.
Ngoài các phương pháp phòng tránh trên, khi đã xảy ra hiện tượng đoản mạch, để khắc phục sự cố, bạn cần rút điện và ngắt kết nối tất cả các thiết bị điện. Sau đó, gọi cho các bên dịch vụ sửa chữa điện để khắc phục nếu không có các kiến thức và kỹ năng về an toàn điện.
Hiện tượng đoản mạch có thể xảy ra trên bất kỳ hệ thống điện nào, bao gồm cả hệ thống điện năng lượng mặt trời. Do đó, để tránh những nguy hại xảy ra cho hệ thống điện, lời khuyên của các chuyên gia điện là bạn hãy thuê các đơn vị chuyên thực hiện đấu nối điện uy tín, có cơ chế, chính sách bảo hành, bảo trì tiêu chuẩn, luôn đảm bảo hệ thống điện hoạt động ổn định và an toàn.
Như vậy, trên đây SUNEMIT đã tổng hợp đầy đủ các thông tin liên quan đến đoản mạch bao gồm đoản mạch là gì, các nguyên nhân gây ra đoản mạch và biện pháp khắc phục. Hi vọng đã giúp bạn đọc hiểu hơn về hiện tượng này và có những kiến thức tốt nhất để phòng tránh đoản mạch, bảo vệ sự an toàn cho các thiết bị điện và tính mạng con người.
ĐIỆN MẶT TRỜI SUNEMIT – CAM KẾT UY TÍN & CHẤT LƯỢNG
- Hotline: 0946868498 – 0943968848
- Website: https://sunemit.com
- Facebook: https://facebook.com/sunemit
- Văn phòng miền Bắc: Tầng 12, tòa nhà Tech 181 Nguyễn Lương Bằng, Đống Đa, Hà Nội.
- Văn phòng miền Nam: KĐT Saigon Pearl, 92 Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Thạnh, TP.HCM
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp