Khái niệm rét đậm, rét hại, nắng nóng
Rét đậm: Khi nhiệt độ trung bình ngày trong khu vực dao động phổ biến trong khoảng từ 13 đến 150C (130C
Bạn đang xem: Hiện tượng thời tiết rét đậm, rét hại, nắng nóng và nguyên nhân hình thành?
Rét hại: Khi nhiệt độ trung bình ngày trong khu vực giảm xuống dưới 130C. (Ttb ≤ 130C).
Rét đậm, rét hại kéo dài từ 3 ngày liên tiếp trở lên theo chỉ tiêu thống kê của nông nghiệp thì được gọi là đợt rét đậm, rét hại.
Trong các bản tin dự báo thời tiết thường đề cập đến hiện tượng rét đậm, rét hại. Hiện tượng này chủ yếu được hiểu cho vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, nơi có các hoạt động sản xuất nông nghiệp nhiều nhất vào mùa lạnh. Các thuật ngữ này không áp dụng đối với vùng núi vì ở đó rét đậm, rét hại không phải xảy ra từng đợt, mà hầu như xảy ra suốt tháng. Ví dụ, tại Sa pa (Lào Cai), rét đậm hầu như xảy ra suốt tháng 12, tháng 1 và tháng 2.
Vùng núi vì ở đó rét đậm, rét hại không phải xảy ra từng đợt, mà hầu như xảy ra suốt tháng
Vùng núi vì ở đó rét đậm, rét hại không phải xảy ra từng đợt, mà hầu như xảy ra suốt tháng.
Vùng núi thường xuất hiện thời tiết cực đoan
Một điều chú ý là nhiệt độ trung bình ngày dưới 150C và 130C phải gắn với hiện trạng thời tiết nhiều mây, đầy mây và có thể có mưa nhỏ, khi đó mới được coi là rét đậm, rét hại. Trong thực tế, vào những ngày trời quang mây về đêm, nhiệt độ xuống rất thấp, nhưng ban ngày trời nắng nhiệt độ lên rất cao, nhiệt độ trung bình ngày vẫn có thể dưới 150C nhưng không được coi là rét đậm.
Xem thêm : Bác sĩ 24/7: Uống nước cam lúc nào tốt cho sức khỏe nhất?
Hiện trạng thời tiết rét đậm, rét hại thường kéo theo nhiều mây, đầy mây và có thể có mưa nhỏ.
Nắng nóng: là một dạng thời tiết đặc biệt thường xảy ra trong những tháng mùa hè.
Nắng nóng là sự biểu hiện khi nền nhiệt độ trung bình ngày khá cao và được đặc trưng ở nhiệt độ cao nhất trong ngày (Tx ≥ 350C). Nắng nóng có thể xảy ra trong trường hợp ít mây, độ ẩm tương đối của không khí khá thấp (dưới 50%) thì được gọi là hiện tượng khô nóng và cũng có trường hợp xảy ra trong điều kiện nhiều mây, độ ẩm tương đối của không khí tương đối cao gây oi bức, khó chịu. Trong những ngày nắng nóng đôi khi có xảy ra mưa rào nhẹ và dông nhiệt vào lúc chiều tối.
Nguyên nhân xuất hiện rét đậm, rét hại, nắng nóng
Mùa hè oi bức ở Hà Nội
Không khí lạnh là một trong những hệ thống thời tiết nguy hiểm, do khối không khí từ phía bắc xâm nhập xuống nước ta, hệ thống gió đang tồn tại ở miền Bắc thay đổi một cách cơ bản: trở thành hệ thống gió có hướng lệch bắc và khí áp tăng. Cùng với sự xâm nhập lạnh là sự giảm nhiệt độ từ 50C -100C/ngày.
Không khí lạnh (KKL) xâm nhập xuống miền bắc nước ta thành từng đợt, gây ra sự biến đổi thời tiết mạnh mẽ như rét đậm, rét hại, gió trên đất liền chuyển hướng lệch bắc với cường độ mạnh gây biển động sóng lớn, gây thiệt hại đáng kể về người và phương tiện. Những đợt KKL liên tiếp là nguyên nhân gây rét đậm kéo dài ảnh hưởng nhiều đến sản suất nông-lâm-ngư nghiệp, và đời sống sinh hoạt của nhân dân. KKL ảnh hưởng đến nước ta hầu như quanh năm. Vào thời kỳ chuyển tiếp xuân hè, hoặc đôi khi cuối thu, KKL xâm nhập có thể xuất hiện mưa dông mạnh, đôi khi kèm theo tố lốc, mưa đá với sức tàn phá lớn. Vào cuối thu đầu đông, KKL thường kết hợp với các hệ thống thời tiết như: dải hội tụ nhiệt đới, XTNĐ, bão gây ra những đợt mưa rất lớn diện rộng, đặc biệt là ở các tỉnh ven biển Trung bộ dẫn tới lũ lụt nghiêm trọng. Đặc biệt trong các tháng chính đông (tháng 12;1; 2 ) KKL hoạt động thường kèm theo front lạnh rất mạnh mẽ gây ra những hiện tượng thời tiết như rét đậm, rét hại, gió đông bắc mạnh, sóng lớn, biển động, mưa nhỏ, mưa phùn kéo dài, đây là những đặc trưng thời tiết sau front lạnh ảnh hưởng tới miền bắc nước ta trong các tháng chính của mùa đông. Vì thế việc theo dõi và dự báo sự xâm nhập của KKL ảnh hưởng tới Việt Nam là một việc cần thiết đối với những người làm công tác dự báo.
Nắng nóng là một dạng thời tiết đặc biệt thường xảy ra trong những tháng mùa hè. Nắng nóng là ngày có trời nắng, nóng với nền nhiệt độ trung bình ngày cao và được đặc trưng ở nhiệt độ cao nhất trong ngày. Một ngày, tại một địa phương nào đó được coi là có nắng nóng khi nhiệt độ cao nhất trong ngày (ký hiệu là Tx) đạt mức 350C ≤ Tx
Nắng nóng có thể xảy ra trong trường hợp ít mây, độ ẩm tương đối của không khí thấp (thông thường giảm xuống dưới 55%) thì được gọi là hiện tượng khô nóng. Trường hợp nắng nóng xảy ra trong điều kiện nhiều mây, độ ẩm tương đối trong không khí tương đối cao khi đó thời tiết kèm theo nó là rất oi bức, cơ thể con người cảm thấy rất khó chịu.
Xem thêm : Doanh nghiệp nhỏ và vừa là gì? Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa
Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa có địa hình phức tạp, đồng thời lại chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của áp thấp nóng phía tây và áp cao cận nhiệt đới Tây Thái Bình Dương trong mùa hè nên nắng nóng xảy ra rộng trên khắp lãnh thổ.
Nhìn chung, rét đậm, rét hại, nắng nóng đều là những hiện tượng thời tiết cực đoan và biến đổi khí hậu khiến tần suất và mức độ của chúng tăng lên.
Một vài ví dụ điển hình và mức độ thiệt hại
Rét đậm, rét hại
Trong đợt rét hại kéo dài 33 ngày cuối năm 2007 đến đầu năm 2008 đã có 33.000 con trâu bò, 34.000 ha lúa xuân đã cấy, hàng chục ngàn ha mạ non ở tất cả các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung bộ đã bị chết, thiệt hại lên tới hàng ngàn tỷ đồng.
Rét đậm, rét hại kéo dài sẽ gây thiệt hại nặng nề về gia đàn gia súc
Đợt rét đậm, rét hại kéo dài từ đầu tháng 1 đến ngày 5 tháng 2 năm 2013 đã gây hậu quả nặng nề tới sản xuất nông nghiệp của các tỉnh Bắc Trung bộ. Theo báo cáo của các tỉnh, đã có hơn 43.000 ha lúa và rau màu vụ Đông Xuân bị chết rét. Hà Tĩnh là địa phương bị thiệt hại nặng nề nhất khi có hơn 12.700 ha lúa bị chết rét, tiếp đó là Nghệ An với hơn 10.200 ha lúa và Thanh Hóa hơn 10.000 ha lúa bị chết rét. Riêng tỉnh Quảng Trị ngoài gần 3.000 ha lúa còn có hơn 900 ha rau màu bị chết rét.
Nắng nóng
Nhiệt độ tăng, nhất là nhiệt độ tối cao cùng với các đợt nắng nóng xảy ra nhiều hơn làm tăng nguy cơ cháy rừng, đặc biệt trong mùa khô. Số liệu thống kê cho thấy, trong những năm gần đây diện tích rừng tăng lên, nhưng chất lượng rừng lại có xu hướng giảm (rừng nguyên sinh chỉ còn khoảng 7% trong khi rừng thứ sinh nghèo kiệt chiếm gần 70% tổng diện tích rừng trong cả nước, đây là loại rừng rất dễ xảy ra cháy). Trong vài thập kỷ qua, trung bình mỗi năm Việt Nam mất đi hàng chục ngàn ha rừng (trong đó mất rừng do cháy khoảng 16.000 ha/năm). Trong vòng 40 năm (1963 – 2002) theo số liệu của Cục Kiểm lâm thì có tới 47.000 vụ cháy rừng gây thiệt hại trên 633.000 ha rừng.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp