Bếp lửa là hình ảnh vô cùng quen thuộc, gần gũi với mỗi gia đình Việt. Bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt đã khơi dậy trong tâm hồn người cháu một tình yêu thương tha thiết, sự biết ơn vô hạn. Hoàn cảnh sáng tác Bếp lửa như thế nào?
Giới thiệu về tác giả bài Bếp lửa
– Bằng Việt tên khai sinh là Nguyễn Việt Bằng, sinh năm 1941, quê ở huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).
Bạn đang xem: Hoàn cảnh sáng tác Bếp lửa
– Sau khi tốt nghiệp khoa Pháp lý, Đại học Tổng hợp Kiev, Liên Xô (nay là Đại học Quốc gia Kiev, thuộc Ukraina) vào năm 1965, Bằng Việt về Việt Nam, công tác tại Viện Luật học thuộc Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam.
– Bằng Việt làm thơ từ năm 13 tuổi nhưng bài thơ đầu tiên được công bố là bài Qua Trường Sa viết năm 1961.
– Ông đã thể hiện nhiều loại thơ không vần, xuống thang rồi bắc thang, tất cả những hình thức đã có trong thơ Việt Nam và thơ thế giới.
Để hiểu được Hoàn cảnh sáng tác Bếp lửa cần nắm được một số thông tin cơ bản về tác giả như trên.
Ý nghĩa nhan đề Bếp lửa
Bài thơ Bếp lửa đã gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà cũng như tình bà cháu. Đồng thời tác giả còn thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà hay cũng chính là đối với quê hương, gia đình, đất nước.
Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Bếp lửa
Khi muốn phân tích bài thơ Bếp lửa cũng như ý nghĩa nhan đề cần hiểu được Hoàn cảnh sáng tác Bếp lửa.
Xem thêm : Cách phân biệt Neutrogena thật giả
– Bằng Việt thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Bài thơ Bếp lửa được ông sáng tác năm 1963 lúc 19 tuổi và đang di du học ở Liên Xô. Bài thơ đã gợi lại những kì niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn của người cháu với bà, với gia đình, quê hương, đất nước.
– Bếp lửa là bài thơ được in trong tập thơ Hương cây, bếp lửa, in chung cùng nhà thơ Lưu Quang Vũ. Có thể nói Bếp lửa là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của Bằng Việt.
Bố cục bài thơ Bếp lửa
Ngoài Hoàn cảnh sáng tác Bếp lửa trước khi phân tích tác phẩm cần nắm được bố cục của bài, bài thơ gồm 4 phần:
– Phần 1: Khổ thơ đầu. Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng về bà.
– Phần 2: Từ “Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói” đến “Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”. Những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà gắn với hình ảnh bếp lửa.
– Phần 3: Tiếp theo đến “Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”. Suy ngẫm về cuộc đời người bà.
– Phần 4: Còn lại. Thực tại cuộc sống của người cháu.
Đọc Bếp lửa, ta sẽ thấy đây như là nỗi lòng của người cháu dành cho bà ở những ngày tháng tuổi ấu thơ vất vả, khổ cực. Bếp lửa là hình ảnh vô cùng gần gũi với mỗi gia đình Việt Nam từ xưa đến nay, và có sức ám ảnh, lay động cả tác giả lẫn người đọc vô cùng lớn.
Bếp lửa là một bài thơ vô cùng giản dị, nhẹ nhàng nhưng lại để lại trong lòng người đọc một cảm xúc chẳng thể nói nên lời. Đây là một bài thơ rất thành công về tình yêu thương giữa những người thân yêu, dù cho bao nhiêu khó khăn gian khổ cũng không có gì thay đổi.
Xem thêm : Sở hữu vòng 3 cực phẩm với những bài tập đơn giản mỗi ngày
Những câu thơ dung dị, nhẹ nhàng như lời thủ thỉ tâm tình. Câu chuyện tuổi thơ với nhiều kỉ niệm cùng bà như được giãi bày bởi lối kể tự nhiên. Câu chuyện tuổi thơ ấy không chỉ có bà Tiên, có phép màu, mà còn là hình ảnh về bà và bếp lửa yêu thương. Đến đây, chúng ta thấy xúc động biết bao.
Tóm tắt nội dung bài thơ Bếp lửa
Mỗi chúng ta ai mà chẳng có quê hương, ai mà chẳng có một thời đong đầy kỉ niệm để nhớ, để thương, để là động lực không ngừng phấn đấu. Nhà thơ Bằng Việt trong những năm tháng học tập xa nhà vẫn da diết nhớ quê hương, với khói bếp lửa cay nồng hun nhoè mắt, cùng người bà tần tảo sớm hôm nuôi dạy cháu.
Bếp lửa của Bằng Việt là những hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, nhớ lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu.
Bài thơ mở ra hình ảnh bếp lửa, gợi những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà. Từ phương trời Tây, người cháu nhớ về bà, nhớ về bếp lửa quê hương trong cảm xúc ngậm ngùi. Ngày ấy, kẻ thù xâm chiếm, gây cảnh đau thương. Bố mẹ đi kháng chiến, người cháu ở cùng bà. Bà thay bố mẹ chăm sóc và dạy bảo cháu từng ngày.
Nhớ nhất là hình ảnh bếp lửa do bà nhóm mỗi ngày. Từ bàn tay bà, bếp lửa đã cháy lên trong mọi hoàn cảnh, cháy lên xuyên suốt những tháng ngày tuổi thơ của người cháu. Bếp lửa là nguồn sưởi ấm, chở che, là nguồn sống, nguồn sẻ chia, trở thành kỷ niệm không bao giờ quên được. Bếp lửa chứa đựng tình bà cháu thiêng liêng, bất diệt.
Từ kỉ niệm, đứa cháu nay đã trưởng thành suy ngẫm, thấu hiểu cuộc đời bà, về lẽ sống của bà. Cuối cùng, trong hoàn cảnh xa cách, cháu gửi nỗi nhớ mong được gặp bà. Trong cái khoảnh khắc nhớ nhà, nhớ quê hương ấy, trong lòng Bằng Việt lại trào dâng một tình yêu thương vô hạn với người bà của mình.
Qua hồi tưởng, suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ “Bếp lửa” gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương đất nước.
Hình ảnh bếp lửa đã khơi nguồn cho dòng cảm xúc hồi tưởng của người cháu về người bà và bếp lửa quê hương. Bài thơ “Bếp lửa” với câu từ giản dị, cách viết nhẹ nhàng nhưng dường như khiến người đọc thấy cay cay ở khóe mắt. Một bài thơ tràn đầy tình yêu, tràn đầy hạnh phúc giữa đắng cay cuộc đời.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp