Ngành Luật thi khối nào? Thông tin các tổ hợp môn xét tuyển

Ngành Luật tại Việt Nam là một ngành học có nhiều tiềm năng phát triển. Hiện nay, thí sinh có thể xét tuyển vào ngành Luật bằng nhiều khối học khác nhau. Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc ngành Luật thi khối nào. Đồng thời cung cấp thông tin chi tiết về các tổ hợp môn xét tuyển tại các trường Đại học uy tín.

Sơ lược về ngành Luật

Ngành Luật là ngành nghiên cứu, áp dụng và giải thích pháp luật. Gồm hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện. Đây là ngành học được nhiều thí sinh quan tâm và lựa chọn.

Xem thêm:

  • Ngành Luật Học Trường Nào? 19 Trường Đào Tạo Luật
  • 16 Chuyên Ngành Luật Gồm Những Chuyên Ngành Nào?
  • 10 Khó khăn khi học ngành Luật sinh viên thường gặp
  • Ngành quản trị kinh doanh là gì? Học gì, ở đâu, cơ hội việc làm
  • Ngành công nghệ tài chính (Fintech): Học gì, ở đâu?
  • Ngành Luật Dân Sự là gì? Học ở đâu, ra trường làm gì 2024

Hiện nay, ngành Luật có nhiều tiềm năng phát triển. Có thể kể đến như:

  • Thị trường lao động rộng lớn: Ngành luật có nhiều cơ hội việc làm, từ nhà nước đến doanh nghiệp tư nhân.
  • Sự phát triển của kinh tế – xã hội: Dẫn đến nhu cầu tư vấn và giải quyết các vấn đề pháp lý ngày càng tăng cao.
  • Hội nhập kinh tế quốc tế: Việt Nam đang hội nhập sâu rộng với thế giới. Thế nên, nhu cầu về luật sư có trình độ quốc tế càng gia tăng.

Ngành Luật thi khối nào? Cập nhập 2023

Ngành Luật thi môn gì? hay khối nào đang nhận được sự quan tâm của nhiều thí sinh. Hiện nay, có đa dạng khối thi dành cho ngành Luật. Vậy nên sẽ có nhiều cơ hội và lựa chọn nếu như bạn có ý định dự tuyển vào ngành này. Bạn có thể lựa chọn khối thi phù hợp nhất với khả năng của bản thân. Dưới đây là các khối ngành Luật mà các trường Đại học hiện nay đang xét tuyển. Cụ thể:

  • Khối A00: Toán, Lý, Hóa.
  • Khối A01: Toán, Lý, Anh.
  • Khối C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý.
  • Khối D01: Ngữ văn, Toán, Anh.
  • Khối D03: Ngữ văn, Toán, Pháp.
  • Khối D06: Ngữ văn, Toán, Nhật.
  • Khối D07: Toán, Hóa, Tiếng Anh.

Để có thể ôn tập đúng, đủ và hiệu quả, bạn nên áp dụng những lời khuyên sau:

  • Học tập chăm chỉ, nắm chắc kiến thức cơ bản: Đây là yếu tố quan trọng nhất để đạt kết quả cao trong kỳ thi.
  • Luyện tập giải đề: Việc luyện tập giải đề sẽ giúp thí sinh nâng cao kỹ năng làm bài. Và rèn luyện khả năng tư duy logic.
  • Tìm hiểu kỹ thông tin về các trường đào tạo ngành luật: Điều này giúp bạn lựa chọn trường phù hợp với mình.

Xét tuyển ngành Luật bao gồm tổ hợp nào?

Như đã đề cập, ngành Luật được xét tuyển theo các tổ hợp nhất định. Gồm ngành Luật khối A1, A00, C00. Và các ngành Luật khối D như D01, D03, D06, D07. Tùy theo từng trường Đại học, Cao đẳng sẽ có quy định khác nhau về tổ hợp xét tuyển ngành Luật. Thí sinh cần tìm hiểu kỹ thông tin tuyển sinh của các trường để lựa chọn tổ hợp thi sao cho phù hợp. Hiện trường Đại học Kinh tế – Luật đang xét tuyển ngành Luật ở các khối thi như A00, A01, D01, D07.

Ngoài ra, sau đây là một số trường Đại học, Cao đẳng đào tạo ngành Luật. Cùng với đó là tổ hợp xét tuyển tương ứng:

  • Trường Đại học Luật Hà Nội: A00, A01, C00, D01, D03, D06
  • Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh: A00, A01, C00, D01, D03, D06
  • Trường Đại học Kinh tế Quốc dân: A00, A01, D01, D03, D06
  • Học viện Tòa án nhân dân: A00, A01, C00, D01, D03, D06
  • Học viện Cảnh sát nhân dân: A00, A01, C00, D01, D03, D06

Điểm chuẩn xét tuyển ngành Luật

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, điểm chuẩn ngành Luật trong 3 năm gần đây có xu hướng tăng. Ở mỗi trường sẽ xét tuyển với mức điểm khác nhau. Dưới đây là các thông tin chi tiết để bạn tham khảo:

TRƯỜNGNGÀNHĐIỂM CHUẨN 2021ĐIỂM CHUẨN 2022ĐIỂM CHUẨN 2023

Các chuyên ngành cơ bản trong ngành Luật

Hiện nay, ngành Luật được đào tạo tại các trường Đại học ở Việt Nam. Ngành học này bao gồm các chuyên ngành cơ bản sau:

  • Luật học: Đào tạo về pháp luật, cơ cấu và chức năng của các cơ quan chính phủ, lý thuyết pháp lý.
  • Luật kinh tế: Học về kiến thức pháp luật liên quan đến hoạt động kinh tế, kinh doanh và thương mại.
  • Luật dân sự: Đào tạo về quan hệ dân sự, thừa kế, hôn nhân, sở hữu trí tuệ,…
  • Luật hình sự: Được học kiến thức pháp luật về tội phạm, hình phạt và biện pháp xử lý.
  • Luật thương mại: Đào tạo kiến thức pháp luật về thương mại, hợp đồng vận tải, hợp đồng bảo hiểm,…
  • Luật hành chính: Biết các kiến thức pháp luật về hoạt động quản lý hành chính nhà nước.
  • Luật quốc tế: Đào tạo kiến thức pháp luật quốc tế, gồm luật pháp quốc tế công – tư,…

Ngoài các chuyên ngành cơ bản trên, các trường Đại học cũng có thể đào tạo thêm các chuyên ngành. Có thể kể đến như luật môi trường, luật an ninh mạng, luật lao động, luật thuế,… Để lựa chọn được chuyên ngành luật phù hợp, bạn cần cân nhắc các yếu tố về sở thích, năng lực của bản thân.

Làm nghề gì khi tốt nghiệp ngành Luật?

Khi tốt nghiệp ngành Luật, sinh viên có thể làm việc ở nhiều vị trí khác nhau. Dưới đây là một số nghề nghiệp phổ biến mà bạn có thể theo đuổi:

  • Luật sư: Người tư vấn pháp luật. Và đại diện cho khách hàng trong các vụ kiện tụng, tranh chấp.
  • Thẩm phán: Xét xử các vụ án theo quy định của pháp luật.
  • Công tố viên: Đại diện cho quyền, lợi ích của Nhà nước trong các vụ án hình sự.
  • Chấp hành viên: Thực hiện các quyết định của tòa án, cơ quan thi hành án trong lĩnh vực dân sự. Kinh doanh thương mại hay hôn nhân và gia đình,…
  • Cố vấn pháp lý: Người tư vấn pháp luật cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.
  • Chuyên viên pháp chế: Thực hiện các công việc pháp lý cho các doanh nghiệp, tổ chức.
  • Giảng viên luật: Giảng dạy các môn học luật tại các trường Đại học, Cao đẳng.

Ngoài ra, sinh viên luật cũng có thể làm việc trong các lĩnh vực khác. Chẳng hạn như báo chí, truyền hình, giáo dục,…

Học ngành Luật uy tín ở trường ĐH Kinh tế – Luật

Ngành Luật tại UEL được đánh giá là một trong những ngành đào tạo uy tín nhất cả nước. Trường có đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao, tâm huyết với nghề. Bên cạnh đó, chương trình đào tạo được cập nhật thường xuyên, đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ học tập và nghiên cứu được đầu tư hiện đại.

Ngoài ra, trường còn có cộng đồng sinh viên năng động, nhiệt huyết. Sinh viên có nhiều cơ hội tham gia các hoạt động ngoại khóa, các câu lạc bộ, hội nhóm,… Đồng thời, chi phí học tập cũng hợp lý, phù hợp với nhiều đối tượng sinh viên.

Hiện nay, UEL áp dụng 5 phương thức xét tuyển chính, bao gồm:

1. Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển thẳng

  • Phương thức 1a: Ưu tiên xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT
  • Phương thức 1b: Ưu tiên xét tuyển thẳng học sinh giỏi, tài năng của trường THPT năm 2023 theo quy định của ĐHQG-HCM

>> Tham khảo thông tin tại:https://link.uel.edu.vn/TS2023-PT1

2. Ưu tiên xét tuyển theo quy định của ĐHQG-HCM

>> Tham khảo thông tin tại:https://link.uel.edu.vn/TS2023-PT2

3. Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT với 4 tổ hợp môn: A00, A01, D01, D07

>> Tham khảo thông tin tại:https://link.uel.edu.vn/TS2023-PT3

4. Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do ĐHQG-HCM tổ chức

>> Tham khảo thông tin tại:https://link.uel.edu.vn/TS2023-PT4

5. Xét tuyển dựa trên chứng chỉ quốc tế kết hợp kết quả học THPT

>> Tham khảo thông tin tại:https://link.uel.edu.vn/TS2023-PT5

Trên đây là những giải đáp về câu hỏi ngành Luật thi khối nào và các thông tin về tổ hợp môn xét tuyển. Bên cạnh đó, nếu bạn yêu thích ngành Luật và muốn theo học tại một trường đại học uy tín. UEL là một lựa chọn lý tưởng dành cho bạn. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích trong việc xây dựng con đường tương lai của bạn.