Việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có ý nghĩa trực tiếp và lâu dài đối với công cuộc cải cách hành chính, chất lượng nền công vụ. Để nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức thì công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức là một trong những giải pháp căn bản nhất, trong đó đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo chức danh, vị trí việc làm có ý nghĩa rất quan trọng. Một số quy định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo quy định hiện hành, cụ thể như sau:
- Thử ngay 15 kiểu tóc pixie đang thịnh hành này giúp chị em trẻ trung, xinh đẹp và đầy cá tính
- Cách kích thích 12 cung hoàng đạo trong cuộc ái ân
- Nên đăng ký bảo hiểm ở bệnh viện nào uy tín và tốt nhất?
- Bầu ăn nước cốt dừa được không? Lưu ý khi sử dụng nước cốt dừa
- Cách làm nha đam ngâm rượu dưỡng da cực dễ tại nhà
1. Nguyên tắc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức
Bạn đang xem: Một số quy định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo quy định hiện hành
Đào tạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức; tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; vị trí việc làm; gắn với công tác sử dụng, quản lý cán bộ, công chức, viên chức, phù hợp với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và nhu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị.
Thực hiện phân công, phân cấp trong tổ chức bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức, tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; kết hợp phân công và cạnh tranh trong tổ chức bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm.
Đề cao ý thức tự học và việc lựa chọn chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm của cán bộ, công chức, viên chức.
Bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả.
Về đào tạo cán bộ, công chức, viên chức, yêu cầu việc đào tạo cán bộ, công chức, viên chức thực hiện theo quy định của pháp luật về giáo dục và đào tạo, phù hợp với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, đáp ứng quy hoạch nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị.
2. Đối tượng, điều kiện đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học
Cán bộ, công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số hoặc công tác tại các xã miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn và phải có cam kết thực hiện nhiệm vụ, công vụ tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo.
Đối tượng được cử đi học theo các chương trình hợp tác với nước ngoài được ký kết hoặc gia nhập nhân danh Nhà nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngoài các quy định trên còn phải đáp ứng yêu cầu khác của chương trình hợp tác.
3. Điều kiện đào tạo sau đại học
3.1. Đối với cán bộ, công chức:
a) Có thời gian công tác từ đủ 03 năm trở lên (không kể thời gian tập sự) và 02 năm liên tục liền kề trước thời điểm được cử đi đào tạo hoàn thành tốt nhiệm vụ;
b) Không quá 40 tuổi tính từ thời điểm được cử đi đào tạo sau đại học lần đầu;
c) Có cam kết thực hiện nhiệm vụ, công vụ tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo;
d) Chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm.
Xem thêm : Xe máy đi ngược chiều phạt bao nhiêu 2022?
3.2. Đối với viên chức:
a) Đã kết thúc thời gian tập sự (nếu có);
b) Có cam kết thực hiện nhiệm vụ, hoạt động nghề nghiệp tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo;
c) Chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm.
Cán bộ, công chức, viên chức được cử đi học theo các chương trình hợp tác với nước ngoài được ký kết hoặc gia nhập nhân danh Nhà nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngoài các quy định trên còn phải đáp ứng yêu cầu khác của chương trình hợp tác.
4. Bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức
Hình thức bồi dưỡng, gồm: Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức; Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý; Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã; Bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm.
Nội dung bồi dưỡng gồm: Lý luận chính trị; Kiến thức quốc phòng và an ninh; Kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước; Kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu vị trí việc làm.
5. Yêu cầu tham gia các chương trình bồi dưỡng
5.1. Cán bộ, công chức, viên chức tham gia học các chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị, chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
5.2. Công chức phải hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch công chức trước khi bổ nhiệm ngạch.
5.3. Viên chức phải hoàn thành chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành trước khi bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp.
5.4. Cán bộ, công chức, viên chức tham gia học các chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu vị trí việc làm theo quy định của cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức và theo nhu cầu bản thân, thời gian thực hiện tối thiểu 01 tuần (40 tiết)/năm, tối đa 04 tuần (160 tiết)/năm.
6. Đền bù chi phí đào tạo
6.1. Cán bộ, công chức, viên chức, được cử đi đào tạo từ trình độ trung cấp trở lên bằng nguồn ngân sách nhà nước hoặc kinh phí của cơ quan quản lý, sử dụng 4 cán bộ, công chức, viên chức phải đền bù chi phí đào tạo khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Tự ý bỏ học, bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc trong thời gian đào tạo.
– Không được cơ sở đào tạo cấp văn bằng tốt nghiệp.
Xem thêm : Học tiếp viên hàng không thi khối gì? Trường nào? Học phí bao nhiêu?
– Đã hoàn thành và được cấp văn bằng tốt nghiệp khóa học nhưng bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc khi chưa phục vụ đủ thời gian cam kết
6.2. Chi phí đền bù và cách tính chi phí đền bù
– Chi phí đền bù bao gồm học phí và tất cả các khoản chi khác phục vụ cho khóa học, không tính lương và các khoản phụ cấp (nếu có).
– Điều kiện được giảm chi phí đền bù
Mỗi năm công tác của cán bộ, công chức, viên chức (không tính thời gian tập sự và thời gian công tác sau khi được đào tạo) được tính giảm 1% chi phí đền bù. Trường hợp là nữ hoặc là người dân tộc thiểu số thì mỗi năm công tác được tính giảm tối đa 1,5% chi phí đến bù.
6.3. Hội đồng xét đền bù
– Hội đồng xét đền bù tư vấn giúp Người đứng đầu cơ quan quản lý cán bộ, công chức, viên chức hoặc cơ quan, đơn vị được phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức xem xét các trường hợp phải đền bù chi phí và kiến nghị chi phí đền bù đào tạo đối với cán bộ, công chức, viên chức.
– Hội đồng làm việc theo nguyên tắc công khai, dân chủ và biểu quyết theo đa số.
– Hội đồng chấm dứt hoạt động và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
6.4. Quyết định đền bù
Căn cứ kiến nghị của Hội đồng xét đền bù, Người đứng đầu cơ quan quản lý cán bộ, công chức, viên chức hoặc cơ quan, đơn vị được phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức ban hành quyết định đền bù chi phí đào tạo.
6.5. Trả và thu hồi chi phí đền bù
– Chậm nhất trong thời hạn 120 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định đền bù chi phí đào tạo của cơ quan có thẩm quyền, đối tượng phải đền bù chi phí đào tạo có trách nhiệm nộp trả đầy đủ chi phí đền bù.
– Chi phí đền bù được nộp cho cơ quan, đơn vị đã chi trả cho khóa học.
– Trong trường hợp không thống nhất việc đền bù chi phí đào tạo, các bên liên quan có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.
Với những quy định cụ thể như trên, đào tạo bồi dưỡng trong thời gian tới sẽ có nhiều chuyển biến tiến bộ. Các bộ, ngành, địa phương và mỗi cán bộ, công chức, viên chức cần thay đổi nhận thức về đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức. Đào tạo, bồi dưỡng phải là quá trình phát triển năng lực nhằm nâng cao năng lực thực thi công vụ chứ không phải đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo số lượng theo quy định. Vì vậy, phải xác định đúng nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng làm cơ sở để xây dựng và thực hiện đào tạo, bồi dưỡng theo năng lực để đạt hiệu quả như mong đợi./.
Kim Anh (tổng hợp)
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp