Tìm hiểu về hội chứng sợ không gian hẹp

Ngay khi tiếp xúc với các tác nhân gây ra sợ hãi và hoảng loạn, người mang hội chứng này thường có các biểu hiện về cơ thể và tâm lý như

Cơ thể đổ mồ hôi nhiều, cảm giác nóng bức, cơ thể run lên từng cơn, cảm giác hoảng loạn lo lắng gây ra các cơn thở gấp gáp, mất định hướng, choáng ngợp,…

Ngoài ra, người mang hội chứng sợ không gian hẹp thường có xu hướng né tránh chỗ đông đúc và không gian kín.

Ngay khi đến một nơi bất kỳ như tòa nhà hay phòng họp, theo thói quen họ sẽ tìm kiếm chỗ thoát hiểm trước tiên

4. Cách xác định người mang hội chứng sợ không gian hẹp

Phương pháp chủ yếu để chẩn đoán hội chứng là dựa trên các đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân. Trên cơ sở đó, nhân viên y tế sẽ yêu cần bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm cần thiết.

Do đặc thù chẩn đoán dựa trên triệu chứng nên bệnh nhân chỉ có thể được xác định có mang hội chứng hay không dựa trên các triệu chứng kéo dài. Những tiêu chuẩn thường được áp dụng khi chẩn đoán bệnh bao gồm:

  • Xuất hiện cảm giác lo lắng và hoảng sợ ngay khi tiếp xúc với tác nhân.
  • Lo sợ một cách vô ý thức ngay cả khi không có tác nhân.
  • Có xu hướng né tránh những tác nhân gây sợ hãi.

5. Tác nhân gây ra nỗi sợ không gian hẹp

Rất khó để xác định nguyên nhân chính gây ra nỗi sợ không gian hẹp. Tuy nhiên, nhiều giả thuyết cho rằng hội chứng này có liên quan đến những trải nghiệm từ thời thơ ấu hoặc dưới tác động của môi trường sống như yếu tố gia đình.

Xét trên phương diện thần kinh học, hội chứng sợ không gian hẹp có thể là do vấn đề hạch hạnh nhân trong não bộ gây ra. Đây là một cơ quan có kích thước rất nhỏ trong não có chức năng điều hòa nỗi sợ hãi, kiểm soát cảm xúc và giúp cơ thể vượt qua nỗi sợ hãi bằng cách đưa ra những phản ứng với tình huống gây ra sợ hãi bất kỳ. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, những người mang hội chứng sợ không gian hẹp thường có kích thước hạch hạnh nhân bên phải nhỏ hơn so với những người không mang hội chứng

Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng các phản xạ có điều kiện cũng có thể gây ra vấn đề tâm lý này. Những cơn hoảng loạn của bệnh nhận được kích hoạt khi tiếp xúc với tác nhân vì họ đã từng trải qua những cơn sang chấn tâm lý trong không gian hẹp

Các nhà di truyền học cho rằng đây cũng là một hội chứng có yếu tố di truyền. Một khi cha mẹ có hội chứng thì có khả năng sẽ truyền lại cho con của họ vì các gen di truyền sẽ chi phối cấu trúc hạch hạnh nhân.

6. Điều trị chứng sợ không gian hẹp

Như đã đề cập, hội chứng này được chẩn đoán dựa trên triệu chứng và do đó sẽ thường được chữa trị dựa trên triệu chứng bệnh. Một số người mang hội chứng này sẽ khỏi theo thời gian nhưng một số khác thì cần phải có hướng can thiệp hiệu quả để tránh các triệu chứng diễn tiến nặng hơn. Các phương pháp được cân nhắc sử dụng bao gồm:

Liệu pháp tâm lý dựa trên nhận thức và hành vi (Rational Emotive Behavior Therapy – REBT):

Đây là liệu pháp có tác dụng giúp bệnh nhân kiểm soát nhận thức, suy nghĩ của mình để từ đó đưa ra những thay đổi về mặt hành vi. Bệnh nhân sẽ được tác động trực tiếp về mặt nhận thức nỗi sợ hãi mà họ phải trải qua. Từ việc thay đổi nhận thức rằng tác nhân đó không có gì đáng sợ như họ vẫn nghĩ và từ đó hành vi hoảng loạn cũng được thay thế.

Liệu pháp nhận thức cá nhân:

Đây là loại liệu pháp thường hay được các nhà tâm lý học trị liệu áp dụng đối với những người bị chứng rối loạn lo âu. Nếu bệnh nhân bị hội chứng do những ám ảnh sợ hãi với những tình huống cụ thể thì phương pháp này có thể phát huy tốt và cho kết quả trị liệu đáng kể. Tuy nhiên, phương pháp này cần yêu cầu lâu dài về mặt thời gian khi thực hiện. Theo thống kê thì có khoảng 30% bệnh nhân đã vượt qua được các tình huống sợ hãi nhờ phương pháp này.

Liệu pháp thư giãn và mường tượng:

Bệnh nhân sẽ được chuyên gia trị liệu hướng dẫn để có cảm giác thư giãn ngay khi cơn hoảng loạn xảy ra với họ. Phương pháp này khá đơn giản ví dụ họ sẽ được hướng dẫn đếm người từ 10 cho đến 1 hoặc ngắm một bức vẽ khi bị hoảng loạn

Liệu pháp tiếp xúc với tác nhân:

Đây là liệu pháp được các nhà trị liệu sử dụng phổ biến vì nó tác động trực tiếp lên tác nhân gây ra nỗi sợ hãi cho bệnh nhân. Bệnh nhân sẽ được tiếp xúc với các tác nhân gây sợ hãi của họ. Đầu tiên là tiếp xúc trong trí tưởng tượng sau dần là tiếp xúc với tình huống thật. Quá trình điều trị diễn ra cho đến khi bệnh nhân hoàn toàn có cảm giác an toàn khi tiếp xúc với các tác nhân cụ thể của sự sợ hãi. Thống kê cho thấy có khoảng 75% bệnh nhân đã được điều trị thành công với phương pháp này.

Sử dụng thuốc kê đơn:

Dựa trên mức độ biểu hiện của bệnh, một số bệnh nhân có thể được chỉ định dùng các loại thuốc kê theo toa dưới sự hướng dẫn của nhân viên chăm sóc. Các loại thuốc thường hay được sử dụng bao gồm

Thuốc dùng trong chống trầm cảm để giảm các tình trạng gây căng thẳng trong não bộ, thuốc chẹn beta để làm giảm các biểu hiện về thể chất khi bệnh nhân có nỗi sợ hãi xâm chiếm như đau đầu, khó thở, …,

Tóm lại, hội chứng sợ không gian kín là một hội chứng tâm lý hình thành do các cơn hoảng loạn và sợ hãi gây ra khi tiếp xúc với tác nhân cụ thể. Hầu hết các bệnh nhân sẽ quay lại cuộc sống bình thường nếu được can thiệp và chữa trị đúng cách.