Nhiều người biết tới hoa bỉ ngạn thông qua các câu thơ, lời hát, hoặc là trong những thước phim về sự chia ly, buồn đau của đôi lứa. Vậy hoa bỉ ngạn là gì, loài hoa này có thật không, và có ý nghĩa như thế nào? Mời các bạn cùng tìm hiểu về loài hoa này trong bài viết dưới đây nhé.
Hoa bỉ ngạn là hoa gì?
Hoa bỉ ngạn có tên khoa học là Lycoris Radiata, còn được gọi là hoa Long Trảo Hoa, cây Mạn Châu Sa Hoa, Hồng hoa Thạch Toán… Hoa bỉ ngạn có thật và có nguồn gốc từ Trung Quốc và Nhật Bản.
Bạn đang xem: Hoa bỉ ngạn là gì? Ý nghĩa và truyền thuyết về hoa bỉ ngạn
Cây hoa bỉ ngạn có thân thảo, cao khoảng 40-100cm, mọc sát nhau.
Hoa bỉ ngạn mọc thành từng chùm, phía trên đài gồm từ 5-7 nụ, khi nở xòe ra mọi hướng. Hoa có 3 màu chính là màu đỏ (Mạn Châu Sa Hoa, phổ biến nhất), vàng, trắng (Mạn Đà La Hoa).
Điều thú vị là một khi cây ra hoa thì lá sẽ không phát triển nữa, nếu có lá thì cây sẽ không có hoa. Vì vậy, hoa và lá cây bỉ ngạn không bao giờ được gặp nhau.
Truyền thuyết hoa bỉ ngạn
Theo truyền thuyết, hoa bỉ ngạn là loài hoa duy nhất mọc trên đường xuống hoàng tuyền. Trước khi đi qua cầu Nại Hà bắc ngang bờ Vong Xuyên, các linh hồn sẽ sẽ gửi toàn bộ ký ức của mình cho hoa bỉ ngạn để có thể an tâm đi đầu thai sang kiếp khác. Loài hoa này sẽ thu nhận những hồi ức đó, dù là đau khổ tột cùng hay yêu thương thắm thiết.
“Lòng đã nở một nhành hoa Bỉ NgạnNhìn Vong Xuyên đưa tiễn mấy dòng trôiCánh mong manh trói đời ta vô ảnhBờ nhân duyên xa tít tắp chân trời…”
Truyền thuyết 2 về hoa bỉ ngạn
Ngày xưa, trên thiên giới có một đôi trai gái yêu nhau rất sâu nặng. Chàng trai tên là Hoa, con nhà quan võ. Cô gái là công chúa tên Châu Nhi. Chàng Hoa phải cầm quân đánh giặc nên 2 người phải chia ly. Đến khi trở về, thì chàng biết tin nhà vua muốn gả công chúa Châu Nhi đến Tiên Tôn để kết giao tình hữu nghị. Chàng Hoa đã vào thỉnh cầu Thiên đế gả Châu Nhi cho mình nhưng lại không được và bị bắt giam vào ngục.
Khi biết tin, Châu Nhi đã lén vào ngục thăm chàng Hoa. Chàng Hoa đã vượt ngục và dẫn theo công chúa chạy trốn.
Thiên đế nổi trận lôi đình, phái thiên binh đi đuổi theo để bắt họ về. Bị truy đuổi, hai người rơi vào tình thế không có lối thoát. Để chạy trốn chàng Hoa đã biến Châu Nhi thành nụ hoa trắng tinh khiết, còn mình biến thành tán lá xanh, ôm lấy nụ hoa. Cảm động trước tình cảm của 2 người, đám thiên binh đuổi theo đã đặt tên cho loài hoa đó là Mạn Châu Sa Hoa.
Sau khi biết chuyện, Thiên đế vẫn chưa nguôi giận, và đã đưa ra lời nguyền khiến cho hoa và lá của Mạn Châu Sa Hoa vĩnh viễn không tồn tại cùng nhau; cứ hoa mọc thì lá rụng, lá mọc hoa đã tàn.
Xem thêm : Giới thiệu về iMessage và cách nhắn tin MIỄN PHÍ bằng iPhone
Đến ngàn vạn năm sau, tình cảm của cặp đôi đã dần chiến thắng lời nguyền, để hoa và lá cũng có thể bung nở cùng nhau. Nhưng khi Thiên đế biết chuyện đã sai thiên binh đến bắt họ về. Mạn Châu Sa Hoa sau khi khôi phục được pháp lực đã phải chạy trốn xuống địa ngục. Dù vậy, thiên binh cũng quyết không buông tha. Chuyện tình của Mạn Châu Sa Hoa đã khiến Ma giới cảm động và đứng ra bênh vực, dẫn đến đại chiến giữa hai giới Thần – Ma.
Trong khi hai bên giao chiến, máu của các binh lính tràn ra mặt đất. Mạn Châu Sa Hoa đã hút hết khiến màu trắng tinh khiết của nụ hoa bỗng chốc hóa thành đỏ tươi.
Cuối cùng tất cả các giới đã quyết định để Mạn Châu Sa Hoa ở dưới cầu Nại Hà, bên sông Hoàng Tuyền để dẫn độ các linh hồn trên thế gian, dẫn đường cho các cặp đôi bị chia cắt quay lại luân hồi. Về sau Mạn Châu Sa Hoa được gọi là hoa bỉ ngạn.
Ý nghĩa của hoa bỉ ngạn
Hoa bỉ ngạn là loài hoa đại diện cho sự chia ly, tuyệt vọng, hồi ức đau thương. Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia, hoa bỉ ngạn lại có ý nghĩa khác nhau.
Tại Nhật Bản, hoa bỉ ngạn mang ý nghĩa là hồi ức đau thương.
Tại Triều Tiên hoa bỉ ngạn tượng trưng cho nỗi nhớ nhung của các đôi lứa yêu nhau.
Tại Trung Quốc, hoa bỉ ngạn tượng trưng cho sự ưu mỹ thuần khiết, cũng là sự phân ly, khổ đau, vẻ đẹp của cái chết.
Dù mang ý nghĩa thương đau, tang tóc nhưng hoa bỉ ngạn khi trồng trong nhà lại có ý nghĩa kết nối giữa những người còn sống với tổ tiên dòng họ.
Ngoài ra, hoa bỉ ngạn còn là loài hoa phong thủy, nếu trong tước cổng nhà còn giúp đem lại nhiều may mắn cho công việc, cho cuộc sống.
Ý nghĩa những màu hoa bỉ ngạn
- Bỉ ngạn đỏ – hồi ức đau thương.
- Bỉ ngạn vàng – vĩnh viễn không gặp lại.
- Bỉ ngạn trắng – sự tinh khiết.
- Bỉ ngạn xanh – hy vọng tương lai sẽ gặp lại.
Tác dụng của hoa bỉ ngạn
Một số nghiên cứu cho thấy hoa bỉ ngạn có tác dụng xua đuổi chuột và một số loại côn trùng khác.
Ngoài ra, hoa bỉ ngạn còn được dùng trong y học cổ truyền do có khả năng hỗ trợ giảm đau thấp khớp, phù nề, giảm đau, tiêm viêm và giảm các nốt mụn sưng tấy trên cơ thể.
Những bài thơ về hoa bỉ ngạn buồn xé lòng
Bài thơ 01:
Xem thêm : Tin tức
“Hoa nở ngàn năm hoa bỉ ngạnHoàng Tuyền huyết nhuộm nỗi bi thươngVô hoa hữu diệp, vô tương ngộVạn kiếp luân hồi, vạn kiếp vương”
Bài thơ 02:
“Ngàn năm hoa nở, ngàn năm hoa tànHoa vừa nở, lá đã vội tanLá vừa chớm mọc, hoa lại rụngCó lá không hoaThấy hoa không láChung một rễ mà chẳng thể gặpỞ rất gần mà cũng rất xaCứ nhớ thương mà ôm sầu thương nhớVạn kiếp luân hồi, vạn kiếp bi“
Bài thơ 03:
“Bỉ Ngạn hoa nở bên bờ sinh tửSông Vong Xuyên ánh đỏ cả một dòngMạnh Bà Thang là ai quên ai nhớCầu Nại Hà là ai ngóng ai trông“
Bài thơ 04:
“Trên đường hoàng tuyền, có hoa Bỉ NgạnHoa chờ một người, yêu tận tâm canDuyên phận trái ngang, đời đời lỡ dởSố mệnh sắp đặt, vạn kiếp chẳng nên duyên…
Chẳng phải thần tiên, chẳng phải hồ điệpNguyện làm tri kỉ bầu bạn nơi cửu tuyềnVong xuyên bất tận, Bỉ ngạn tịch LiêuCó phải chăng chẳng chờ được người yêu?
Chỉ nguyện làm thân hoa mọc trên đấtCó hoa không lá, có lá không hoaLặng nhìn nhân thế, lặng nhìn đời trôi…”
Bài thơ 05:
“Bỉ ngạn hoa – hoa nở không thấy láSông Vong Xuyên nước sâu tựa trời caoSương Giang Nam mưa bụi phủ Nại HàCố nhân cười chặt đứt một hồi duyên.”
Hình ảnh đẹp về hoa bỉ ngạn
Hiện nay trên mạng xã hội đang hot rần rần về ý nghĩa các màu hoa bỉ ngạn, nhiều người chế video, hình ảnh từ lời thoại ý nghĩa những màu hoa bỉ ngạn để đem lại tiếng cười, sự thư giãn. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về loài hoa bỉ ngạn huyền bí.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp