Học trung cấp chính trị để làm gì? và các vấn đề xoay quanh chính trị

1. Nội dung về giáo dục chính trị

Để hiểu rõ khái niệm giáo dục chính trị tư tưởng, cũng như cấu trúc của khái niệm giáo dục chính trị tư tưởng, ta cần làm rõ một số khái niệm như: Chính trị, tư tưởng và một số vấn đề có liên quan đến công tác tư tưởng. Khái niệm về giáo dục như sau: Theo như ở trong từ điển Giáo dục học thì các vấn đề về giáo dục được định và định hướng nghĩa như sau: “Giáo dục là một trong những hoạt động hướng tới con người và nhờ đó để thông qua một hệ thống nào đó mà ừ đó các biện pháp tác động nhằm truyền thụ bằng tri thức và khái niệm, rèn luyện kỹ năng và lối sống bồi dưỡng tư tưởng và đạo đức cần thiết cho đối tượng giúp hình thành và phát triển các năng lực cũng như phẩm chất, nhân cách phù hợp với mục đích, mục tiêu chuẩn bị cho đối tượng tham gia hoạt động sản xuất và đời sống xã hội”.

Qua các định nghĩa, khái niệm, quan điểm của các nhà khoa học ta thấy được, giáo dục là một hoạt động của xã hội loài người và nó mang tính tất yếu, bởi thông qua hoạt động này loài người mới có thể tiếp tục tồn tại, cải hoá thế giới và phát triển, hoàn thiện mình trong đời sống xã hội. Giáo dục có nội hàm rất rộng, nên được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Theo nghĩa rộng, giáo dục được hiểu là quá trình trao đổi và chuyển giao tri thức của con người theo một quy củ đã được định sẵn. Hiểu theo nghĩa hẹp, giáo dục là một quá trình hình thành nên nhân cách của con người dưới ảnh hưởng của hoạt động có mục đích của nhà giáo dục. Về bản chất: “Giáo dục là quá trình tổ chức cuộc sống hoạt động và giao lưu cho đối tượng giáo dục, nhằm giúp họ nhận thức đúng tạo lập tình cảm và thái độ đúng, hình thành những thói quen hành vi văn minh trong cuộc sống, phù hợp với chuẩn mực xã hội”

Khái niệm chính trị: Từ điển Triết học Liên Xô năm 1975 định nghĩa: Chính trị là “sự tham gia vào các công việc của Nhà nước, việc quy định những hình thức, nhiệm vụ, nội dung hoạt động của Nhà nước lĩnh vực bao hàm các vấn đề về chế độ nhà nước, quản lý đất nước, lãnh đạo các giai cấp, vấn đề đấu tranh đảng phái,… những lợi ích căn bản của các giai cấp và những quan hệ qua lại của các giai cấp biểu hiện ra trong chính trị. Chính trị cũng biểu hiện những quan hệ giữa các dân tộc và giữa các quốc gia”. Từ điển Bách khoa Việt Nam xem “Chính trị là toàn bộ những hoạt động có liên quan đến các mối quan hệ giữa các giai cấp, giữa các dân tộc, các tầng lớp xã hội, mà cốt lõi của nó là vận động giành chính quyền, duy trì và sử dụng quyền lực Nhà nước, sự tham gia vào công việc Nhà nước, sự xác định hình thức tổ chức, nhiệm vụ và nội dung hoạt động của Nhà nước”(Từ điển Bách khoa Việt Nam, 1995) . Có thể thấy, các định nghĩa trên đã tiếp cận chính trị ở những mặt khác nhau, nhưng nhìn chung, các định nghĩa đã nêu lên được bản chất của chính trị là tính giai cấp, mối quan hệ và mục tiêu của các giai cấp, các lực lượng chính trị trong việc giành chính quyền, điều khiển Nhà nước.

Trong lĩnh vực chính trị, cái thúc đẩy hoạt động chính trị làm tăng tính tích cực chính trị, chi phối các quan hệ chính trị, nổi lên thực chất của các quan hệ đó là lợi ích chính trị. Nếu nhu cầu là những đòi hỏi của con người muốn có những điều kiện nhất định để tồn tại và phát triển thì lợi ích là cái thỏa mãn nhu cầu, đáp ứng lại nhu cầu. Lợi ích là nhân tố của quá trình hoạt động thực tiễn xã hội của con người hướng tới một cái gì đó có ý nghĩa đối với họ. Về phạm vi cấp độ chủ thể, thì có lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể, lợi ích tập đoàn, lợi ích quốc gia,… Căn cứ vào lĩnh vực mà lợi ích hướng tới thì có: lợi ích kinh tế, lợi ích tinh thần,… chính trị trong nhân cách văn hóa của mỗi con người. Như vậy, công tác chính trị là hoạt động của chủ thể chính trị vì thực hiện mục đích, cương lĩnh, nhiệm vụ của mình mà tiến hành hoạt động thực tiễn tác động đến nhân dân nhằm nâng cao giác ngộ, nhận thức chính trị cho nhân dân.

Xem thêm: Học ngành Kinh tế chính trị ra làm gì?

2. Học trung cấp chính trị để làm gì

Trên thực tế thì có thể thấy được rằng, đối với việc học và nghiên cứu về lý luận chính trị đối với cán bộ và đảng viên hiện nay thực ra là có một vai trò và thêm vào đó là có một ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Lý luận về chính trị giúp cho con người ta khi học thì sẽ linh hội được kiến thức và có được một sự hiểu biết sâu sắc cũng như là đầy đủ hơn, toàn diện hơn về mặt tri thức của lý luận chính trị – hành chính; để từ đó trở đi mà con người ta trang bị cho mình những vốn tri thức có liên quan đến khoa học lý luận.

Cùng với đó chính là việc học tập và nghiên cứu về lý luận chính trị để nhằm củng cố thêm niềm tin và bản lĩnh về chính trị ở trong con người mình, có cho mình ý thức về giai cấp và một tinh thần yêu nước cho cán bộ cũng như đảng viên, để từ đó mà tự thúc đẩy lẫn nhau tự giác, tự nguyện, hang hái trong hành động, và thực hiện được những thắng lợi mà nhiệm vụ của cách mạng do Đảng đề ra.

Theo học cũng như là nghiên cứu về các vấn đề có liên quan đến lý luận chính trị cũng có thể sẽ cung cấp được cho người học những thế giới quan và phương pháp về luận cách mạng cùng khoa học, để từ đó và vận dụng những kiến thức như vậy vào đời sống thực tiễn cũng như công việc, và từ đó thì hoàn thành xuất sắc các công việc mà mình được giao. Hơn thế nữa là xây dựng được một mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người và có tinh thần tự tôn, tôn trọng, tương trợ và thương yêu lẫn nhau.

Như vậy, có thể thấy, nhu cầu chính trị là những đòi hỏi của chủ thể muốn có môi trường, điều kiện chính trị đáp ứng sự phát triển nhiều mặt của mình. Đối tượng của nhu cầu chính trị là quyền lực chính trị và những nhân tố của quyền lực đó. Do vậy, lợi ích chính trị là những nhân tố, những hình thức, những điều kiện chính trị thỏa mãn được nhu cầu chính trị của chủ thể. Xét sâu xa, mọi lợi ích chính trị đều nhằm đạt đến lợi ích kinh tế. Bởi các nhu cầu về lợi ích kinh tế luôn đòi hỏi một cách khách quan việc thực hiện chúng thông qua những điều kiện hình thức và phương pháp của chính trị. Và như vậy, các nhu cầu và lợi ích kinh tế phản ánh bằng nhu cầu và lợi ích chính trị. Điều này cho thấy để hiểu được lợi ích chính trị “chủ thể phải có một trình độ nhận thức chính trị”. Để nhận thức được và tiến tới hiện thực hóa lợi ích chính trị, các cấp độ chủ thể trước hết phải xác định được mục tiêu lý tưởng chính trị với tư cách là sự thể hiện lợi ích chính trị. Trong hệ thống chính trị “các nhân tố có vai trò tiêu biểu trong việc thực hiện lợi ích chính trị là Nhà nước và Đảng chính trị”. Các tổ chức chính trị xã hội hoạt động với tư cách là hình thức và phương tiện để thực hiện lợi ích chính trị của chủ thể và là đại diện lợi ích chính trị của họ. Tuy nhiên, chính trị là một lĩnh vực có đặc điểm phức tạp và tinh vi không phải ai có nhu cầu và lợi ích ở lĩnh vực kinh tế hoặc ở các lĩnh vực khác là có thể trở thành nhu cầu lợi ích chính trị tương ứng hoặc giống nhau giữa các chủ thể. Để đạt được mục đích đó đòi hỏi các giai cấp phải tiến hành công tác giáo dục chính trị nhằm nâng cao giác ngộ chính trị cho quần chúng làm cho quần chúng nhận thức đầy đủ về mục đích, đường lối, nhiệm vụ của cách mạng, từ đó, tổ chức quần chúng thực hiện đường lối và những nhiệm vụ nhất định theo yêu cầu nhiệm vụ của mỗi giai đoạn cách mạng. Điều đó có nghĩa là, làm cho hệ tư tưởng chính trị của giai cấp thống trị giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội, nhằm duy trì và bảo vệ chế độ kinh tế hiện đang tồn tại. Hoặc ngược lại, nó hướng dẫn cuộc đấu tranh để xóa bỏ cái trật tự thống trị xã hội đang có nhưng đã lỗi thời, kìm hãm sự phát triển của lịch sử và cùng với nó là xóa bỏ tình trạng kinh tế tương ứng nhằm giải phóng xã hội, giải phóng giai cấp.

Bởi vậy, đối với quần chúng nhân dân phải có một quá trình giáo dục mang tính tự giác về nhận thức nhu cầu và lợi ích chính trị. Đồng thời, tiến đến làm cho họ xác định được vị trí của mình bên cạnh các chủ thể chính trị khác, nâng cao tính tích cực trong hoạt động thực tiễn chính trị. Điều đó sẽ góp phần hình thành những yếu tố cơ bản của tư tưởng chính trị hay nói rộng hơn là của văn hóa chính trị trong nhân cách văn hóa của mỗi con người. Như vậy, công tác chính trị là hoạt động của chủ thể chính trị vì thực hiện mục đích, cương lĩnh, nhiệm vụ của mình mà tiến hành hoạt động thực tiễn tác động đến nhân dân nhằm nâng cao giác ngộ, nhận thức chính trị cho nhân dân. Khái niệm tư tưởng: Triết học giản yếu năm 1987 định nghĩa: Tư tưởng là hình thức phản ánh thế giới bên ngoài trong đó bao hàm sự ý thức về mục đích và triển vọng của việc tiếp tục nhận thức và cải tạo thế giới bên ngoài… mọi tư tưởng đều được rút ra từ khái niệm. Chúng là sự phản ánh đúng đắn hay xuyên tạc hiện thực… Từ điển Tiếng Việt xuất bản năm 1994 cho rằng: Tư tưởng là quan điểm và ý nghĩa chung của con người đối với hiện thực khách quan, đối với xã hội (nói tổng quát), do đó, có tư tưởng tiến bộ, tư tưởng lạc hậu. Từ những quan điểm trên cho thấy, cái chung nhất của tư tưởng là sự phản ánh khái quát hiện thực khách quan trong ý thức biểu hiện những lợi ích của con người, của giai cấp và của xã hội. Đó là ý thức phản ánh xã hội dưới dạng khái quát, phản ánh lợi ích của mỗi con người, mỗi tập đoàn, mỗi giai cấp, mỗi dân tộc, mỗi thời đại nhất định. Sự phản ánh đó có thể đúng và chưa đúng, thậm chí có thể sai. Vì vậy, có tư tưởng tiến bộ thúc đẩy sự phát triển của xã hội và ngược lại. Do đó, trong xã hội có giai cấp luôn có sự đấu tranh giữa các giai cấp về mặt tư tưởng để truyền bá tư tưởng của giai cấp mình nhằm mục đích tập hợp quần chúng giác ngộ họ theo quan điểm tư tưởng của giai cấp mình, tạo nên sức mạnh hành động giành thắng lợi trong đấu tranh giai cấp.

Xem thêm: Học trung cấp nghề có tương lai không? Chọn học nghề hay đại học

3. Kết luận lại về vấn đề học trung cấp chính trị

Từ sự phân tích trên, có thể rút ra kết luận, giáo dục chính trị tư tưởng ở nước ta hiện nay được tiến hành dưới sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, do đó nội dung của nó phải đạt được mục đích cơ bản là truyền bá, giáo dục chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, góp phần làm cho nó trở thành hệ tư tưởng chi phối, thống trị trong đời sống tinh thần xã hội, giúp cho cán bộ, đảng viên và nhân dân xây dựng thế giới quan và phương pháp luận đúng đắn, nhân sinh quan cộng sản, để từ đó khắc phục những tư tưởng lạc hậu, nâng cao nhận thức chính trị. Đồng thời, nhằm giáo dục đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, làm cho họ ngày càng nắm chắc và biết vận dụng vào thực tế cuộc sống, thực hiện thắng lợi đường lối, nhiệm vụ chính trị, cổ vũ, động viên khơi dậy nhiệt tình cách mạng, tinh thần tự giác và tính tích cực trong quá trình cải tạo, xây dựng xã hội mới – xã hội chủ nghĩa. Như vậy, chủ thể của giáo dục chính trị tư tưởng của nước ta hiện nay là Đảng Cộng sản Việt Nam, mà trực tiếp là cấp uỷ đảng các cấp và các cơ quan chức năng như Ban Tư tưởng – Văn hoá Trung ương, Ban Tuyên giáo tỉnh, các ngành, các địa phương, các cơ quan chính trị trong lực lượng vũ trang. Ở cấp huyện có Ban Tuyên giáo quận, huyện và các trung tâm bồi dưỡng chính trị,… Còn đối tượng của giáo dục chính trị tư tưởng là cán bộ, đảng viên và nhân dân nói chung. Tóm lại, có thể xác định khái niệm giáo dục chính trị tư tưởng như sau: Đó là quá trình tác động vào nhận thức của khách thể những vấn đề cơ bản về chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, thông qua một hệ thống các biện pháp, nhằm từng bước xây dựng thế giới quan và phương pháp luận khoa học đúng đắn, nâng cao bản lĩnh chính trị, thực hiện thắng lợi mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Và bài viết trên là những gì về Học trung cấp chính trị để làm gì? và các vấn đề xoay quanh chính trị mà timviec365.vn muốn gửi đến bạn đọc. Từ đó bạn đọc có thêm tư liệu để tham khảo về ngành học cũng như trong ngành nghề mà mình đang định hướng tới trong tương lai. Ngoài ra thì timviec365.vn còn là một trang web hàng đầu về đăng tin tuyển dụng từ các nhà tuyển dụng có nhu cầu tìm ứng viên, giúp các bạn dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm cho mình một công việc làm phù hợp. Chúc các bạn thành công với việc làm của timviec365.vn

Có thể bạn quan tâm: Chính trị học là gì? Cập nhật thông tin về ngành chính trị học