Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Mùa xuân nho nhỏ Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải

Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải được sáng tác trong một hoàn cảnh đặc biệt, thể hiện được tình yêu thiên nhiên, cùng ước nguyện được cống hiến cho quê hương, đất nước của nhà thơ Thanh Hải.

Có thể bạn quan tâm

Vậy bài thơ Mùa xuân nho nhỏ sáng tác trong hoàn cảnh nào? Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ sáng tác năm bao nhiêu? Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ ra đời như thế nào? Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Neu-edutop.edu.vn để củng cố kiến thức môn Ngữ văn 9, ôn thi vào lớp 10 hiệu quả.

Hoàn cảnh sáng tác Mùa xuân nho nhỏ – Mẫu 1

Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được Thanh Hải sáng tác vào tháng 11/1980 trong hoàn cảnh đất nước đang hồi sinh nhưng cũng vào lúc này nhà thơ mắc bệnh hiểm nghèo, ông đã sáng tác bài Mùa xuân nho nhỏ ngay trên chính giường bệnh của mình.

Hoàn cảnh sáng tác Mùa xuân nho nhỏ – Mẫu 2

Bài thơ viết vào tháng 11-1980 trong hoàn cảnh đất nước đã thống nhất, đang xây dựng cuộc sống mới nhưng còn vô vàn khó khăn gian khổ, thử thách, không đầy một tháng trước khi nhà thơ qua đời. Bài thơ như một lời tâm niệm chân thành, gửi gắm tha thiết của nhà thơ để lại với đời.

Bố cục bài thơ Mùa xuân nho nhỏ

Gồm 4 phần:

  • Phần 1. Khổ thơ đầu: Cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên, đất trời.
  • Phần 2: Tiếp theo đến “Cứ đi lên phía trước”: Hình ảnh mùa xuân đất nước.
  • Phần 3. Tiếp theo đến “Dù là khi tóc bạc”: Những suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ trước thiên nhiên đất nước.
  • Phần 4. Khổ cuối: Lời ca ngợi quê hương, đất nước qua điệu ca Huế.

Giới thiệu về nhà thơ Thanh Hải

– Thanh Hải (1930 – 1980) quê ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

– Ông hoạt động văn nghệ trong suốt những năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ và là một trong số những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam thời kỳ đầu.