Lạm phát là gì? Tình hình lạm phát 6 tháng đầu năm 2023

14/11/2023

Nhắc đến lạm phát, nhiều người thể hiện sự không thích khi nghĩ đến giá cả leo thang, cuộc sống khó khăn. Nhưng bạn đã biết rõ ràng lạm phát là gì, có bao nhiêu loại, nguyên nhân và ảnh hưởng cụ thể đến cuộc sống? Hãy cùng VPBank tìm hiểu những điều này và cập nhật các con số mới nhất trong các nội dung sau đây!

1. Lạm phát là gì?

Lạm phát (tiếng Anh là inflation) là một hiện tượng kinh tế biểu hiện ở sự tăng mức giá chung liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian kèm theo sự mất giá trị của một đồng tiền nào đó. Thực tế, khi một đồng tiền mất giá hoặc giá cả tăng cao, bạn cần tốn nhiều tiền hơn để mua được cùng một số lượng hàng hóa dịch vụ như trước đây.

Elku1YLYR9bB ZvLRiTtJsc9N5QfbHTJftZtAggyNN720tNJ TtcMsb9alrAyDm4 sCfS1Fz5JKHyvKaY2aNa5JcyutSF1Qf rqP94SLdx8VRS3futgaSwrMKgDpZ9noMN9ENKeudzg6SwN h7gz5A

Lạm phát là một hiện tượng kinh tế mà bạn có thể nhận thấy rõ ràng.

Lạm phát được xác định trong thời gian dài và giá cả bình quân hàng hóa tăng đều đặn, ổn định chứ không tăng giảm thất thường. Điều này giúp bạn phân biệt giữa lạm phát và sự tăng giá tại một số thời điểm đặc biệt hoặc biến động giá trong thời gian ngắn giữa các loại hàng hóa.

Theo đó, cách xác định tỷ lệ lạm phát được thực hiện thông qua chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Chỉ số CPI được tính theo tỷ lệ tăng/ giảm giá của một giỏ hàng hóa được lựa chọn. Số lượng giỏ và loại hàng hóa được lựa chọn khác nhau dựa theo tiêu chí của từng quốc gia. Tại Việt Nam, Tổng cục Thống kê tính CPI dựa trên 752 loại hàng hóa dịch vụ.

Số lượng hàng hóa tính CPI có thể khác nhau, nhưng công thức tính tỷ lệ lạm phát lại thống nhất như sau:

Ví dụ: CPI năm 2022 là 108, năm 2021 là 103. Tỷ lệ lạm phát năm 2022 so với năm 2021 được tính theo công thức như sau:

[(108 – 103)/103] x 100 = 4.85%

2. Có mấy loại lạm phát?

Lạm phát được phân làm 3 loại dựa trên mức độ:

  • Lạm phát tự nhiên (hay còn gọi là lạm phát vừa phải): Đây là hiện tượng lạm phát có thể dự đoán được, ít ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế. Trường hợp này, giá cả tăng chậm hoặc tương đối ổn định, người dân tin tưởng vào sức mua của đồng tiền. Đời sống người dân cũng ổn định.

  • Lạm phát phi mã (hay còn gọi là lạm phát 2 hoặc 3 con số): Đây là trường hợp tỷ lệ lạm phát tăng nhanh trên 10% và dưới 100%. Giá cả hàng giá tăng nhanh, đồng tiền nội tệ mất giá, lãi suất thực tế thường âm. Vì vậy, lúc này người dân không muốn giữ tiền mặt nhiều và ưa chuộng giữ hàng hóa, vàng, ngoại tệ hoặc đầu tư sang các nước khác có lạm phát vừa phải. Trường hợp này đã từng xảy ra tại Việt Nam trong khoảng năm 1980 – 1992.

  • Siêu lạm phát: Đây là trường hợp tỷ lệ lạm phát trên 1000% khiến đồng tiền gần như mất giá hoàn toàn. Lúc này, thị trường tài chính lâm vào khủng hoảng, người dân mất niềm tin vào đồng nội tệ, đồng nội tệ mất giá trị trao đổi hàng hóa. Trường hợp này đã xảy ra tại Đức năm 1923, Bolivia năm 1985.

AaCC5ZMA6rn7cnFNS9j 5de43lhuzanVGzslY eoxR 0esI5eOHCfc Sy694FGJUyphHaEXhbOyxqDg4t gmaK0V2D gtiL5WC3qKG eNHFjOhZMl09yO7f6KV9NVhKt j78f8Ttu0 7ZGlaQJ2tuw

Lạm phát khiến đồng nội tệ mất giá nghiêm trọng

3. Nguyên nhân gây lạm phát

Các yếu tố có thể dẫn đến lạm phát bao gồm: cầu kéo, chi phí đẩy và lạm phát ì:

  • Lạm phát do cầu kéo: Tổng cầu tăng mạnh mẽ bằng hoặc vượt sản lượng tiềm năng. Lúc này, lượng cung bị hạn chế, thị trường lao động đã đạt trạng thái cân bằng. Cầu vượt cung, để sở hữu hàng hóa, người dân cần chi tiêu nhiều hơn để nhận được hàng hóa. Điều này đẩy giá cả nhiều mặt hàng tăng cao, dẫn tới lạm phát.

  • Lạm phát do chi phí đẩy: Trường hợp này xuất phát từ các chi phí đầu vào: vật tư cơ bản, nguyên liệu, nhiên liệu (xăng, dầu, điện,..),… tăng cao. Các khoản này tăng đầy giá vốn hàng hóa tăng. Từ đó, giá cả thị trường của các mặt hàng tăng cao, đặc biệt khi nguyên nhân liên quan đến nhiên liệu. Khi tổng cầu không đổi nhưng giá cả tăng lên, sản lượng giảm xuống khiến “đình lạm” xảy ra. Vừa lạm phát nền kinh tế vừa đình đốn sản xuất do doanh nghiệp không thể đáp ứng chi phí đầu vào tăng cao, nhà nước đối mặt với tình trạng nghiêm trọng.

  • Lạm phát ì: Khi tỷ lệ lạm phát ở mức vừa phải và có xu hướng duy trì trạng thái lịch sử, lạm phát ì xảy ra. Lúc này, tổng cung và tổng cầu dịch chuyển lên trên cùng một tốc độ, giá tăng đều tương đối ổn định kèm tình hình sản lượng không đổi. Điều này dẫn tới tỷ lệ lạm phát không quá lớn và duy trì trong một thời gian.

Z204IDeMCOUPzBrlKsV4sy5vSWtD5MVdV 0scmDk1CTXbi8cJ9RITgnSeqkHE wKzGz

Lạm phát xảy ra có thể do nhiều nguyên nhân.

4. Lạm phát ảnh hưởng như thế nào?

Tình trạng lạm phát chắc chắn có tác động đến nền kinh tế và người dân có thể nhận thấy rõ ràng. Đặc biệt với trường hợp siêu lạm phát và lạm phát phi mã, giá cả tăng nhanh chóng, tác động đến sự phân phối của cải xã hội không công bằng trong nhu cầu sử dụng và mức độ cống hiến.

Bên cạnh đó, người dân cũng mất niềm tin vào đồng nội tệ, dẫn tới sự đầu tư chuyển dịch mạnh mẽ sang nắm giữ hàng hóa, vàng, ngoại tệ hoặc đầu tư sang các thị trường ổn định hơn.

Đồng thời, giá cả tăng mạnh nhưng không đều nhau, gây biến động cơ cấu sản xuất và việc làm trong xã hội. Điều này gây xáo trộn trật tự nền kinh tế khi nguồn lực tập trung nhiều hơn vào những ngành tăng giá. Giá cả bị đẩy ngày càng cao, mức độ lạm phát càng tăng nhanh.

w8nmndp

Giá cả tăng nhanh và mạnh ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

5. Tại sao lạm phát vừa phải lại tốt?

Bạn sẽ dễ dàng nhận thấy những tác động tiêu cực trên của lạm phát. Tuy nhiên, không phải trường hợp lạm phát nào cũng xấu. Đó là khi lạm phát vừa phải.

Trường hợp giảm phát hoặc lạm phát bằng 0, nền kinh tế trì trệ. Mức giá chung giảm xuống liên tục, ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế – xã hội. Giá giảm, doanh nghiệp đóng cửa do không có lợi nhuận và không có khả năng chi trả lãi vay, dòng vốn tắc nghẽn, thất nghiệp gia tăng.

Trong khi đó, lạm phát mức độ vừa phải tạo mức tăng giá nhẹ, doanh nghiệp cũng nhận được mức lợi nhuận tốt hơn để duy trì hoạt động. Người lao động nhận được thu nhập đủ để trang trải cuộc sống và có cơ hội để nỗ lực làm việc, đóng góp cho tăng trưởng kinh tế.

6. Tình hình lạm phát 6 tháng đầu năm 2023

Năm 2023, Việt Nam đối mặt với nhiều vấn đề kinh tế – xã hội khó khăn. Để ổn định tình hình, một trong những mục tiêu của Chính phủ là kiểm soát lạm phát.

6.1 Mục tiêu

Theo Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2023, Quốc đội đặt chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng CPI khoảng 4.5%. Tỷ lệ lạm phát kỳ vọng trong năm nay khoảng 4%. Đây là mục tiêu không hề đơn giản trong bối cảnh kinh tế hiện nay.

Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo tăng trưởng chậm lại và lạm phát cao. Cục Quản lý giá nước ta dự báo kinh tế Việt Nam có thể nhập khẩu lạm phát do xu hướng tăng giá nguyên liệu đầu vào, các mặt hàng chiến lược và rủi ro tỷ giá. Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ, kích thích kinh tế sẽ tác động đến mặt bằng chung về giá của các mặt hàng.

kHpClTt5NGAM4yhzaJ79gPm4nJEybO8u9 ZxJCpKiVsBB TbbXSBwKwhFHBn5MAWXyq7e4

Giá nhiên liệu đầu vào vẫn duy trì mức cao trên toàn cầu

6.2 Thực trạng

Theo Tổng cục Thống kê, 6 tháng đầu năm 2023, chỉ số CPI tăng 3.29%, lạm phát cơ bản tăng 4.74%.

Chỉ số CPI được đánh giá tương đối thấp trong điều kiện mức lạm phát chung trên toàn thế giới vẫn cao và giá cả nhiều mặt hàng thiết yếu như năng lượng, phân bón, nguyên vật liệu đầu vào sản xuất tăng cao.

Có thể bạn quan tâm:

  • Lãi suất điều hành là gì? Những điều cần biết về lãi suất điều hành

  • Cách đọc báo cáo tài chính nắm trọn tình hình doanh nghiệp

  • Cách tính lãi suất vay ngân hàng chuẩn và thông dụng nhất

Đọc đến đây, bạn đã biết tỷ lệ lạm phát là gì? Tại sao lại có hiện tượng kinh tế này? Việt Nam đã và đang đối mặt với nhiều mục tiêu kinh tế – xã hội, trong đó có kiểm soát lạm phát. Đây là một trong những yếu tố tác động mạnh đến đời sống của bạn. Vì vậy, bạn hãy lưu ý và đừng bỏ lỡ những thông tin này.

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về các chỉ tiêu kinh tế cập nhật nhất, hãy truy cập ngay http://www.vpbank.com.vn và tham khảo hàng ngày.

(Thông tin trong bài viết được tham khảo từ luatminhkhue.vn và thuvienphapluat.vn)