Hoàn cảnh sáng tác Khi con tu hú của nhà thơ Tố Hữu

Khi con tu hú được nhà thơ Tố Hữu sáng tác trong một hoàn cảnh vô cùng đặc biệt

1. Giới thiệu về nhà thơ Tố Hữu

Nhà thơ Tố Hữu (1920 – 2002), tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, quê gốc ở làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo, từ sáu, bảy tuổi Tố Hữu đã học và tập làm thơ. Ông giác ngộ cách mạng trong thời kì Mặt trận Dân chủ và trở thành người lãnh đạo Đoàn Thanh niên Dân chủ ở Huế. Những bài thơ đầu tiên đuợc ông sáng tác từ nhũng năm 1937 -1938. Tháng 4 -1939, Tố Hữu bị thực dân Pháp bắt, giam giữ ở các nhà lao miền Trung và Tây Nguyên, tháng 3 – 1942, vuợt ngục Đắc Lay, tiếp tục hoạt động cách mạng, tham gia lãnh đạo Tổng khởi nghĩa tháng 8 – 1945 ở Huế. Sau Cách mạng, Tố Hữu đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng trong Đảng và chính quyền (từng là uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thu Ban Chấp hành Trung uơng Đảng, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ truởng).

>>> Xem thêm về Hoàn cảnh sáng tác Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải qua abif vieest cuar ACC GROUP.

2. Sự nghiệp thơ ca của nhà thơ Tố Hữu

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Tố Hữu đã sáng tác được nhiều tập thơ, bài thơ tiêu biểu trong sự nghiệp của mình, trong đó phải kể đến:

Từ ấy (thơ, 1946)

Việt Bắc (thơ, 1954)

Gió lộng (thơ, 1961)

Ra trận (thơ, 1971)

Máu và hoa (thơ, 1977)

Một tiếng đờn (thơ, 1992)

Xây dựng một nền văn nghệ lớn xứng đáng với nhân dân ta, thời đại ta (tiểu luận, 1973)

Cuộc sống cách mạng và văn học nghệ thuật (tiểu luận, 1981)

Sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, cách mạng bước vào một giai đoạn mới với nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giành thống nhất đất nước. Thơ Tố Hữu vẫn bám sát những bước đi và nhiệm vụ của cách mạng, của đời sống chính trị trên đất nước ta.

3. Phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu

Tố Hữu là nhà thơ của lí tưởng cộng sản, thơ Tố Hữu tiêu biểu cho khuynh hướng thơ trữ tình chính trị: Tố Hữu là một chiến sĩ – thi sĩ. Với ông, làm thơ trước hết là để phục vụ cho sự nghiệp cách mạng, cho lí tưởng của Đảng. Mọi sự kiện, vấn đề lớn của đời sống cách mạng, lí tưởng chính trị, những tình cảm chính trị thông qua trái tim nhạy cảm của nhà thơ đều có thể trở thành đề tài và cảm hứng nghệ thuật thực sự.

Nội dung trữ tình chính trị trong thơ Tố Hữu thường tìm đến và gắn liền với khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn. Cảm hứng chủ đạo trong thơ Tố Hữu là cảm hứng lãng mạn. Thơ Tố Hữu hướng vào tương lai, khơi dậy niềm vui, lòng tin tưởng và niềm say mê với con đường cách mạng, ngợi ca nghĩa tình cách mạng và con người cách mạng.

4. Hoàn cảnh sáng tác bài Khi con tu hú

Tháng 4/ 1939, trong khi đang làm nhiệm vụ cách mạng, Tố Hữu bị giặc bắt giam (khi đó nhà thơ mới chỉ có 19 tuổi), đến tháng 7 năm 1939 khi giam tại nhà lao Thừa Thiên, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ này với tâm trạng ngột ngạt của người Cộng sản trẻ tuổi sôi nổi yêu đời bị giam cầm giữa bốn bức tường vôi lạnh. Trong không gian ấy bỗng vang ngân tiếng chim tu hú gọi bầy và âm thanh da diết đó đã khơi gợi niềm khát vọng tự do cháy bỏng không thể kìm nén nổi.

5. Ý nghĩa nhan đề bài thơ Khi con tu hú

Nhan đề bài thơ “Khi con tu hú” chỉ gồm cụm từ của một loài chim nhưng nó gợi lại nhiều cảm xúc. Tiếng chim cất lên khiến cho nhân vật trữ tình thức tỉnh trong không gian chật hẹp kia. Chỉ với một âm thanh thôi lại như chính tiếng lòng của tác giả. Tiếng chim tu hú gọi bầy ráo rác cũng chính là tiếng gọi của cách mạng, của cuộc sống tự do ngoài kia. Chính tiếng chim đó càng khiến cho người chiến sỹ đang trong ngục tù bỗng cảm thấy khao khát sự tự do, khát vọng sống đối lập với hiện thực phũ phàng.

6. Giá trị nội dung bài Khi con tu hú

Khi con tu hú gọi bầy cũng là khi đất trời chuyển sang hè, trong không gian lao tù bức bối, ngột ngạt, người chiến sĩ cách mạng lắng nghe mùa hè đang rạo rực càng thêm cháy bỏng niềm yêu sống, khao khát tự do. Tiếng tu hú kêu tác động mạnh mẽ đến tâm hồn nhà thơ vì nó gợi nhắc về mùa hè phóng khoáng, tưng bừng với bao cảnh sắc quyến rũ đối lập với cảnh tù chật chội.

7. Giá trị nghệ thuật bài thơ Khi con tu hú

  • Thể thơ lục bát uyển chuyển, tự nhiên.
  • Hình ảnh thơ gần gũi, giản dị mà giàu sức gợi, chuyển đổi tinh tế, khi thì trong sáng, tươi vui, khi thì dằn vặt, u uất.
  • Giọng điệu thơ tự nhiên, dạt dào cảm xúc.
  • Chi tiết nghệ thuật “tiếng chim tu hú” là một sáng tạo độc đáo, giàu ý nghĩa và sức gợi, tạo điểm nhấn cho bài thơ.

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về Hoàn cảnh sáng tác khi con tu hú. Khách hàng theo dõi bài viết, có vướng mắc khác vui lòng phản ánh trực tiếp để chúng tôi hỗ trợ được nhanh chóng, tận tình.

>>> Xem thêm về Hoàn cảnh sáng tác của các tác phẩm ngữ văn lớp 9 qua bài viết của ACC GROUP.

Câu hỏi thường gặp

  1. Tôi có thể tìm hiểu thêm về nhà thơ Tố Hữu ở đâu?

    • Bạn có thể tìm hiểu thêm về nhà thơ Tố Hữu qua sách vở và tài liệu truy cập trực tuyến về cuộc đời và sự nghiệp của ông.
  2. Có những tác phẩm nào nổi bật của Tố Hữu?

    • Tố Hữu đã sáng tác nhiều tác phẩm nổi tiếng như “Từ ấy,” “Việt Bắc,” và “Gió lộng.”
  3. Phong cách thơ của Tố Hữu như thế nào?

    • Phong cách thơ của Tố Hữu thường kết hợp giữa trữ tình và chính trị, thể hiện tình yêu đối với đất nước và cách mạng.
  4. Có giải thưởng nào mà Tố Hữu đã nhận được?

    • Tố Hữu đã nhận nhiều giải thưởng văn học, trong đó có Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
  5. Tại sao bài thơ “Khi con tu hú” lại có ý nghĩa quan trọng trong văn học Việt Nam?

    • Bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu có ý nghĩa quan trọng vì nó thể hiện tinh thần chiến đấu và khao khát tự do trong hoàn cảnh khó khăn của người cách mạng.