Sơ Yếu Lý Lịch Công Chứng Có Thời Hạn Bao Lâu? [2024]

Sơ yếu lý lịch là một trong những hồ sơ không thể thiếu khi bạn đi xin việc. Ngoài xin việc, sơ yếu lý lịch còn dùng vào những mục đích khác, đối với học sinh sing viên có thể dùng cho mục đích nhập học. Mặt khác, hiện nay, thủ tục công chứng là một trong những thủ tục hành chính hay được người dân sử dụng nhất bởi vì bất kỳ ai khi tiến hành các công việc liên quan đến các giao dịch dân sự hay hợp đồng đều phải đến các cơ quan có thẩm quyền để tiến hành xin xác nhận, chứng thực hoặc yêu cầu được giải quyết. Sơ yếu lý lịch cũng là một trong những nội dung cần được công chứng. Sơ yếu lý lịch công chứng có thời hạn bao lâu? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Sơ Yếu Lý Lịch Công Chứng Có Thời Hạn Bao Lâu [2023]

Sơ Yếu Lý Lịch Công Chứng Có Thời Hạn Bao Lâu? [2023]

1. Sơ yếu lý lịch là gì?

Sơ yếu lý lịch là tờ khai tổng quan những thông tin liên quan của một cá nhân, bao gồm thông tin cá nhân và thông tin nhân thân (bố, mẹ, vợ, chồng, anh, chị em…) của cá nhân đó, quá trình học tập, hoạt động, làm việc của cá nhân đó…

1.1 Nội dung chính của sơ yếu lý lịch

Sơ yếu lý lịch gồm các nội dung sau:

– Hình ảnh của cá nhân, ảnh 4×6

– Thông tin cá nhân: họ tên, tên gọi khác, giới tính, ngày sinh, năm sinh, nơi sinh, dân tộc, tôn giáo, nguyên quán, hộ khẩu thường trú, số và nơi cấp chứng minh nhân dân/ căn cước công dân, dân tộc, trình độ văn hóa, ngày vào Đoàn – Đảng…

– Quan hệ gia đình: họ tên, năm sinh, chỗ ở, nghề nghiệp của bố, mẹ, vợ/ chồng, anh-chị-em ruột, con cái

– Quá trình học tập – làm việc của người làm đơn

– Khen thưởng – kỷ luật

– Lời cam đoan

– Chữ ký và xác nhận đóng dấu của địa phương

1.2 Hướng dẫn điền sơ yếu lý lịch

– Ảnh trong sơ yếu lý lịch phải đúng kích cỡ là ảnh 4×6, ảnh phải nhìn rõ mặt và phải là ảnh hồ sơ, không có các cảnh vật khác trong ảnh ngoài mặt bạn. Ảnh không được photo shop quá nhiều, đặc biệt là tẩy xóa các nét đặc biệt để nhận diện trên khuôn mặt. Ảnh không được rửa trơn vì khi đóng dấu xác nhận của các cơ quan chức năng không in được lên ảnh.

– Các mục Họ tên, Giới tính, Ngày tháng năm sinh: điền theo đúng trong CMND – họ tên cần viết in hoa. Ví dụ phải viết là: NGUYỄN VĂN NAM, giới tính: Nam,

– Mục Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: viết số nhà (thôn), phường (xã), quận (huyện), thành phố (tỉnh) như thông tin trong sổ hộ khẩu

– Các mục CMND số, nơi cấp, ngày cấp: ghi như trên CMND/ CCCD.

– Mục SĐT liên hệ: ghi số điện thoại đang sử dụng, cung cấp thêm số điện thoại bàn tại nhà (nếu có)

– Mục Khi cần báo tin cho ai, Ở đâu: ghi tên, địa chỉ, số điện thoại của người thân.

– Mục nơi đăng ký hộ khẩu thường trú thì phải viết rõ thôn (số nhà, đường phố), xã (phường), huyện (quận), tỉnh (thành phố) theo đúng số hộ khẩu.

– Mục Nơi ở hiện tại: ghi chính xác và cụ thể địa chỉ nơi đang sinh sống, viết rõ thôn (số nhà, đường phố), xã (phường), huyện (quận), tỉnh (thành phố)

– Mục Nguyên quán: là nơi sinh sống của ông bà nội, cha mẹ đẻ hoặc người đỡ đầu từ nhỏ

– Mục dân tộc: ghi dân tộc đang mang (đa số là ghi Kinh, dân tộc khác thì ghi Mường, Tày, Dao…); nếu là người nước ngoài thì ghi rõ quốc tịch, dân tộc nước ngoài. Nếu là con lai người nước ngoài thì ghi rõ quốc tịch, dân tộc của bố, mẹ là người nước ngoài.

– Mục Tôn giáo: ghi rõ tên đạo (đạo Phận, đạo Thiên Chúa, đạo Hồi…); nếu không theo đạo thì ghi Không

– Mục Thành phần gia đình sau cải cách ruộng đất: có thể là công chức, viên chức, địa chủ, cố nông, bần nông, trung nông…

– Mục Thành phần gia đình hiện nay: có thể là công chức, viên chức, công nhân, nông dân, bộ độ,… nếu sống phụ thuộc gia đình thì ghi là học sinh, sinh viên hoặc chưa có việc làm.

– Mục Trình độ văn hóa: ghi 12/12 chính quy hoặc 12/12 bổ túc văn hóa

– Mục Trình độ ngoại ngữ: ghi tên ngoại ngữ biết, như tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Hàn…

– Mục Trình độ chuyên môn, loại hình đào tạo, chuyên ngành: có thể là Cử nhân – Đại học – Kế toán…

– Mục Kết nạp Đảng- Đoàn: ghi rõ ngày, tháng, năm và nơi kết nạp

– Mục Tình hình sức khỏe: ghi theo đánh giá của cơ sở y tế kết luận trong phiếu khám sức khỏe xin việc

– Mục Nghề nghiệp: ghi tên nghề nghiệp

– Mục Cấp bậc: ghi bậc lương đang được hưởng (nếu có)

– Mục Lương chính hiện nay: ghi theo ngạch kỹ sư, kỹ thuật viên, chuyên viên… (nếu có)

– Mục Ngày nhập ngũ- xuất ngũ, lý do: ghi rõ ngày, tháng, năm nhập ngũ- xuất ngũ và lý do xuất ngũ

– Mục Hoàn cảnh gia đình: ghi rõ họ tên, năm sinh, chỗ ở, nghề nghiệp, nơi làm việc của bố, mẹ, vợ/ chồng, anh, chị, em ruột, con cái (nếu có)

– Mục Quá trình hoạt động của bản thân: ghi tóm tắt quá trình từ thời niên thiếu đến hiện tại như học gì – làm gì – ở đâu – giữ chức vụ gì…

– Mục Khen thưởng- kỷ luật: ghi rõ thông tin về khen thưởng- kỹ luật (nếu có)

1.3 Hướng dẫn chứng thực sơ yếu lý lịch

Chứng thực, hiểu theo nghĩa mặt chữ thì đó chính là chứng nhận một cái gì đó có thật. Hiện nay các văn bản pháp luật không quy định khái niệm về chứng thực là gì. Tuy nhiên, từ các quy định về hoạt động chứng thực, thì có thể hiểu chứng thực là hoạt động mà cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác nhận về việc các giấy tờ, văn bản, chữ ký hoặc thông tin của cá nhân là chính xác, hợp pháp.

Tại điều 23 của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP quy định:

“Điều 23. Trách nhiệm của người yêu cầu chứng thực chữ ký và người thực hiện chứng thực chữ ký

1. Người yêu cầu chứng thực chữ ký phải chịu trách nhiệm về nội dung của giấy tờ, văn bản mà mình ký để yêu cầu chứng thực chữ ký; không được yêu cầu chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản có nội dung quy định tại Khoản 4 Điều 22 và Khoản 4 Điều 25 của Nghị định này.

2. Người thực hiện chứng thực chịu trách nhiệm về tính xác thực về chữ ký của người yêu cầu chứng thực trong giấy tờ, văn bản.”

Như vậy, cá nhân khi thực hiện chứng thực sơ yếu lý lịch cần phải chịu trách nhiệm về giấy tờ của mình.

Và tại Điều 15 của Thông tư số 01/2020/TT-BTP của Bộ Tư pháp thì:

“Điều 15. Chứng thực chữ ký trong tờ khai lý lịch cá nhân

1. Các quy định về chứng thực chữ ký tại Mục 3 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP được áp dụng để chứng thực chữ ký trên tờ khai lý lịch cá nhân. Người thực hiện chứng thực không ghi bất kỳ nhận xét gì vào tờ khai lý lịch cá nhân, chỉ ghi lời chứng chứng thực theo mẫu quy định tại Nghị định số 23/2015/NĐ-CP. Trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác về việc ghi nhận xét trên tờ khai lý lịch cá nhân thì tuân theo pháp luật chuyên ngành.

2. Người yêu cầu chứng thực phải chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung trong tờ khai lý lịch cá nhân của mình. Đối với những mục không có nội dung trong tờ khai lý lịch cá nhân thì phải gạch chéo trước khi yêu cầu chứng thực.”

Về hoạt động chứng thực chữ ký tại sơ yếu lý lịch thì có thể được thực hiện tại bất kì Ủy ban nhân dân xã nào hoặc văn phòng công chứng hoặc phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Tuy nhiên, để xác nhận dấu giáp lai và ảnh tại sơ yếu lý lịch thì cần chứng thực tại Ủy ban nhân dân xã nơi cá nhân cư trú.

Các hồ sơ cần mang đi khi đi chứng thực sơ yếu lý lịch gồm:

– Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng;

– Sơ yếu lý lịch cần chứng thực

2. Sơ yếu lý lịch công chứng có thời hạn bao lâu?

Luật Công chứng 2014 và Nghị định 23/2015/NĐ-CP đều không quy định về thời hạn có hiệu lực của bản sao được công chứng, chứng thực. Do vậy về nguyên tắc, bản sao được công chứng, chứng thực có giá trị vô thời hạn.

Tuy nhiên, trong thực tế, bản sao được công chứng, chứng thực có thể chia thành hai loại:

Bản sao vô thời hạn: Bản sao được chứng thực từ bảng điểm, bằng cử nhân, giấy phép lái xe mô tô… có giá trị vô hạn, trừ trường hợp bản chính đã bị thu hồi, hủy bỏ.

Bản sao hữu hạn: Bản sao được chứng thực từ các loại giấy tờ có xác định thời hạn như Phiếu lý lịch tư pháp (6 tháng), Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (6 tháng), Giấy chứng minh Nhân dân (15 năm)… thì bản sao chỉ có giá trị sử dụng trong thời hạn bản gốc còn hạn sử dụng.

Ngoài ra, cán bộ thụ lý có quyền yêu cầu đương sự xuất trình bản chính (bản gốc) để đối chiếu chứ không có quyền yêu cầu nộp bản sao mới.

Như vậy, pháp luật hiện hành không có quy định về việc hạn chế thời hạn sử dụng của bản sao đã được chứng thực từ bản chính nên có thể hiểu bản sao y có giá trị pháp lý đến khi nào bản gốc bị thay đổi và không còn giá trị pháp lý. Nhưng thông thường đối với những giấy tờ có thể có sự thay đổi như giấy đăng ký kết hôn, giấy đăng ký thành lập doanh nghiệp, giấy chứng nhận quyền sở hữu đất… thường cơ quan tiếp nhận chỉ chấp nhận các giấy tờ đã được chứng thực trong vòng 3 – 6 tháng, với mục đích đảm bảo tính cập nhật, tính xác thực của các giấy tờ trên.

Đối với giấy tờ (hợp đồng) đã được công chứng thì căn cứ theo thời hạn hiệu lực của hợp đồng đó. Ngoài ra tùy theo nội dung, tính chất công việc mà thời hạn được duy trì.

Trên đây là toàn bộ thông tin tư vấn của chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc về vấn đề sơ yếu lý lịch công chứng có thời hạn bao lâu? Nếu có bất kỳ thắc mắc pháp lý phát sinh, bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.