Hợp pháp hóa lãnh sự tiếng anh là gì? Những điều cần biết

Hợp pháp hóa lãnh sự tiếng anh là gì? Bạn đang quan tâm đến câu hỏi này và muốn tìm câu trả lời đầy đủ, chính xác nhất, vậy hãy đọc bài viết sau đây của ACC. Chúng tôi sẽ cung cấp đến quý bạn đọc những thông tin cần thiết và hữu ích nhất về Hợp pháp hóa lãnh sự tiếng anh. Mời ban cũng chú ý theo dõi nhé!

unnamed-3

Hợp Pháp Hóa Lãnh Sự Tiếng Anh Là Gì? (Cập Nhật Mới Nhất 2023)

1. Hợp pháp hóa lãnh sự tiếng anh

Trước hết chúng ta cần hiểu về khái niệm Hợp pháp hóa lãnh sự. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, cụ thể là tại Nghị định 11/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 thì “Hợp pháp hóa lãnh sự” là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam.

Vậy Hợp pháp hóa lãnh sự tiếng anh là gì? Hãy tham khảo nội dung sau:

  • Legalization: Là từ tiếng anh (Mỹ) có nghĩa tiếng Việt “Hợp pháp hóa” và về mặt nghĩa từ chúng ta có thể viết “Consular Legalization” hay “Legalization of Consular”
  • Legalisation: Là từ tiếng anh (Anh) có nghĩa tiếng Việt “Hợp pháp hóa” và về mặt nghĩa từ chúng ta có thể viết “Consular Legalisation” hay “Legalisation of Consular”
  • Consular Authentication: Từ này được Bộ Ngoại Giao Việt nam và nhiều nước dùng để chỉ tài liệu đã được Chứng nhận lãnh sự/ Hợp pháp hóa lãnh sự và
  • Apostille: Từ này cũng được dùng để chỉ tài liệu đã được Chứng nhận lãnh sự/ Hợp pháp hóa lãnh sự ở các Quốc gia đã là thành viên Hague Convention

Từ các nôi dung trên chúng ta thấy rằng hầu như chúng ta không sử dụng từ “Consular Legalization” hay “Consular Legalisation” cho Chứng nhận lãnh sự/ Hợp pháp hóa lãnh sự, nên tùy theo ngữ cảnh của tài liệu, mục đích sử dụng tài liệu, và Quốc gia sử dụng tài liệu, chúng ta nên sử dụng từ nào là phù hợp nhất nhé!

2. Các loại giấy tờ thường cần chứng nhận lãnh sự bằng tiếng Anh:

Diploma, educational certificate, educate: Văn bằng, chứng chỉ giáo dục, đào tạo.

Medical certification: Chứng nhận y tế.

Judicial history card: Phiếu lý lịch tư pháp.

Papers, Other documents may be consular certified as prescribed by law: Tài liệu khác có thể được chứng nhận lãnh sự theo quy định của pháp luật.

3. Những câu hỏi thường gặp.

Hợp pháp hóa lãnh sự là gì?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 111/2011/NĐ-CP, “Hợp pháp hóa lãnh sự” được giải thích là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam.

Các loại giấy tờ không được hợp pháp hóa lãnh sự?

Theo Điều 10 Nghị định 111/2011/NĐ-CP và Điều 4 Thông tư 01/2012/TT-BNG, các loại giấy tờ không được hợp pháp hóa lãnh sự gồm:

– Giấy tờ, tài liệu bị sửa chữa, tẩy xóa nhưng không được đính chính theo quy định pháp luật.

– Giấy tờ, tài liệu có các chi tiết trong bản thân giấy tờ, tài liệu đó mâu thuẫn với nhau hoặc mâu thuẫn với giấy tờ, tài liệu khác trong hồ sơ đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự.

– Giấy tờ tài liệu giả mạo hoặc được cấp, chứng nhận sai thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

– Giấy tờ, tài liệu có chữ ký, con dấu không phải là chữ ký gốc, con dấu gốc đồng thời có con dấu và chữ ký không được đóng trực tiếp và ký trực tiếp trên giấy tờ, tài liệu. Con dấu, chữ ký sao chụp dưới mọi hình thức đều không được coi là con dấu gốc, chữ ký gốc.

– Giấy tờ, tài liệu có nội dung xâm phạm quyền và lợi ích của Nhà nước Việt Nam, không phù hợp với chủ trương, chính sách của Nhà nước Việt Nam hoặc các trường hợp khác có thể gây bất lợi cho Nhà nước Việt Nam.

Các loại giấy tờ được miễn hợp pháp hóa lãnh sự?

Theo Điều 9 Nghị định 111/2011/NĐ-CP và Điều 4 Thông tư 01/2012/TT-BNG, các loại giấy tờ được miễn hợp pháp hóa lãnh sự gồm:

– Giấy tờ, tài liệu được miễn chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên, hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.

– Giấy tờ, tài liệu được chuyển giao trực tiếp hoặc qua đường ngoại giao giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.

– Giấy tờ, tài liệu được miễn chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.

– Giấy tờ, tài liệu mà cơ quan tiếp nhận của Việt Nam hoặc của nước ngoài không yêu cầu phải hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự phù hợp với quy định pháp luật tương ứng của Việt Nam hoặc của nước ngoài.

4. Dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự tiếng anh tại ACC

Hợp pháp hóa lãnh sự tiếng anh (consular legalization) để sử dụng ở nước ngoài là một quá trình phức tạp. Nếu bạn chưa từng có kinh nghiệm Hợp pháp hóa lãnh sự đại sứ quán các nước hoặc Cục lãnh sự – Bộ ngoại giao, bạn có thể sử dụng dịch vụ tại ACC của chúng tôi.

Công ty luật ACC cung cấp một dịch vụ hoàn hảo và đảm bảo chắc chắn rằng tài liệu của bạn được thực hiện đúng quy trình. Và được chấp nhận tại nước sở tại.

Dịch vụ ACC cung cấp cho bạn một giải pháp nhanh chóng, thủ tục đăng ký dễ dàng. Bạn có thể làm một hoặc rất nhiều các loại giấy tờ khác nhau. Chúng tôi theo dõi và thực hiện chính xác các bước cần thiết để đảm bảo tài liệu của bạn được hoàn thành và gửi lại đương sự nhanh chóng.

Từ việc kiểm tra tài liệu gốc, làm thủ tục chứng thực giấy tờ, làm việc với Cục Lãnh sự – Bộ ngoại giao, Văn phòng đại diện và gửi bạn ở bất kì đâu trên thế giới.

Trên đây là các thông tin ACC cung cấp đến quý bạn đọc về Thủ Tục Hợp Pháp Hóa Lãnh Sự Hàn Quốc (Cập Nhật Mới Nhất 2021). Trên thực tế thực hiện có thể phát sinh các vướng mắc bất cập, nếu bạn có thắc mắc gì về Thủ Tục Hợp Pháp Hóa Lãnh Sự Hàn Quốc (Cập Nhật Mới Nhất 2021) hay những vấn đề khác quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi. Công ty Luật ACC luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng! Hãy liên hệ với chúng tôi:

  • Hotline: 19003330
  • Zalo: 084 696 7979
  • Gmail: [email protected]
  • Website: accgroup.vn