Bằng trung cấp dược được mở quầy thuốc ở đâu? Dược sĩ trung cấp cần lưu ý gì khi mở quầy thuốc? Đây là thắc mắc của rất nhiều người nhưng vẫn chưa có lời giải đáp cụ thể. Nếu đây cũng là vấn đề khiến bạn băn khoăn, hãy cùng Sàn Dược Phẩm tìm ra câu trả lời chính xác trong bài viết dưới đây.
1. Bằng trung cấp có được mở quầy thuốc không?
Hiện nay, có rất nhiều người lựa chọn học trung cấp dược bởi thời gian đào tạo ngắn, yêu cầu đầu vào không cao lại tiết kiệm chi phí. Bên cạnh đó là cơ hội được liên thông lên cao đẳng, đại học để mở rộng cơ hội ngành nghề.
Tuy nhiên, không ít người vẫn thắc mắc Bằng trung cấp dược có được bán thuốc không? Hay cần thêm điều kiện gì để kinh doanh quầy thuốc?
Căn cứ theo luật Dược 2016, quầy thuốc được xem là một hình thức của cơ sở bán lẻ thuốc, hoạt động dưới sự quản lý của nhà nước. Để mở được quầy thuốc, bắt buộc phải có một cá nhân đứng ra chịu trách nhiệm chuyên môn.
Theo quy định, người này bắt buộc phải có một trong ba văn bằng sau: bằng tốt nghiệp trung cấp ngành dược, bằng cao đẳng ngành dược và bằng dược sĩ (bằng tốt nghiệp đại học ngành dược). Đặc biệt, phải có ít nhất 18 tháng (1,5 năm) thực hành chuyên môn tại các cơ sở dược phù hợp.
Như vậy, nếu chỉ xét điều kiện về văn bằng chuyên môn thì người tốt nghiệp trung cấp dược hoàn toàn được phép mở quầy thuốc. Nhưng cần có tối thiểu 18 tháng (1,5 năm) kinh nghiệm thực hành chuyên môn tại các cơ sở dược phù hợp.
Nếu cá nhân này đồng thời cũng là dược sĩ phụ trách chuyên môn của quầy thuốc thì phải xin Sở Y tế cấp thêm chứng chỉ hành nghề dược.
Xem thêm : Chế độ về hưu năm 2018 của nữ giới theo quy định pháp luật
>> Giải đáp: Bằng cao đẳng dược được mở quầy thuốc ở đâu?
2. Bằng trung cấp dược được mở quầy thuốc ở đâu?
Như vậy là người có bằng dược sĩ trung cấp hoàn toàn có quyền mở quầy thuốc. Tuy nhiên, loại hình kinh doanh này chỉ được phép mở tại một số khu vực nhất định. Vậy theo quy định hiện hành, bằng trung cấp dược được mở quầy thuốc ở đâu?
Căn cứ theo Nghị định số 54/2017/NĐ-CP do Chính Phủ ban hành, phạm vi hoạt động của quầy thuốc thuộc khu vực xã và thị trấn.
Trường hợp địa bàn cũ là xã, thị trấn được chuyển đổi lên thành phường vẫn được tiếp tục mở mới quầy thuốc nếu khu vực này không có một đơn vị bán lẻ thuốc quy mô phục vụ 2000 người. Nhưng cửa hiệu chỉ được phép hoạt động tối đa trong 3 năm, kể từ ngày xác nhận địa bàn chuyển đổi.
Nếu quầy thuốc được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc trước ngày nghị định 54/2017/NĐ-CP có hiệu lực mà không thuộc phạm vi xã, thị trấn thì được phép hoạt động tiếp cho tới ngày hết hiệu lực trên giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc.
Tuy nhiên, nếu trên giấy chứng nhận không ghi rõ thời gian hết hiệu lực thì quầy thuốc được tiếp tục hoạt động trong thời hạn 3 năm, kể từ ngày nghị định 54/2017/NĐ-CP có hiệu lực.
Như vậy, đến thời điểm 2023, quầy thuốc chỉ được phép hoạt động tại địa bàn xã và thị trấn. Đây cũng chính là câu trả lời chi tiết cho câu hỏi bằng trung cấp dược được mở quầy thuốc ở đâu?
Xem thêm : Sinh mổ bao lâu thì tắm được và tư vấn của bác sĩ chuyên khoa
Ngoài ra, không có quy định nào về việc mở quầy thuốc bắt buộc phải có hộ khẩu thường trú, tạm trú tại địa phương hay không. Do đó, bạn có thể mở tùy ý mở quầy thuốc tại khu vực xã hoặc thị trấn khác nơi mà mình đang cư trú đó nhé!
>> 5 kinh nghiệm cốt lõi khi khinh doanh quầy thuốc tây
3. Thủ tục mở quầy thuốc của dược sĩ trung cấp
Dược vốn là một ngành trọng điểm, có vai trò quan trọng đối với xã hội. Chính vì thế, hoạt động kinh doanh dược phẩm là loại hình kinh doanh có điều kiện và phải tuân thủ theo yêu cầu pháp lý chặt chẽ.
Để mở quầy thuốc tây, dược sĩ trung cấp phải thực hiện bốn thủ tục sau:
- Đăng ký kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp
- Thủ tục xin cấp chứng chỉ hành nghề dược
- Thủ tục đề nghị cấp giấy chứng nhận “Thực hành tốt nhà thuốc”
- Đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược phẩm
Căn cứ theo Luật dược 2016 và nghị định 54/2017/NĐ-CP, bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược (mẫu có sẵn)
- Tài liệu kỹ thuật tương ứng với cơ sở bán lẻ thuốc
- Bản sao công chứng giấy đăng ký thành lập doanh nghiệp
- Bản sao chứng chỉ hành nghề dược đã chứng thực
Trên đây là những giải đáp chi tiết cho câu hỏi Bằng trung cấp dược được mở quầy thuốc ở đâu? Mong rằng những chia sẻ này của Sàn Dược Phẩm đã giúp bạn đọc tháo gỡ hoàn toàn được những vướng mắc.
>> Kinh nghiệm mở quầy thuốc tại nông thôn giúp đột phá doanh thu
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp