A. ĐỀ BÀICâu 1: Nêu hoàn cảnh sáng tác và chủ đề truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành LongCâu 2 : Chỉ ra biện pháp tu từ trong câu thơ sau và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó:
Gươm mài đá, đá núi phải mònVoi uống nước, nước sông phải cạn.(Nguyễn Trãi – Bình Ngô Đại cáo)
Bạn đang xem: Hoàn cảnh sáng tác và chủ đề truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa
Xem thêm : Mang thai uống trà Lipton được không?
Câu 3: Tìm khởi ngữ trong câu sau và viết lại thành câu không có khởi ngữ:Cái bàn nhỏ kê ở văn phòng, mẹ tôi thuê đóng cho tôi trong hai buổi trưa.(Lê Minh Khuê – Những ngôi sao xa xôi)Câu 4: “Trong bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm” hình ảnh người mẹ Tà-ôi hiện lên như thế nào?B. GỢI ÝCâu 1:a) Hoàn cảnh sáng tác: Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa được sáng tác năm 1970. Tác phẩm là kết quả của chuyến đi thực tế tại Lào Cai của tác giả.b) Chủ đề: Truyện viết về những người lao động bình thường mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh núi cao. Qua đó, truyện khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng.
(Soạn văn bài Lặng lẽ Sa Pa ngắn gọn – Đọc thêm)
Câu 2: – Biện pháp tu từ trong câu thơ là: nói quá (là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả).- Tác dụng: nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.Câu 3: – Khởi ngữ trong câu là : Cái bàn nhỏ kê ở góc phòng- Viết lại thành câu không có khởi ngữ: Mẹ tôi thuê đóng cho tôi cái bàn nhỏ kề ở góc phòng trong hai buổi trưa.Câu 4: Hình ảnh người mẹ Tà-ôi trong bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm.1. Đặt vấn đề- Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc.- Bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ được Nguyễn Khoa Điềm sáng tác năm 1971, khi đang công tác ở chiến khu miền tây Thừa Thiên.- Qua Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện tình yêu con gắn với lòng yêu nước, với tinh thần chiến đấu của người mẹ miền tây Thừa Thiên.- Phân tích hình ảnh người mẹ Tà-ôi trong bài thơ, ta sẽ hiểu hơnvề những người mẹ miền tây Thừa Thiên trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. 2. Giải quyết vấn đềa) Người mẹ Tà-ôi là người mẹ cần cù, siêng năng, chịu thương chịu khóHình ảnh người mẹ được gắn với hoàn cảnh, công việc cụ thế quạ từng đoạn thơ- ở đoạn một, người mẹ hiện lên trong công việc lao động: “Mẹ giã gạo”. Giã gạo là một công việc rất nặng nhọc. Sự nặng nhọc, vất vả được thế’ hiện qua các chi tiết, hình ảnh:Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổiVai mẹ gầy nhấp nhô làm gối.
Xem thêm : Hình nền hoa mẫu đơn: Top hình nền đẹp cho điện thoại
Người mẹ Tà-ôi gầy yếu nhưng mẹ vẫn hăng say lao động. Đó chính là nét đẹp trong phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam.- Ở đoạn hai, người mẹ Tà-ôi cũng xuất hiện trong khung cảnh lao động:Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka-lưiLưng núi thì to mà lưng mẹ thì nhỏ.Bằng nghệ thuật đối lập “Lưng núi thì to mà lưng mẹ thì nhỏ”, tác giả đà miêu tả được sự vất vả và gian khổ trong lao động sản xuất làm ra lương thực của người mẹ Tà-ôi. Người mẹ gầy yếu lao động giữa rừng núi mênh mông, heo hút.- Ở đoạn ba, người mẹ Tà-ôi cũng đang lao động: “Mẹ đang chuyển lán, mẹ đi đạp rừng. Dù ở đâu, vào thời gian não ta vẫn gặp người mẹ luôn bận rộn với công việc.b) Người mẹ Tà-ôi là người có tình thương bao la- Mẹ yêu con thắm thiết+ Ở đâu, lúc nào, người mẹ cũng địu con trên lưng. Mẹ vừa địu con vừa làm rẫy. Mẹ địu con khi già gạo. Mẹ địu con khi “chuyển lán, đạp rừng”. Mẹ con không xa rời nhau. Mẹ coi mặt trời của thiên nhiên là mặt trời của bắp. Còn con là mặt trời của mẹ :Mặt trời của bắp thì nằm trên đồiMặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.Hình ảnh mặt trời ở câu thơ sau đã được chuyển nghĩa, được tượng trưng hoá. Con là Mặt Trời của mẹ. Con là nguồn hạnh phúc ấm áp và gần gũi thiêng liêng của đời mẹ. Chính con đã góp phần sưởi ấm lòng tin yêu, ý chí của mẹ trong cuộc sống. Mặt Trời con cứ trẻ trung, rực rỡ mãi trên thế gian này. Điều đó khẳng định tình cảm của mẹ đối với con rất thắm thiết, sâu nặng.+ Yêu con thắm thiết, người mẹ đã gửi trọn niềm mong mỏi vào giấc mơ của con. Mẹ mong con mình ngủ ngoan và có những giấc mơ đẹp: “Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần”, “Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều”, “Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ”. Đó là giấc mơ tình thương, giấc mơ về ấm no hạnh phúc, giấc mơ về thống nhất đất nước.- Người mẹ Tà-ôi rất thương bộ đội, thương buôn làng+ Ở đoạn 1 tình thương con của người mẹ gắn với tình thương bộ đội: “Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội”. Mẹ lao động vất vả làm ra hạt gạc không phải chỉ để nuôi một mình con. Tình thương yêu của mẹ đã vượt ra khỏi phạm vi gia đình. Mẹ thương các anh bộ đội vất vả chiến đấu ngày đêm vì buôn làng, vì quê hương đất nước nên mẹ để dành những hạt gạo trắng ngần mẹ nuôi bộ đội. Tấm lòng của người mẹ dành cho bộ đội thật cao quý và đáng trân trọng.+ Ở đoạn 2, tình thương con của mẹ gắn với tình thương buôn làng, quê hương nghèo khó: “Mẹ thương a-kay, mẹ thương làng đói”. Vì vậy, mẹ ước mong con chóng khôn lớn để trở thành chàng trai cường tráng, mạnh mẽ trong lao động sản xuất.- Người mẹ Tà-ôi là người mẹ rất yêu đất nước:Mẹ thương a-kay, mẹ thương đất nướcCon mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ Mai sau con lớn làm người Tự do….Ở đoạn 3, tình thương con của mẹ gắn với tình yêu đất nước đang anh dũng kháng chiến. Bởi vậy, mẹ mong con trở thành người lính chiến đấu vì nền độc lập tự do thiêng liêng, mong ước con được làm người dân của đất nước hoà bình.3. Kết thúc vấn đề- Hình ảnh người mẹ Tà-ôi hiện lên trong tác phẩm thật đẹp. Mẹ yêu con bằng tấm lòng tha thiết. Mẹ yêu buôn làng, yêu các anh bộ đội. Cao hơn nữa, mẹ rất yêu đất nước, yêu hoà bình. Mẹ mong nước nhà nhanh chóng thống nhất để con mẹ được làm “người Tự do”.- Giọng điệu thơ thiết tha, ngọt ngào thể hiện được tình cảm của người mẹ đối với con, với các anh bộ đội, với buôn làng và với quê hương đất nước.- Từ hình ảnh, tấm lòng người mẹ Tà-ôi, Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện tình yêu quê hương đất nước thiết tha, ý chí chiến đấu cho độc lập tự do và khát vọng thống nhất nước nhà của nhân dân ta trong thời kì kháng chiến chống đế quốc Mĩ.
Xem thêm >>> Nhân vật văn học thường có tình cảnh và số phận
Trên đây là bài viết mà Cunghocvui đã tổng hợp được về nhiều tác phẩm khác nhau như: Lặng lẽ Sapa, Những ngôi sao xa xôi, Bình Ngô Đại cáo, mong rằng bài viết sẽ giúp ích được nhiều cho quá trình học tập của bạn. Chúc bạn học tập tốt
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp