Hợp đồng khoán việc có lẽ vẫn còn xa lạ với khá nhiều người. Thế nhưng, đây là loại hình hợp đồng phù hợp trong trường hợp doanh nghiệp cần tuyển dụng lao động theo dạng thời vụ, ngắn hạn. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về loại hợp đồng này.
- Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến Châu Âu là?
- Top 11 bộ phim hay nhất của Hoàng Cảnh Du trong sự nghiệp diễn xuất
- Vay 150 triệu thế chấp sổ đỏ mỗi tháng trả bao nhiêu? | Cẩm nang tài chính | Tin tức | Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam – PVcomBank
- Toner 1 ngày dùng mấy lần là tối ưu?
- Top 100+ hình nền hoa mẫu đơn đẹp nhất 2024 dành cho người cuồng hoa
1. Hợp đồng khoán việc là gì?
Hợp đồng khoán việc (HĐKV) đơn giản là giao kết thỏa thuận dựa trên sự đồng thuận của tất cả chủ thể. Trong đó, trách nhiệm của chủ thể nhận khoán việc là hoàn thành phần việc được giao. Còn chủ khoán việc có trách nhiệm thanh toán đầy đủ cho bên nhận khoán việc khi công việc hoàn thành.
Bạn đang xem: Hợp đồng khoán việc là gì? Mẫu hợp đồng khoán việc mới nhất
Hợp đồng khoán việc
HĐKV chủ yếu được các doanh nghiệp triển khai khi cần tuyển dụng lao động thời vụ, làm việc trong ngắn hạn. Còn với công việc dài hạn, mang tính ổn định thì loại hình hợp đồng này không phù hợp.
2. Phân loại hợp đồng khoán việc
HĐKV hiện chia thành 2 loại hình cơ bản, bao gồm HĐKV toàn bộ và HĐKV từng phần, cụ thể như sau:
Hợp đồng khoán việc gồm 2 loại hình chính
2.1. Hợp đồng khoán việc toàn bộ
Đây là loại hình hợp đồng mà bên giao khoán việc trả cho bên nhận khoán việc toàn bộ chi phí. Trong số này gồm giá chi phí cho cơ sở vật chất và chi phí liên quan đến quá trình triển khai công việc.
Nói chung, đối với loại hình hợp đồng này, bên nhận khoán việc không phải bỏ ra chi phí nào mà chỉ cần tập trung hoàn thành công việc theo đúng cam kết.
2.2. Hợp đồng khoán việc từng phần
Xem thêm : Bầu uống nước yến được không
Ngược lại với HĐKV toàn bộ, bên nhận khoán việc của HĐKV từng phần phải đầu tư công cụ, cơ sở vật chất để hoàn thành công việc. Còn chủ thể khoán việc chỉ phải trả tiền khấu hao cùng tiền công cho bên nhận khoán việc mà thôi.
3. Quy định mới nhất về hợp đồng khoán việc
Khi ký kết hợp đồng thuê khoán việc, các chủ thể cần tuân thủ quy định về nghĩa vụ thuế và quy định tham gia bảo hiểm.
3.1. Nghĩa vụ thuế của các chủ thể
Dựa vào quy định đề cập tại Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC, chủ thể cá nhân tham gia giao kết cần nộp thuế thu nhập cá nhân dựa trên tiền lương, tiền công được trả khi hoàn thành công việc bất kỳ.
Doanh nghiệp đứng ra giao khoán công việc cần khấu trừ tiền thuế thu nhập cá nhân của bên nhận khoán việc. Sau đó cung cấp chứng từ cần thiết cho cơ quan thuế.
Còn nếu cá nhân nhận khoán việc đã ủy quyền cho một doanh nghiệp khác tiến hành quyết toán thuế, doanh nghiệp giao khoán việc không cần phải cung cấp chứng từ chiết khấu cho cơ quan thuế nữa.
3.2. Chế độ bảo hiểm
Nếu thắc mắc hợp đồng thuê khoán có phải đóng bảo hiểm không, bạn cần tham khảo quy định đề cập tại Điều 2 của Luật Bảo Hiểm Xã Hội 2014. Theo đó, cá nhân nhận khoán việc không nằm trong nhóm đối tượng phải tham gia BHXH.
Bên nhận khoán việc sẽ không phải đóng BHXH
Lợi dụng quy định trên, nhiều doanh nghiệp đã tìm cách ký kết hợp đồng khoán việc tràn lan nhằm tránh đóng BHXH cho người lao động. Vậy nên, cá nhân khi tham gia ký kết hợp đồng lao động nên đọc kỹ điều khoản, chú ý đến thời hạn hợp đồng.
4. Điểm khác biệt giữa hợp đồng khoán việc và hợp đồng lao động
Rất nhiều người còn nhầm lẫn giữa hợp đồng khoán việc và hợp đồng lao động. Tuy nhiên, nếu xét về mặt tính chất và yêu cầu công việc, hai loại hình hợp đồng này vẫn có điểm khác biệt. Trong đó, hợp đồng khoán việc chỉ phù hợp áp dụng trong ngắn hạn. Còn với hợp đồng lao động lại thích hợp áp dụng cho những công việc mang tính chất dài hạn.
Xem thêm : [Góc giải đáp] Uống sữa đậu nành Fami có tăng vòng 1 không?
Đối với hợp đồng lao động, người lao động sẽ nhận lương tương xứng với sức lao động, theo thỏa thuận với bên sử dụng lao động (người lao động chỉ cần bỏ sức). Còn với hợp đồng khoán việc, thường thì bên chủ thể nhận giao khoán phải bỏ một phần hoặc toàn phần chi phí đầu tư cơ vật chất để hoàn thành công việc.
5. Mẫu hợp đồng khoán việc mới nhất
Khi thực hiện theo hợp đồng khoán việc, bạn cần chú ý bổ sung đầy đủ nội dung liên quan đến thông tin của các chủ thể tham gia. Cùng với đó là nội dung về điều khoản hợp đồng.
Mẫu hợp đồng khoán việc sau đây được soạn thảo theo đúng quy định, đầy đủ nội dung cần thiết. Nếu chưa biết cách soạn thảo HĐKV, bạn có thể tham khảo qua mẫu hợp đồng này.
Mẫu hợp đồng khoán việc kèm link download
FPT.eContract được phát triển như một giải pháp hợp đồng điện tử tiên phong của FPT. Hơn 2.000 doanh nghiệp lớn tại Việt Nam đang ứng dụng giải pháp này vào quy trình ký kết hợp đồng.
Phần mềm FPT.eContract sẽ giúp doanh nghiệp số hóa hiệu quả quy trình ký kết hợp đồng. Nếu cần tuyển dụng số lượng lớn lao động theo dạng thời vụ, doanh nghiệp nên ứng dụng FPT.eContract. Bởi khi đó, người lao động và người sử dụng lao động có thể ký kết hợp đồng từ xa, tiết kiệm đến 80% thời gian đi lại và 70% chi phí.
Nếu đang có nhu cầu ứng dụng giải pháp hợp đồng điện tử của Tập Đoàn FPT, quý khách hàng có thể tham khảo báo giá hợp đồng điện tử, lựa chọn gói phần mềm phù hợp. FPT hiện đã tung ra thị trường bản Free FPT.eContract Lite không giới hạn số lượng. Để tìm hiểu thêm thông tin chi tiết và nhận demo miễn phí, quý khách hãy liên hệ ngay với FPT.
Hợp đồng khoán việc phù hợp áp dụng khi bên khoán việc cần hoàn thành công việc nào đó trong ngắn hạn. Chủ thể nhận khoán việc của loại hình hợp đồng này không cần tham gia BHXH. Rất hy vọng chia sẻ chi tiết trên đây của FPT.eContract đã bạn giúp hiểu hơn về tính chất của loại hình hợp đồng đặc biệt này!
>>ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp