Bên cạnh các trường học chính quy, học bổ túc có thi đại học được không là điều không ít học sinh lo lắng. Nếu có thể thì có những quy định nào khác so với học sinh chính quy không? Đặc điểm của hình thức học này là gì? Cùng giải đáp thắc mắc này qua bài viết sau đây.
Chương trình học bổ túc là gì?
Cùng tìm hiểu chương trình học bổ túc và những đối tượng phù hợp học bổ túc văn hóa:
Bạn đang xem: Học bổ túc có thi đại học được không? Giải đáp thắc mắc thường gặp
Chương trình đào tạo hệ bổ túc
Học bổ túc có thể hiểu đơn giản chính là học tại các trường bổ túc văn hóa, trung tâm giáo dục thường xuyên. Chương trình này thường áp dụng cho các học sinh ở bậc trung học phổ thông hoặc những người đi làm nhưng chưa có bằng cấp trung học.
Khi một người không có điều kiện hoặc khả năng để theo học các trường chính quy hay dân lập, có quyền lựa chọn chương trình học bổ túc. Đây cũng là một chương trình học hợp lý nhất cho các đối tượng trên. Với chương trình học bổ túc, học sinh vẫn sẽ được học đầy đủ các môn như: toán – lý – hóa – văn – sinh – sử – địa. Vậy học bổ túc có thi đại học được không?
Thời gian học tập các môn này cũng được phân bổ, sắp xếp sao cho thuận tiện nhất đối với học sinh. Những lớp học bổ túc thường sẽ diễn ra vào buổi tối, và thông thường chỉ có 5 buổi học/tuần. Thời lượng một buổi học cũng không quá dài, học sinh sẽ không lo chán nản hay buồn ngủ.
Không những vậy đối với chương trình đào tạo hệ bổ túc mặc dù sẽ vẫn được học những môn như hệ chính quy. Nhưng học bổ túc sẽ được lượt bỏ một số môn phụ khác. Do đó người học không cần chịu áp lực nhiều như học chính quy.
Đối tượng phù hợp học bổ túc
Khác với hình thức học chính quy, hình thức bổ túc những đối tượng tham gia không cần qua xét tuyển quá gắt gao. Cũng không có sự cạnh tranh điểm số khốc liệt. Hiện nay đăng ký vào trường bổ túc khá đơn giản, học viên chỉ cần nộp hồ sơ học bạ để xét tuyển. Những đối tượng tham gia học tập chương trình này cũng khá đa dạng.
Học bổ túc có thi đại học được không? Những đối tượng chủ yếu đăng ký là những học sinh vì một số lý do nhất định mà chưa thể hoàn thành việc học tại THCS hoặc THPT và bây giờ muốn nâng cao trình độ. Ngoài ra các bạn học sinh có nhu cầu đi học nghề nhưng chưa hoàn thành cấp 2 vẫn có thể đăng ký học bổ túc.
Ngoài ra, đây còn là một sự lựa chọn của rất nhiều người trung niên. Những người này thường có địa vị, chức vụ ở phường, xã, địa phương muốn theo học để lấy bằng. Họ không có quá nhiều thời gian cũng như không thể theo học những môi trường cạnh tranh gây gắt. Và vì thế lựa chọn học bổ túc vô cùng hợp lý.
Giá trị của bằng tốt nghiệp hệ bổ túc
Với một số quan niệm, định kiến về việc học bổ túc nên nhiều người vẫn nghĩ rằng bằng tốt nghiệp ở những trường học này không có giá trị. Tuy nhiên, các vị phụ huynh cũng như học sinh chuẩn bị theo học không cần quá lo lắng vì tấm bằng bổ túc hiện nay có giá trị tương tự bằng chính quy.
Xem thêm : 11. Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải được xác lập như thế nào?
Học bổ túc có thi đại học được không? Ngày nay việc tích hợp 2 kỳ thi trung học phổ thông quốc gia và thi đại học, cùng với sự thay đổi cách ghi nội dung trong bằng tốt nghiệp thì tấm bằng ở hai hệ đều như nhau. Vì thế, các quyền lợi được hưởng của người theo học hệ bổ túc vẫn ngang với những người học chính quy khác.
Xem thêm: Nên Học Bổ Túc Hay Trung Cấp Nghề Sẽ Tốt Hơn?
Những ưu điểm tuyệt vời khi học bổ túc
Chắc hẳn sẽ có khá nhiều phụ huynh không có thiện cảm với chương trình học bổ túc. Họ thậm chí đôi lúc còn lo lắng không yên nếu con cái mình phải tham gia học chương trình này. Họ nghĩ rằng học sinh học bổ túc sẽ thiệt thòi, kém hơn so với những bạn đồng trang lứa đang học tập chính quy. Tuy nhiên, thực tế hình thức học này mang đến nhiều lợi ích mà không phải ai cũng biết.
Hạn chế học những môn phụ không cần thiết
Như đã nói trên học bổ túc các học sinh sẽ được học các môn toán, lý, hóa, văn, sinh, sử, địa… Một số trung tâm sẽ kèm thêm môn Tiếng Anh và môn Giáo dục công dân nếu học sinh có nhu cầu học hai môn này. Tuy nhiên phần lớn các trường sẽ miễn cho học sinh các môn phụ.
Học bổ túc có thi đại học được không? Thời lượng học bổ túc cũng không hề nặng nề như học ở trường chính quy. Trung bình mỗi tuần học sinh chỉ cần lên lớp từ 18 – 20 tiết học. Như vậy học sinh sẽ có nhiều thêm thời gian để ôn lại kiến thức, nghỉ ngơi, thư giãn hoặc làm các việc khác ngoài giờ học.
Học phí học bổ túc thấp
So với mức học phí của các trường chính quy thì trường bổ túc có mức học phí khá thấp. Mỗi tháng học sinh chỉ cần đóng khoảng 120.000 VNĐ. Như vậy tính ra mỗi năm, học phí chỉ vào khoảng hơn 1 triệu đồng. Không những thế học sinh theo học lớp bổ túc cũng không cần đóng thêm bất cứ khoản phụ phí nào. Điều này thực sự sẽ giúp phụ huynh “nhẹ gánh” hơn rất nhiều trong việc đóng tiền học cho con.
Các chế độ ưu tiên khác trong kỳ thi phổ thông – tốt nghiệp
Đây có thể xem như là lợi ích lớn nhất mà người theo học các trường bổ túc được nhận. Mỗi học sinh học lớp bổ túc sẽ được ưu tiên cộng tối đa 4 điểm vào tổng điểm thi. Nếu học sinh đó có chứng chỉ tin học loại A sẽ được cộng 1 điểm, chứng chỉ tiếng Anh loại A cũng được cộng thêm 1 điểm. Quả thực đây là một lợi thế lớn.
Học bổ túc được bảo lưu kết quả
Học bổ túc có thi đại học được không? Thêm một lợi thế tuyệt vời nữa dành cho học sinh học bổ túc chính là nếu không may trượt kỳ thi tốt nghiệp phổ thông thì những môn thi được 5 điểm trở lên được bảo lưu kết quả này. Và vào kỳ thi năm sau họ không cần thi lại các môn đã bảo lưu.
Đăng ký học bổ túc ở đâu là tốt nhất?
Hiện nay, hầu hết ở mỗi quận (huyện), thành phố (tỉnh) đều có các trung tâm đào tạo theo hệ bổ túc. Mọi người có thể đăng ký theo học mà không cần đi xa. Các trường bổ túc ngày nay thường được gọi với cái tên khác là “Trung tâm giáo dục thường xuyên (GDTX)”.
Việc đăng ký theo học tại những nơi này cũng không quá khó khăn. Nếu có nhu cầu học bổ túc, phụ huynh hoặc học sinh có thể liên hệ trực tiếp với trường. Hoặc có thể đến các trung tâm ở địa phương để đăng ký và làm các thủ tục nhập học. Sau đó chỉ cần đợi thông báo xác nhận của trường.
Thời gian hoàn thành chương trình học bổ túc là bao lâu?
Đối với chương trình hệ đào tạo bổ túc, do chỉ tập trung học các môn chính nên người theo học chỉ cần mất khoản 2 năm. Thời gian đó đã đủ để hoàn thành chương trình học bậc trung học phổ thông. Thời gian học các lớp bổ túc đã được Bộ giáo dục và Đào tạo rút ngắn đi rất nhiều so với hệ chính quy. Vậy học bổ túc có thi đại học được không?
Xem thêm : Mẹo hay giúp teen 2K4 nhớ công thức hóa học dễ dàng
Trong quá trình học tại các trường bổ túc, người học vẫn có thể tham gia làm việc khác ngoài giờ lên lớp. Vì thế không sợ ảnh hưởng đến những công việc đang làm.
Học bổ túc có thi đại học được không?
Bên cạnh các lợi ích như trên thì Bộ giáo dục và Đào tạo vẫn luôn tạo ra những cơ hội tốt cho học sinh. Nhất là các học sinh không có cơ hội học THPT chính quy mà phải theo học hệ bổ túc. Qua đó nếu học sinh hoàn thành tốt chương trình cấp 3 và đưa ra tương lai theo đuổi nghề nghiệp thì Bộ vẫn tạo điều kiện. Vậy thì học bổ túc có thi đại học được không?
Câu trả lời là CÓ, việc học bổ túc có thể giúp bạn chuẩn bị cho kỳ thi đại học hoặc tương tự để nâng cao khả năng đỗ kỳ thi. Học bổ túc có thể bao gồm việc tham gia vào các khóa học, lớp học, hoặc chương trình đào tạo thi cử dành riêng cho kỳ thi đại học hoặc các kỳ thi quan trọng khác.
Theo quy chế tuyển sinh trình độ đại học, cao đẳng mới nhất của Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành thì đối tượng được dự tuyển kỳ thi Quốc gia này sẽ được mở rộng hơn. Tức đối tượng được dự thi không chỉ có các thí sinh tốt nghiệp THPT qua đào tạo chính quy. Các thí sinh tốt nghiệp THPT qua hình thức đào tạo tại trung tâm giáo dục thường xuyên, giáo dục trung cấp chuyên nghiệp, giáo dục trung học nghề cùng hệ tương đương khác đều được tham gia thi đại học.
Chính xác là tất cả các học sinh theo học chương trình bổ túc ngay sau khi hoàn tất quá trình học nếu đáp ứng đủ điều kiện tốt nghiệp cũng như các điều kiện về hồ sơ khác đều được đăng ký thi đại học. Tức việc lựa chọn trường đại học, cao đẳng hoặc trung cấp có ngành nghề bản thân mong muốn không có sự khác biệt giữa thí sinh học chính quy và thí sinh học bổ túc.
Từ chính quy định này các bạn học sinh đã có câu trả lời cho câu hỏi học bổ túc có thi đại học được không? Thực tế ngày nay cũng có khá nhiều thí sinh theo học hệ bổ túc có kết quả thi tốt nghiệp cao hơn cả học sinh theo hệ chính quy. Việc tạo cơ hội công bằng cho mọi thí sinh để thi tuyển đại học là điều vô cùng cần thiết.
Điều này nhằm đem đến cơ hội mở rộng thêm tương lai cho bản thân học sinh bổ túc, đóng góp sức lực, năng lực cá nhân sau khi đã tốt nghiệp ra trường cho nhà nước.
Một số quy định thi đại học sau khi hoàn thành chương trình học bổ túc
Với các thí sinh thi đại học sau khi đã hoàn thành chương trình đào tạo bổ túc thì Bộ giáo dục có những quy định thêm khá rõ ràng. Việc này thực chất để tạo cơ hội tham gia thi tuyển cho thí sinh bổ túc. Những quy định mới đó như sau:
- Đối với bằng tốt nghiệp trung học phổ thông sẽ không còn sự phân biệt giữa hệ đào tạo chính quy và hệ đào tạo bổ túc
- Nội dung bằng tốt nghiệp trung học phổ thông cũng không còn ghi rõ hệ đào tạo là hệ bổ túc hay chính quy, hay thậm chí là hệ vừa học vừa làm cũng không phân biệt
- Về chương trình học tại cơ sở đào tạo chính quy hay bổ túc đều sử dụng chung 1 loại sách giáo khoa. Nhưng trong quá trình giảng dạy thầy cô có thể lược bớt sao cho phù hợp với năng lực học của mặt bằng chung các học sinh học bổ túc.
- Số lượng môn học của học sinh học tại hệ đào tạo bổ túc vẫn phải đảm bảo 7 môn học chính. Bao gồm: toán, văn, sinh, sử, địa, lý, hóa. Môn Tiếng Anh sẽ tùy vào mỗi trường có thể được thay thế bằng Tiếng Pháp hoặc Nga.
- Các tiết học của chương trình học bổ túc tổng cộng là 18 – 20 tiết/ tuần tương đương 5 buổi học/tuần.
Về đề thi đại học thì dù bổ túc hay chính quy cũng đều được sử dụng chung một đề thi, điểm thi tốt nghiệp THPT Quốc gia sẽ đều được sử dụng để xét tuyển tốt nghiệp cho thí sinh. Số điểm này thí sinh cũng được xét tuyển vào tất cả các trường đại học, cao đẳng, trung cấp bất kỳ mà thí sinh mong muốn. Như vậy việc thi đại học của cả hệ chính quy và hệ bổ túc là như nhau.
Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi học bổ túc có thi đại học được không. Câu trả lời là CÓ, bạn vẫn được bình đẳng, công bằng như các thí sinh đến từ hệ đào tạo chính quy khác. Nếu học sinh bổ túc có một sức học tốt, chịu khó ôn luyện miệt mài. Phụ huynh có thể yên tâm rằng tương lai nghề nghiệp của các em vẫn được rộng mở như khi theo học ở trường công lập.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp