Ý nghĩa hoa Mộc Lan là gì? Cách trồng và chăm sóc sao cho đúng? Những lưu ý cần phải biết khi trồng hoa Mộc Lan theo phong thủy là gì? Cùng Mogi tham khảo ngay bài viết bên dưới để nắm rõ những thông tin cần thiết về hoa Mộc Lan nhé.
- Sốt xuất huyết bao lâu thì khỏi? Sai lầm cần tránh để bệnh mau hết
- Trẻ em nên uống canxi vào lúc nào trong ngày để tối ưu hóa hấp thu
- 1989 mệnh gì? Giải mã tất tần tật về Kỷ Tỵ
- Thịt trắng, thịt đỏ tốt xấu thế nào, ăn sao cho đúng: Bạn ăn nhiều nhưng chưa hẳn đã biết!
- Lễ Hằng thuận là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa việc tổ chức lễ Hằng thuận tại chùa
Hoa Mộc Lan là hoa gì?
Hoa Mộc Lan có tên tiếng Anh là Magnolia. Bên cạnh đó loài hoa này còn được biết đến với nhiều cái tên xinh đẹp khác như: Bạch Ngọc Lan, Mộc Hương, Mộc Niên, Giáng Hương,… Xuất xứ của hoa mộc lan đến từ Đông Á, Trung Mỹ và cả ở Bắc Mỹ.
Bạn đang xem: Ý Nghĩa Hoa Mộc Lan Trong Phong Thủy Và Cuộc Sống Mà Bạn Nên Biết
Hoa Mộc Lan thuộc loài thực vật thân gỗ, tuổi thọ cao, cây sở hữu chiều cao trung bình khoảng 2 – 30m, lá cây hình bầu dục, dáng thuôn dài, màu xanh đậm, mọc so le với nhau và có xu hướng rụng khi đông về.
Sau mùa lá rụng thì cây sẽ vào cơ chế dưỡng hoa nở, hoa Mộc Lan thường có đường kính từ 12 đến 15cm, thậm chí có khi to bằng bàn tay người lớn, cánh hoa có hình giống quả trứng, dày và sáng bóng với nhiều màu sắc sặc sỡ như: hồng, trắng, vàng, tím cà… Đặc biệt là cánh hoa rất dày và cũng rất lâu tàn thậm chí có khi đến cả tháng hoa mới tàn.
Hoa Mộc Lan còn có nhiều công dụng hữu ích như:
- Hoa Mộc Lan là loài cây thân gỗ nên có thể tận dụng phần thân cây để làm một vài sản phẩm đồ nội thất, đồ trang trí trong nhà chẳng hạn như làm khung tranh treo tường.
- Cây có hình dáng tương đối chắc khỏe, hoa nở đẹp màu sắc nổi bật nên có thể dùng như cây cảnh trong sân vườn nhà, ngoài ra hoa mộc lan còn thường được dùng để tô điểm cho các khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng…
- Hoa Mộc Lan có mùi thơm quyến rũ đặc biệt nên còn được dùng như một loại hương liệu để chế biến nước hoa, tinh dầu, các sản phẩm đặc chế hương liệu.
- Ngoài ra công dụng của phần rễ cây hoa này còn được dùng như một loại nguyên phụ liệu để chữa các bệnh như đau lưng, phong thấp.
>>>Xem thêm: Ý Nghĩa Hoa Thủy Tiên – Những Ý Nghĩa, Cách Trồng Có Thể Bạn Chưa Biết
Nguồn gốc của cây Mộc Lan?
Hoa Mộc Lan có tên khoa học là Magnoliaceae. Loài hoa này lần đầu được phát hiện và công bố bởi một nhà thực vật học người Pháp có tên Pierre Magnol (1638-1715) thế nên tên loài hoa này có nguồn gốc từ tên ông.
Theo một vài nghiên cứu công bố về thực vật, đã khẳng định chúng xuất hiện trên trái đất hơn 100 triệu năm về trước. Dù vậy, đến tận năm 1688 hoa Mộc Lan mới chính thức được công bố.
Mặc dù, được phát hiện tại Pháp – một quốc gia Châu u nhưng hiện nay chúng lại được trồng chủ yếu tại các nước Đông Nam Á và Đông Á, bởi nét thanh lịch và duyên dáng của hoa rất hợp với văn hóa thẩm mỹ nơi này. Tuy nhiên, nét đẹp của Mộc Lan vẫn đủ làm xao xuyến gu thẩm mỹ của người dân phương Tây, khi được chọn làm loài hoa biểu tượng của hai tiểu bang nước Mỹ là Louisiana và Mississippi.
Cây hoa Mộc Lan có những đặc điểm gì nổi bật?
Hiện nay, hoa Mộc Lan được trồng chủ yếu ở Đông Á và Đông Nam Á. Chúng chiếm được cảm tình, sự yêu thích của nền văn hóa nơi đây bởi vẻ đẹp sang trọng, thanh thoát cùng hương thơm nồng nàn, ấn tượng và rất đặc trưng.
Hoa mộc lan còn là một loại cây bóng mát với thân gỗ, cây có thể đạt chiều cao trung bình tới 30m và phát triển vượt trội nếu gặp được điều kiện khí hậu cũng như thổ nhưỡng thuận lợi. Lá của cây hoa mộc lan có hình bầu dục, dáng lá thon dài dần dần về phía đầu lá, màu sắc của lá cây là màu xanh căng tràn nhựa sống nên cây luôn mang đẹp tươi sáng cho không gian xung quanh.
Bông của hoa mộc lan có hình dáng khá độc đáo khi mang hình dạng khá giống như hai bàn tay đang úp lại. Đặc biệt, màu sắc hoa của loài hoa này cực kỳ đa dạng và rất bắt mắt như mộc lan tím, mộc lan trắng, hoa mộc lan vàng, mộc lan cam, hoa mộc lan đỏ…
>>>Xem thêm: Bật Mí Ý Nghĩa Hoa Thiên Điểu Trong Tình Yêu Và Cuộc Sống
Những loại hoa Mộc Lan phổ biến nhất
Theo màu sắc
Nếu xét theo màu sắc thì hoa mộc lan có các loại chủ yếu như sau:
- Hoa Mộc Lan tím, với sắc tím quyến rũ, chúng đại diện cho sự sang trọng, quyền lực, không những vậy, chúng còn toát lên một hình ảnh huyền bí, khó đoán.
- Hoa Mộc Lan vàng, ánh vàng ấm áp, tượng trưng cho màu nắng ánh mặt trời, chúng ngụ ý cho sự hạnh phúc, đủ đầy. Ngoài ra, đây còn là màu của lửa, nên nó đưa đến nguồn năng lượng nhiệt huyết, tích cực kéo theo những điều tốt lành, may mắn cho gia chủ. Nói cách khác, màu vàng chính là màu của vàng bạc, của sự thịnh vượng, phát tài.
- Hoa Mộc Lan đỏ, sắc đỏ là một màu sắc toát lên năng lượng tích cực, mang trong mình ý nghĩa về sự mạnh mẽ, kiên cường và năng lực vô tận. Màu đỏ đóng vai trò quan trọng trên phương diện phong thủy khi là biểu tượng cho lửa và danh vọng. Theo quan niệm của các nước phương Đông, cụ thể là châu Á thì màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn, hạnh phúc và một cuộc sống viên mãn.
- Hoa Mộc Lan trắng, nói đến sắc trắng của loài hoa này thì thực sự màu trắng của hoa Mộc Lan đã gây ấn tượng mạnh mẽ đối với những người yêu hoa. Sắc trắng tươi mới được xem là điển hình cho sự hưng thịn, thanh thuần và tinh khiết. Bên cạnh đó, có thể nói rằng màu trắng là màu sắc của sự khởi đầu, bởi vạn vật sắc màu đều xuất phát từ màu trắng. Chính vì thế, sắc trắng mang trong mình sự hồn nhiên, giản dị và trong sáng.
- Hoa Mộc Lan xanh, sắc xanh lạ mắt khiến người ta dễ bị ấn tượng và lưu luyến bởi hoa Mộc Lan xanh. Màu xanh dương đại diện cho sự điềm đạm, tĩnh lặng và hòa bình. Tất cả những sự vật khoác lên sắc xanh trên mình từ bầu trời thiên thanh đến đại dương xanh ngắt, sắc xanh dương luôn mang đến một cảm giác thật yên bình, nhẹ nhàng.
Theo giống cây
- Cây rễ trần: Loại này thì thường có nguồn gốc từ Trung Quốc. Cây rễ trần là chỉ còn lại phần rễ trần do được cắt bỏ đi phần rễ dài sau khi chúng được nhổ lên. Đối với loại giống cây này sẽ tốn khá nhiều công sức cũng như mất khá nhiều thời gian để phục hồi lại (ít nhất khoảng một tuần). Do trong quá trình vận chuyển đường dài, cây thường bị mất nước nên độ sinh trưởng giảm, khả năng cây sống và phát triển bình thường trở nên khó khăn hơn. Thông thường, nếu cây sống được thì sức sinh trưởng cũng khá yếu, tốn nhiều thời gian chăm sóc và cây cũng dễ chết hơn do tổn thương rễ khó phục hồi.
- Cây đánh bầu: Tương tự, giống cây này cũng được nhập khẩu từ Trung Quốc. Đối với giống cây đánh bầu, do không bị mất đi nhiều rễ như giống cây rễ trần nên chúng thường có sức khỏe ổn định hơn, dẫn đến việc chăm sóc trở nên dễ dàng. Khi nhận cây về, bạn chỉ cần để cây giống vào trong chậu rồi cố định lại, sau đó lần lượt thêm đất, bón phân và tưới nước đầy đủ sẽ giúp cây nhanh phục hồi trở lại.
- Cây thuần chậu: Đây là giống cây hoa Mộc Lan có nguồn gốc tại Việt Nam. Loại cây giống này sinh trưởng đặc biệt tốt, yêu cầu chăm sóc khá đơn giản và thường đi kèm là có luôn hoa trên chậu cây giống.
Giá thành của một số loại hoa Mộc Lan trên thị trường
Giá thành của hoa Mộc Lan trên thị trường hiện nay cực kỳ đa dạng. Chúng tùy thuộc vào kích thước, tuổi đời của cây và màu sắc của hoa. Giá cả có thể dao động từ 250 ngàn đồng cho một cây hoa Mộc Lan hồng cao khoảng 30cm đến vài trăm triệu cho các cây to, cổ thụ có chiều cao vài mét.
Ý nghĩa hoa Mộc Lan
Hoa mộc lan đại diện cho sự kiên cường, bất khuất, thích nghi cao độ hay chính xác là sự ổn định. Bởi lẽ trải qua rất nhiều sự thăng trầm, biến đổi của trái đất thì hoa Mộc Lan vẫn trường tồn phát triển đến tận ngày nay.
Xem thêm : Nam giới uống sữa đậu nành Fami có tốt không? Có nên uống thường xuyên?
>>>Xem thêm: Ý Nghĩa Hoa Tulip Theo Màu Sắc, Nên Tặng Ai Và Tặng Vào Dịp Nào?
Ý nghĩa hoa Mộc Lan trong cuộc sống
Vào thời Trung Hoa cổ đại, ý nghĩa hoa mộc lan là tượng trưng cho vẻ đẹp đằm thắm, kín đáo ở người phụ nữ. Còn trong thời Victorian, ý nghĩa hoa mộc lan toát lên sự giao tiếp thầm kín, tình cảm của các cặp đôi yêu nhau và một tấm lòng cao thượng.
Ở khu vực Nam Mỹ, ý nghĩa hoa mộc lan cụ thể là mộc lan trắng thì chúng tượng trưng cho sự thuần khiết, trong trẻo nên đây là loài hoa thường dùng trong hôn lễ, đặc biệt là hoa cưới cầm tay của cô dâu.
Vào ngày nay, ý nghĩa hoa mộc lan toát lên tiếng nói chung thể hiện cho một tình yêu hạnh phúc, viên mãn và trường tồn theo thời gian. Đồng thời, ý nghĩa hoa mộc lan còn minh chứng cho phẩm hạnh cao quý của người phụ nữ, được bảo tồn đến ngày nay.
Ngoài ra, ý nghĩa hoa mộc lan còn được thể hiện sâu sắc khi người con trai tặng hoa cho người con gái mà bản thân yêu mến, đó chính là thông điệp: “Em mãi luôn là một người con gái xinh đẹp nhất trong mắt của anh”.
Cây mộc lan nhờ có tán lá to và dày nên khả năng thanh lọc không khí rất hiệu quả, chúng đem đến một không gian trong lành. Chính vì điều nay, những nơi thường được trồng nhiều nhất là ven đường hoặc có thể là trong các sân vườn rộng rãi,… Cây hoa mộc lan vừa mang giá trị thẩm mỹ cao, vừa có tính độc đáo cũng như hữu dụng làm cây che bóng mát trước nhà rất tốt.
Một vài sự kết hợp của cây mộc lan mang lại ý nghĩa phong thủy tốt, chẳng hạn: Cây hoa Mộc Giáng Hương kết hợp với hoa hải đường: Thể hiện sự quý phái, đẳng cấp, giàu sang và địa vị dòng tộc cao về mặt phong thủy.
Thời xa xưa, hoa Mộc Lan là một loài hoa rất quý hiếm, chúng chỉ xuất hiện trong khu vườn thượng uyển chốn cung đình hoa lệ. Nhờ có hình dáng đẹp tuyệt, nên đây luôn là lựa chọn số một để trang trí sân vườn, các di tích danh lam thắng cảnh như miếu, đền, chùa,… thể hiện cho lòng hiếu khách của gia chủ.
>>>Xem thêm: Hoa Nha Đam Có Ý Nghĩa Gì? Lợi Ích Tuyệt Vời Của Nha Đam Bạn Chưa Biết
Ý nghĩa hoa Mộc Lan theo từng màu sắc
- Ý nghĩa hoa Mộc Lan trắng: tượng trưng cho sự thuần khiết, trong sáng. Hoa màu trắng chính là thể hiện cho sự thanh thuần và tinh khiết nhất. Nó đem lại sự tự tin, trang nhã cho người sở hữu. Nó còn là sự bắt đầu, là nền móng sơ khai cho sự phát triển. Ý nghĩa hoa Mộc Lan trắng là mong muốn một cuộc sống thật hạnh phúc, không áp đặt và chạy theo những tiêu chuẩn xã hội hà khắc.
- Ý nghĩa hoa Mộc Lan tím: Tượng trưng cho sự chung thủy và son sắc. Ý nghĩa hoa Mộc Lan màu tím chính là tấm lòng sắc son và thủy chung, toàn tâm toàn ý, một lòng một dạ với đối phương trong tình yêu. Đồng thời, thể hiện khát vọng được sống trọn vẹn với gia đình, luôn ngập tràn trong hạnh phúc và vui vẻ.
- Ý nghĩa hoa Mộc Lan vàng: Tượng trưng cho sự vĩnh hằng và trường tồn mãi mãi với thời gian. Sắc vàng của hoa mộc lan chính là tiếng nói của sự vĩnh cữu và bền bỉ với thời gian. Nó hàm ý như một lời nhắc nhở đẹp về việc dành tình cảm, thời gian cho những người mà bạn trân quý. Màu vàng còn là màu của tiền tài, vận may tài lộc và thịnh vượng cho gia chủ.
- Ý nghĩa hoa Mộc Lan hồng: Tượng trưng cho sự lãng mạn trong tình yêu và toát lên vẻ dịu dàng, êm ái. Những bông hoa mộc lan xinh đẹp này sẽ như một lời bày tỏ tế nhị hay một món quà tinh tế cho tình yêu của bạn, thể hiện được sự nồng nàn và mãnh liệt của bạn đối với đối phương.
- Ý nghĩa hoa Mộc Lan đỏ: tượng trưng cho đam mê, nhiệt huyết cháy bỏng. Mộc Lan đỏ còn thể hiện tinh thần đam mê, kiên cường bất diệt. Chúng nói lên sức mạnh, tham vọng và tinh thần nhiệt huyết của gia chủ. Màu đỏ luôn khơi gợi đến những ngọn lửa mãnh liệt, chính vì điều này nên hoa mộc lan đỏ được coi như là một biểu tượng của sức mạnh.
- Ý nghĩa hoa Mộc Lan xanh: Hoa mộc lan màu xanh có một điểm khá đặc biệt về ngoại hình là cánh hoa có màu xanh và nhuỵ hoa màu vàng. Sắc xanh của hoa mộc lan chính là tượng trưng cho sự may mắn, cho niềm hy vọng về một tương lai tươi sáng rực rỡ hơn.
Ý nghĩa hoa Mộc Lan trong y học
Một điểm đặc biệt nữa về hoa mộc lan chính là ý nghĩa về mặt y học của chúng. Phần vỏ và hoa của cây mộc lan đã được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc từ hàng thế kỷ trước. Hiện nay, chúng là thành phần trong một số loại thuốc viên, thuốc bột, trà hoặc rượu thuốc.
Một điểm đáng tiếc rằng, bây giờ có rất ít các nghiên cứu lâm sàng nghiên cứu về công dụng của hoa mộc lan đối với cơ thể người. Vì vậy, cần có sự cẩn thận khi sử dụng các sản phẩm có thành phần chứa mộc lan để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
Khuyến cáo phụ nữ mang thai hoặc đang cho con dùng sữa mẹ không nên sử dụng bất kỳ loại thuốc nào có thành phần chứa mộc lan trong đó.
Theo dân gian, mộc lan có thể góp phần giúp chữa trị một số vấn đề sức khỏe sau:
- Một vài vấn đề về phổi
- Tắc nghẽn lồng ngực
- Chảy nước mũi, cảm mạo
- Gián đoạn, không đều kinh nguyệt
- Thư giãn, hồi phục cơ bắp
- Khắc phục chứng rối loạn tiêu hóa và táo bón
>>>Xem thêm: Cây Đại Phú Gia Hợp Mệnh Gì? Cây Đại Phú Gia Có Độc Hay Không?
Cách trồng, chăm sóc hoa Mộc Lan phong thủy và hiệu quả
Cách trồng cây hoa Mộc Lan
Mộc Lan thường được nhân giống bằng hai phương pháp là giâm cành và chiết cành. Thời điểm thích hợp để trồng hoa mộc lan chính là vào mùa xuân, bởi thời tiết khí hậu dễ chịu, rất thuận lợi cho cây dễ dàng sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ.
Trồng hoa Mộc Lan trong vườn
Việc lựa chọn đất trồng là một điều cực kỳ quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển ổn định của cây hoa Mộc Lan.
Xem thêm : Review 4 Nước tẩy trang Simple cho da dầu mụn “hot” nhất 2024
Sau đây là sơ lược 6 bước đơn giản giúp bạn trồng được mộc lan trên đất sân vườn:
- Bước 1:
Trước hết, cần lựa chọn vị trí đất thông thoáng, tơi xốp, có khả năng thoát nước mạnh mẽ để tiến hành trồng cây Mộc Lan. Vì khả năng chịu úng của cây cực kỳ kém. Sau đó, tiến hành công tác vệ sinh, dọn dẹp sạch khu vực trồng, diệt hết cỏ dại. Đặc biệt dọn các ổ kiến xung quanh khu vực trồng
- Bước 2:
Đào hố rộng hơn bầu cây từ 20-30cm, để lúc xuống bầu sẽ không làm tổn thương phần rễ và thân cây. Sau khi đào xong, nên lót hố bằng một lớp đất trộn phân bò khô và xơ dừa xuống phía dưới đáy.
- Bước 3:
Tháo bỏ dây cột và bọc nhựa quanh bầu cây. Sau đó, đặt bầu cây vào chính giữa hố, đặt sao cho cổ rễ ngang với mặt đất là vừa. Rồi tiến hành nén chặt đất và tưới đẫm nước phần đất vừa nén. Đối với phần cây, phải đảm bảo đất được nén chặt, thấm nước đều để cây đứng được thẳng và không bị nghiêng.
- Bước 4:
Cố định cho cây bằng các cọc tre, gỗ… đã chuẩn bị từ trước để giúp rễ cây có thể bám vào đất vì lúc này rễ vẫn còn rất yếu. Nên cắm cọc chéo như kiềng 3 chân và để thân cây ở giữa. Chiều cao cọc tính từ mặt đất lên khoảng 1/3 chiều cao cây là thích hợp.
- Bước 5:
Sau khi đã trồng cây vào đất xong cần phải tưới ngay cho cây. Tuy nhiên, Mộc Lan là loại chịu úng kém nên lượng nước tưới cần vừa đủ, không nên quá đẫm.
- Bước 6:
Vừa vào đất nên cây sẽ còn rất yếu, cần phải được diệt sâu bọ, cắt tỉa cũng như bón phân để kích thích ra rễ giúp cây nhanh phát triển, đồng thời cũng cần thường xuyên làm cỏ dại định kỳ cho cây.
Trồng hoa Mộc Lan trong chậu
Do hoa Mộc Lan có lá lớn nên quá trình quang hợp và hô hấp diễn ra rất mạnh mẽ. Vì vậy, nếu để cây ở nơi quá nắng thì làm cây sẽ nhanh bị mất nước. Nên cần lựa chọn nơi có ánh nắng vừa đủ để đặt cây.
Chuẩn bị đất tơi xốp, đồng thời tăng độ dinh dưỡng cho đất bằng cách trộn thêm phân hữu cơ khô đã qua ủ vào đất. Chọn chậu trồng vừa đủ với không gian sống thích hợp cho cây phát triển, đường kính chậu khoảng tầm 1m – 1,7m.
Cắt hết phần dây bầu một cách nhẹ nhàng, hạn chế làm bể bầu đất tối đa. Sau đó, đặt cây giống vào giữa chậu, lấp thêm đất để tăng chất dinh dưỡng bằng phân hữu cơ, cuối cùng bón một lớp xơ dừa vào gốc để giúp làm mát cho cây.
Lưu ý: Cần phải chú ý chọn chậu có lỗ thoát nước ở dưới đáy để tránh cây bị úng nước khi tưới thừa nước.
Cách chăm sóc hoa Mộc Lan
Nhiệt độ phù hợp cho cây là từ 16-28 độ C. Khi mộc lan ra hoa, cần tưới nước đều để hoa căng và đẹp. Khi hoa mộc lan rụng, cần cắt tỉa nhánh, cành để cây ra lộc mới. Cây Mộc Lan chuộng sáng vừa phải. Vào mùa hè có nắng gay gắt cần che bớt một phần cho cây. Vì mộc lan chịu úng kém nên cần chọn đất thoáng xốp, nhiều dinh dưỡng.
Mộc lan là cây thân gỗ nên nhu cầu nước tưới không cao, chỉ cần tưới nước vừa đủ. Vào mùa cây rụng lá nên hạn chế tưới. Hoa Mộc lan cũng rất thích dinh dưỡng nên có thể bón phân định kỳ cho cây 2 tháng/ lần.
Tuổi thọ trung bình của hoa Mộc Lan
Hoa Mộc Lan là loài thực vật có tuổi thọ rất cao, là một trong những loại cây có sức sống bền bỉ nhất. Có khá nhiều cây hoa Mộc Lan đã trở thành cây cổ thụ với tuổi đời hơn 400 năm.
Một vài điều lưu ý khi trồng hoa Mộc Lan phong thủy
Khi lựa chọn hoa Mộc Lan để trồng, bạn nên cân nhắc trồng ở phía trước của ngôi nhà. Tuy nhiên, tuyệt đối không trồng hoa ngay chính diện cửa ra vào hoặc lối đi, điều này sẽ ngăn cản vượng khí vào nhà. Vì vậy, hãy trồng hoặc đặt cây về hai phía hai bên ngôi nhà, nhằm hấp thụ tối đa tinh hoa khí vượng.
Lời kết
Qua bài viết trên Mogi đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc về ý nghĩa hoa Mộc Lan là gì? Cách trồng cũng như chăm sóc cho hoa, cũng như ý nghĩa hoa Mộc Lan trong phong thủy. Hãy thường xuyên truy cập Mogi.vn để đọc thêm những bài viết mới nhất về bất động sản cũng như cây trồng phong thủy trong nhà nhé.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp