ĐỊA DƯ – HÀNH CHÍNH
- Quy trình trồng trọt là gì, gồm những bước cơ bản nào
- Hướng dẫn cách xóa lịch sử trên laptop cực nhanh
- 15 loại Hoa mùa hè đẹp rực rỡ, dễ trồng, chịu nắng nóng cực tốt
- Ăn khoai lang mật nhất định phải biết điều này để tốt cho sức khỏe và không bị tăng cân!
- Giấy tờ cần thiết khi đi du lịch Thái Lan 2024
Huyện Cát Hải ngày nay vốn là một đơn vị hành chính được thành lập vào loại xưa nhất của thành phố Hải Phòng. Theo các sách chí cũ, thời Bắc Thuộc là huyện Ân Phong (có sách chép là Tư Phong, chữ Ân và chữ Tư giống mặt chữ, có thể do khắc hoặc viết nhầm) thuộc Nham Châu. Sau huyện Ân Phong đổi ra là Chi Phong (chữ Chi có nghĩa là chi, phái). Thời thuộc Minh, huyện Chi Phong lệ vào phủ Tân Yên và phủ lỵ phủ Tân Yên có lúc đặt ở xã Hoà Hy của huyện này. Đến thời Lê Sơ, đổi là Chi Phong (chữ “Chi” có nghĩa là cỏ lệ chi) cho vào phủ Hải Đông, sau lại đổi tên huyện Chi Phong thành Hoa Phong.
Bạn đang xem: ĐỊA DƯ – HÀNH CHÍNH
Thời Tây Sơn, huyện Hoa Phong thuộc phủ Hải Đông trấn Yên Quảng (còn gọi là An Quảng). Trước năm 1813, huyện Hoa Phong gồm 2 tổng với 15 xã, phường là tổng An Khoái (sau đổi Đôn Lương) trên đảo Cát Hải và tổng Hà Liên (sau đổi Hà Sen) trên đảo Cát Bà. Tổng An Khoái tương ứng với phần đất của toàn bộ xã Đồng Bài, một phần xã Gia Lộc, toàn bộ thị trấn Cát Hải, xã Hoàng Châu, xã Nghĩa Lộ, xã Văn Phong trên đảo Cát Hải ngày nay, gồm 10 xã, phường cũ là: An Khoái, An Phong, Đồng Bài, Hoà Hy, Hoàng Châu, Lục Độ, Lương Lãnh, Thiên Lộc, Văn Minh và phường Cao Mại. Sau đổi An Phong thành Phong Niên, Cao Mại thành Cao Minh, Lương Lãnh thành Lương Năng, Thiên Lộc thành Gia Lộc. Tổng Hà Liên bao gồm phần đất tương ứng với các xã Trân Châu, Gia Luận, Phù Long, Xuân Đám, Hiền Hào và thị trấn Cát Bà trên đảo Cát Bà ngày nay, gồm 5 xã cũ là: Chân Châu (sau đổi thành Trân Châu), Đường Hào (sau đổi thành Hiền Hào), Xuân Áng (sau đổi thành Xuân Đám), Phù Long, Gia Luận. Năm Minh Mạng thứ 17 (1836), cắt tổng Vân Hải của châu Vân Đồn cho lệ vào huyện Hoa Phong (tên cũ của huyện Cát Hải ngày nay), sau tổng Vân Hải lại bị cắt trả về châu Vân Đồn như cũ. Năm Thiệu Trị thứ I (1840), huyện Nghiêu Phong được thành lập, về cơ bản vẫn là huyện Hoa Phong cũ. Đời Tự Đức, huyện Nghiêu Phong lệ vào phủ Sơn Định, tỉnh Quảng Yên.
Xem thêm : Thế giới quan là gì
Thời Pháp thuộc, đổi huyện Nghiêu Phong thành huyện Cát Hải, vẫn thuộc tỉnh Quảng Yên như cũ. Lúc này, huyện Cát Hải gồm 2 tổng Đôn Lương và Hà Sen, tổng Đôn Lương có 10 xã và tổng Hà Sen có 5 xã và phố Các Bà. Năm 1945, huyện Cát Hải và tổng Hà Sen thuộc tỉnh Quảng Yên, còn thị xã Cát Bà lại thuộc thành phố Hải Phòng quản lý. Đến ngày 5/6/1956, tất cả các đơn vị hành chính này được sáp nhập vào thành phố Hải Phòng. Ngày 22/7/1957, thành lập huyện Cát Bà, gồm thị xã Cát Bà cũ và 5 xã Trân Châu, Xuân Đám, Hiền Hào, Gia Luận, Việt Hải. Huyện Cát Hải gồm các xã Phù Long, Nghĩa Lộ, Hoàng Châu, Đồng Bài, Văn Chấn, Phong Niên, Gia Lộc, Hòa Hy, Lục Độ, Đôn Lương, Lương Năng, Cao Minh. Năm 1958, các xã Văn Chấn, Phong Niên sáp nhập thành xã Văn Phong; các xã Hòa Hy, Lục Độ, Đôn Lương, Lương Năng sáp nhập thành xã Hòa Quang. Để phù hợp với yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ra quyết định ngày 11/3/1977, huyện Cát Bà sáp nhập với huyện Cát Hải thành một đơn vị hành chính mới lấy tên là huyện Cát Hải, thuộc thành phố Hải Phòng, bao gồm thị trấn Cát Bà và 13 xã ban đầu gồm: Cao Minh, Gia Lộc, Hòa Quang, Đồng Bài, Hoàng Châu, Nghĩa Lộ, Văn Phong, Phù Long, Trân Châu, Gia Luận, Hiền Hào, Việt Hải, Xuân Đám., ngày 13/3/1979, xã Cao Minh được giải thể. Ngày 23/4/1988, thành lập thị trấn Cát Bà; sáp nhập xã Hoà Quang và xã Gia Lộc thành lập thị trấn Cát Hải. Từ đó đến nay, các đơn vị hành chính của huyện Cát Hải gồm 12 đơn vị hành chính, trong đó có 2 thị trấn Cát Bà, Cát Hải và các xã Đồng Bài, Nghĩa Lộ, Văn Phong, Hoàng Châu, Phù Long, Trân Châu, Xuân Đám, Việt Hải, Gia Luận, Hiền Hào. Dân số tính đến cuối năm 2016 là 30.650 người. Địa danh Cát Bà còn có nhiều ý kiến, giả thuyết đưa ra khác nhau. Bản đồ năm 1938 còn ghi tên địa danh là Các Bà. Các bậc cao niên, cũng kể lại rằng tên Các Bà bắt nguồn từ một sự tích. Ngày xửa, ngày xưa, không rõ là vào thời kỳ nào, có xác hai nữ thần chết trẻ không biết từ đâu trôi dạt vào bờ đảo và lập tức bị mối xông thành mộ. Ngay đêm ấy, các thần nữ hiển linh báo mộng cho các vị chức sắc và dân chúng trên đảo biết về sự linh ứng của mình. Dân chúng bèn đóng góp tiền của lập miếu thờ hai thần nữ ngay bên hai nấm mộ thiêng này, gọi là miếu Các Bà. Các nữ thần đã nhiều lần hiển linh âm phù ngư dân trên đảo thoát khỏi các dịch bệnh, tai nạn trên biển và đánh đuổi cướp biển, giặc ngoại xâm. Để tri ân và muốn biểu dương uy linh của các nữ thần, Nhân dân bèn lấy tên Các Bà đặt tên cho quần đảo. Hiện trên đảo còn nghè thờ Các Bà ở thị trấn Cát Bà và một số làng trên đảo. Sau này tên Các Bà đọc chệch thành chữ Cát Bà. Trên quần đảo có nhiều địa danh khác đặt tên có chữ Cát ở đầu như đảo Cát Ông, Cát Đá Bằng, Cát Cò…
Huyện đảo Cát Hải, ngoài cư dân bản địa, dân Cát Hải là người cộng đồng muôn phương, thạo nghề sông nước như ở Hà Nam (Quảng Ninh), Thủy Nguyên (Hải Phòng), Thái Bình; sau này là cư dân các tỉnh khác đến sinh sống, lập nghiệp như Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Tây… Trước đây, bên cạnh cư dân người Việt là cơ bản, trên đảo Cát Bà có khá đông người Hoa, họ sinh sống chủ yếu tập trung ở phố Cát Bà. Những gia đình người Hoa làm nghề đánh cá, có tàu to thường làm nhà sàn ở những mé dưới giáp núi tùng Vụng và xóm Hàn. Những gia đình buôn bán, khá giả thì làm nhà ở dãy núi trên, tạo thành dãy phố, giữa phố, đường rộng 2 mét đến 2,5 mét, lát đá bản to (khu Tùng Dinh) hoặc ở dọc các phố chính (thị trấn Cát Bà). Nhiều ngư dân người Hoa sống cả nhà trên thuyền. Nhiều tàu buôn của thương nhân người Hoa thường xuyên chở hàng sang Cát Bà buôn bán. Bằng các con đường buôn bán, đánh bắt cá, người Hoa từ các miền ở Bắc Hải tỉnh Quảng Đông và tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc đến Cát Bà sinh sống. Người Hoa sống chủ yếu bằng nghề buôn bán, đánh bắt cá, nghề thủ công như rèn, mộc phục vụ ngư dân làm nghề khai thác đánh bắt cá biển. Do vậy khu vực thị trấn Cát Bà tập trung nhiều người Hoa, người Việt chiếm một phần nhỏ. Sau “Sự kiện người Hoa” năm 1978, hầu hết người Hoa rời đảo ra đi. Để phân bố lại lực lượng trên địa bàn, đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất và bảo vệ đảo, một bộ phận cư dân Đồ Sơn, Tiên Lãng, An Lão được bổ sung cho huyện đảo Cát Hải. Nhân dân xã Cao Minh bên đảo Cát Hải được bố trí chuyển cư hẳn sang Cát Bà. Do đặc điểm địa hình, nên việc phân bố dân cư của huyện không đồng đều, có nơi dân sống tập trung như thị trấn Cát Bà, thị trấn Cát Hải, xã Nghĩa Lộ; có nơi ít dân cư ,sống biệt lập như Gia Luận, Việt Hải. Bằng sự lao động sáng tạo của mình, người Cát Hải đã làm nên thương hiệu nước mắm Cát Hải nổi tiếng. Bia đình Làng Hoàng Châu còn lưu danh tên tuổi những người đặt nền móng hiếu học của quê hương. Phát huy truyền thống, nhiều người con của Cát Hải quyết tâm học tập, rèn luyện, đóng góp trí tuệ, tài năng cho công cuộc xây dựng đất nước như đồng chí Lê Đức Viên, Vũ Viết Hưng, Phạm Hồng Cẩm – những đảng viên của chi bộ huyện Cát Hải, nhạc sỹ Đoàn Chuẩn, Nghệ sỹ nhiếp ảnh quân đội Nguyễn Đình Ưu, nghệ sỹ Tiến Thành của Đài tiếng nói Việt Nam, anh hùng lao động thời kỳ đổi mới Phạm Trọng Hiệp…
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp