1. Học sinh đánh nhau là hành vi bị nghiêm cấm
Căn cứ Điều 37 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định về các hành vi học sinh không được làm như sau:
– Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác.
Bạn đang xem: Học sinh đánh nhau: Ai chịu trách nhiệm?
– Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh.
– Mua bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất gây nghiện, các chất kích thích khác và pháo, các chất gây cháy nổ.
– Sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép.
– Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng.
– Sử dụng, trao đổi sản phẩm văn hóa có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy;
Sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của bản thân.
– Học sinh không được vi phạm những hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, học sinh đánh nhau dù là trong nhà trường hay ngoài nơi công cộng đều là hành vi nghiêm cấm. Vậy khi học sinh đánh nhau trong, ngoài trường học thì ai chịu trách nhiệm?
Học sinh đánh nhau: Ai chịu trách nhiệm? (Ảnh minh họa)
2. Trách nhiệm khi học sinh đánh nhau
2.1 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Căn cứ Điều 13, Khoản 3 Điều 599 Bộ luật Dân sự 2015 quy định năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân:
*Người từ đủ 18 trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.
*Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình;
Nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.
*Người chưa đủ 15 tuổi:
– Ngoài phạm vi trường học: Gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại;
Nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 Bộ luật dân sự 2015.
– Trong phạm vi trường học:
+ Trường học chứng minh không có lỗi trong quản lý: Cha, mẹ, người giám hộ của người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự phải bồi thường.
+ Trường học không chứng minh được không có lỗi trong quản lý: Người chưa đủ 15 tuổi trong thời gian trường học trực tiếp quản lý mà gây thiệt hại thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra.
Như vậy, theo quy định trên thì không phải lúc nào học sinh đánh nhau trách nhiệm cũng thuộc về nhà trường.
2.2 Trách nhiệm hành chính
Căn cứ theo Khoản 5 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về việc phạt tiền từ 05 triệu đồng đến 08 triệu đồng khi thực hiện hành hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo Khoản 14 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về biện pháp khắc phục hậu quả là buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 1, điểm c khoản 2, điểm b khoản 3 và điểm a khoản 5 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.
Theo Điểm a Khoản 1 Điều 5 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính:
– Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý;
– Người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.
…
Như quy định nêu trên, học sinh từ đủ 14 tuổi trở lên sẽ tự chịu trách nhiệm hành chính đối với hành vi cố ý gây thương tích.
2.3 Trách nhiệm hình sự
Xem thêm : Nhịp tim thai 165 lần/phút là trai hay gái? Cách xác định giới tính của thai nhi chuẩn
Theo Khoản 2 Điều 12 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác khi hành vi có tính chất rất nghiêm trọng đến đặc biệt nghiêm trọng:
Tại Khoản 4. 5, 6, 7 Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bởi Khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về tội cố ý gây thương tích có tính chất rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng:
– Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bởi Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017), thì bị phạt tù từ 07 năm đến tù chung thân như sau:
– Phạt từ 10 năm đến 15 năm đối với:
+ Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 6 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015;
+ Phạm tội dẫn đến chết người.
– Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
+ Làm chết 02 người trở lên;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
+ Gây thương tích vào vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
Tóm lại, học sinh từ đủ 14 tuổi trở lên sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự khi có hành vi đánh nhau bị kết tội cố ý gây thương tích có tính chất rất nghiêm trọng đến đặc biệt nghiêm trọng.
>>> Xem thêm: Học sinh cấp 3 đánh nhau trong trường nên xử lý như thế nào? Sau khi học sinh hối lỗi và có hành vi sửa chữa những sai phạm thì có được xét hạ mức hoặc xóa kỉ luật không?
Nhà trường có trách nhiệm bồi thường như thế nào khi học sinh dưới 15 tuổi gây thiệt hại cho trường và đánh nhau trong trường?
Ngọc Nhi
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp