Hiểu được trẻ bị ho có ăn được thịt vịt không sẽ giúp mẹ xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, an toàn và giúp trẻ nhanh chóng bình phục. Tìm hiểu câu trả lời và các giải pháp xử lý khi trẻ ho thông qua bài viết sau.
- Bài 11. Phạm vi Biển Đông: Các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông: Đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam – SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều
- 8 tác dụng của mật ong với sức khỏe
- Hoa anh đào Nhật Bản: Ý nghĩa, hình ảnh, cách trồng, chăm sóc tại nhà
- Sinh con hợp tuổi bố mẹ: Rước tài lộc, ăn nên làm ra (Mới nhất 2024)
1/ Trẻ bị ho có ăn được thịt vịt không?
Khi trẻ bị ho có ăn được thịt vịt không thì câu trả lời là KHÔNG. Sở dĩ như vậy vì theo Đông y, thịt vịt có vị tanh, nên sẽ khiến niêm mạc ở đường hô hấp bị kích thích dẫn đến tình trạng ho trở nên nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, tính lạnh (hàn) có trong thịt vịt sẽ ảnh hưởng đến cơ thể lúc này đang yếu do cảm cúm, cảm lạnh và khiến ho kéo dài gây mệt mỏi, khó chịu và lâu bình phục.
Bạn đang xem: Trẻ bị ho có ăn được thịt vịt không? Các giải pháp xử lý cho bé
Mặc dù thịt vịt rất giàu chất dinh dưỡng có lợi như: vitamin A, B, D, E cùng các khoáng chất như sắt, photpho, … tuy nhiên với những đặc điểm đã kể đến ở trên thì mẹ nên lựa chọn cho trẻ một món ăn bổ dưỡng khác thay vì ăn thịt vịt để đảm bảo quá trình phục hồi của trẻ diễn ra nhanh chóng.
Đặc biệt đối với trẻ nhỏ có sức đề kháng và hệ miễn dịch còn yếu, việc ăn thịt vịt trong lúc đang bị ho là điều không nên. Bố mẹ nên chú ý về chế độ dinh dưỡng của trẻ để giúp trẻ nhanh chóng bình phục và cải thiện tình trạng sức khỏe tốt nhất.
Không nên cho trẻ ăn thịt vịt khi trẻ đang bị ho bởi thịt vịt sẽ làm tình trạng ho của trẻ trở nên nặng và dai dẳng hơn
2/ Khi trẻ bị ho cần tránh ăn những loại thịt gì
Bên cạnh việc trẻ bị ho có ăn được thịt vịt không, mẹ cũng cần chú ý đến những thực phẩm cần tránh cho trẻ khi bị ho như sau:
Hải sản
Tất cả các loại thịt từ hải sản có thể được kể đến như tôm, cua, cá … thì mẹ không nên cho trẻ sử dụng trong lúc trẻ đang bị ho bởi hải sản có vị tanh nên dễ gây kích ứng khiến trẻ ho nhiều và dai dẳng hơn.
Mặc dù rất giàu chất dinh dưỡng tuy nhiên mẹ không nên cho trẻ ăn hải sản khi trẻ đang có dấu hiệu ho nhiều
Thịt đông lạnh
Thịt hoặc các thực phẩm để đông lạnh thường mất dần các chất dinh dưỡng cần thiết trong quá trình bảo quản nên mẹ cũng lưu ý không nên nấu cho trẻ ăn. Bên cạnh đó, những đồ ăn, uống lạnh chưa được làm nóng cũng không nên có trong thực đơn của trẻ. Có thể kể đến như: kem, đá bào, nước đá … đều có thể khiến cổ họng bị lạnh, tổn thương dẫn đến ho nặng hơn.
Đồ ăn chiên rán
Mặc dù đồ ăn chiên rán là những món ăn khoái khẩu với trẻ nhỏ tuy nhiên khi bị ho, việc ăn những thực phẩm này có độ cứng, khô nhất định sẽ gây ra đau rát khiến cổ họng bị tổn thương nặng nề. Lúc này trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc nuốt, không muốn ăn thêm trong những ngày sau đó khiến quá trình cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể bị gián đoạn, trẻ dễ bị tụt cân, biếng ăn sinh lý, kém phát triển.
Ngoài ra, những món ăn chiên rán cũng chứa nhiều dầu mỡ gây nên hiện tượng khó tiêu hóa, đầy bụng ở trẻ nhỏ.
Thịt đóng hộp
Những loại đồ hộp có trên thị trường thường chứa lượng chất bảo quản nhất định và thịt đã được qua sơ chế đóng hộp nên chất lượng dinh dưỡng đã bị giảm đi đáng kể sẽ không phù hợp với trẻ đang trong quá trình bình phục và ho nặng. Thay vào đó, mẹ nên bổ sung những thực phẩm tươi ngon bổ dưỡng để giúp việc ho của trẻ nhanh chóng được cải thiện hơn.
Đồ ăn cay nóng
Ngoài đồ ăn lạnh thì những thực phẩm mang tính cay, nồng cũng không được khuyến khích đối với người bị ho, đặc biệt là trẻ nhỏ. Tránh xa các loại gia vị như ớt, tiêu, gừng, sả … để giúp cho niêm mạc cổ họng của trẻ không bị sưng, viêm nặng hơn.
3/ Các giải pháp xử lý khi trẻ nhỏ bị ho
Để giải đáp được trẻ bị ho có ăn được thịt vịt không một cách hiệu quả nhất, mẹ nên nắm vững các giải pháp xử lý như sau:
Vệ sinh mũi họng cho trẻ
Xem thêm : GIẢI ĐÁP:「Nợ Xấu Có Đi Nhật Được Không?」
Trẻ bị ho có đờm sẽ vô cùng khó chịu nên việc vệ sinh mũi họng cho trẻ là điều vô cùng cần thiết. Quá trình này sẽ làm loãng các dịch nhày, làm giảm mật độ đờm ở cổ họng giúp trẻ hô hấp dễ dàng hơn. Chỉ khi dịch nhầy giảm dần, cổ họng của trẻ không còn đau rát thì tình trạng ho mới nhanh chóng kết thúc được.
Cho trẻ uống nhiều nước
Bổ sung đầy đủ nước trong ngày có tác dụng thanh lọc cơ thể đồng thời làm loãng đờm hiệu quả. Mẹ có thể cho trẻ uống nước lọc hoặc nước điện giải (nếu có chỉ định) để giúp trẻ cảm thấy đỡ mệt mỏi, khó chịu hơn khi bị ốm, sốt gây ra.
Không tự ý cho trẻ uống thuốc
Nhiều gia đình thường tự ý cho trẻ sử dụng thuốc như các phương pháp dân gian hoặc các loại thuốc ho bởi có thể gây ra các tác dụng phụ hoặc phản tác dụng khiến tình trạng bệnh lý trở nên trầm trọng hơn. Cách tốt nhất đó là mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế, bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng của mỗi trẻ, giúp trẻ nhanh chóng bình phục và ăn ngon, phát triển bình thường.
Ngoài ra, mẹ nên cho trẻ sử dụng Buona Difesa – siro tăng sức đề kháng, hỗ trợ hệ miễn dịch cho trẻ nhằm giảm các nguy cơ bệnh lý về đường hô hấp như ho, hắt hơi sổ mũi, ngạt mũi … Được sản xuất với công nghệ độc đáo từ Italy, Buona Difesa luôn là sản phẩm ưa thích của các gia đình dành cho trẻ nhỏ với mong muốn trẻ khỏe mạnh, phát triển toàn diện nhất về mọi mặt.
Buona Difesa giúp trẻ tăng sức đề kháng, ngăn ngừa ho hiệu quả và an toàn, bảo vệ sức khỏe của trẻ nhỏ vượt trội
Hy vọng rằng bài viết trẻ bị ho có ăn được thịt vịt không đã đem đến cho bạn những thông tin bổ ích xung quanh việc chăm sóc cho trẻ bị ho. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, hãy nhanh tay gọi đến hotline 0974.402.860 để được tư vấn và giải đáp miễn phí.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp