KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT LÀ GÌ?
TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH
Bạn đang xem: Kết hôn trái pháp luật là gì?
1. Những trường hợp kết hôn trái pháp luật.
Xem thêm : Uống nước bí đao phơi khô có tác dụng gì?
2. Căn cứ hủy việc kết hôn trái pháp luật.
Kết hôn trái pháp luật là gì? (ảnh minh họa)
Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì kết hôn trái pháp luật là việc giữa nam và nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước nhưng nam hoặc nữ hoặc cả nam và nữ đều vi phạm điều kiện về việc kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật Hôn nhân và gia đình.
1. Những trường hợp kết hôn trái pháp luật
- Theo đó, Điều 8 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về điều kiện kết hôn như sau:
- Nữ từ đủ 18 tuổi trở lên và không bị mất năng lực hành vi dân sự;
- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên và không bị mất năng lực hành vi dân sự;
- Việc kết hôn giữa nam và nữ và do các bên tự nguyện quyết định;
- Việc kết hôn giữa nam và nữ không thuộc vào những trường hợp bị cấm kết hôn.
- Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì những trường hợp bị cấm kết hôn gồm:
- Nam và nữ kết hôn giả tạo;
- Lừa dối kết hôn, tảo hôn, cưỡng ép kết hôn;
- Người chưa có vợ, chồng mà kết hôn với người đang có vợ, có chồng hoặc người đang có chồng, có vợ mà kết hôn với người khác;
- Những người có cùng dòng máu về trực hệ kết hôn với nhau; những người có họ trong phạm vi ba đời kết hôn với nhau; Con ruột kết hôn với cha, mẹ; con nuôi kết hôn với những người từng là mẹ, cha nuoi, con dâu kết hôn với cha chồng, con rể kết hôn với mẹ vợ, con riêng của vợ kết hôn với cha dượng, con riêng của chồng kết hôn với mẹ kế.
- Như vậy, nếu nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền và thuộc các trường hợp nêu trên thì sẽ bị xem là kết hôn trái pháp luật.
Xem thêm : 20 các loài chim cảnh nhỏ thường nuôi trong nhà ở Việt Nam
Căn cứ hủy việc kết hôn trái pháp luật (ảnh minh họa)
2. Căn cứ hủy việc kết hôn trái pháp luật
- Tòa án khi giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật cần căn cứ vào điều kiện kết hôn được nêu ở trên để xem xét và đưa ra quyết định xử lý đối với việc kết hôn trái pháp luật. Khi đó, tòa án cần lưu ý một số điểm như sau:
- Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình thì điều kiện về độ tuổi là nữ từ đủ 18 tuổi trở lên và nam từ đủ 20 tuổi trở lên là trường hợp nữ đã đủ mười tám tuổi trở lên và nam đã đủ hai mươi tuổi trở lên và được xác định theo ngày, tháng, năm sinh của nam và nữ.
- Nếu như nam, nữ không xác định được ngày, tháng sinh thì:
- Tháng sinh được xác định là tháng một của năm sinh trong trường hợp xác định được năm sinh nhưng không xác định được tháng sinh.
- Ngày sinh được xác định là ngày mùng một của tháng sinh nếu không xác định được ngày sinh nhưng xác định được năm sinh, tháng sinh.
- Ví dụ: Chị Nguyễn thị Hiền sinh ngày 20/10/1998 và chị Hiền thực hiện đăng ký kết hôn với anh hậu vào ngày 18/10/2016 tại Ủy ban nhân dân xã A. Tại thời điểm đăng ký kết hôn thì chị Hiền vẫn chưa đủ 18 tuổi theo quy định của pháp luật vì đến ngày 20/10/2016 thì chị Hiền mới đủ 18 tuổi. Như vậy, theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình thì chị Hiền chưa đủ tuổi để kết hôn và đồng nghĩa với việc vi phạm điều kiện về tuổi kết hôn.
- Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình thì việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định được hiểu là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau hoàn toàn theo ý chí tự do của họ mà không bị ai ép buộc.
- Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình thì lừa dối kết hôn được hiểu là hành vi cố ý của nam, nữ hoặc của người thứ ba nhằm làm cho người kia hiểu không đúng, sai lệch và dẫn đến việc đồng ý kết hôn; Bởi vì bên bị lừa dối đã không đồng ý kết hôn nếu như không có hành vi này.
- Theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình thì người đang có chồng hoặc có vợ là người thuộc một trong các trường hợp dưới đây:
- Nam, nữ kết hôn với người khác theo đúng quy định của pháp luật nhưng người này chưa ly hôn hoặc chồng (vợ) của người này không bị tuyên bố là đã chết hoặc không có sự kiện chồng (vợ) của họ chết;
- Nam, nữ xác lập quan hệ chồng vợ với người khác trước ngày 03/10/1987 mà chưa thực hiện việc đăng ký kết hôn và chưa ly hôn hoặc chồng (vợ) của người này không bị tuyên bố là đã chết hoặc không có sự kiện chồng (vợ) của họ chết;
- Nam, nữ đã kết hôn với người khác vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định nhưng việc kết hôn này đã được Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân bằng quyết định, bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án và chưa ly hôn hoặc chồng (vợ) của người này không bị tuyên bố là đã chết hoặc không có sự kiện chồng (vợ) của họ chết;
- Theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Luật hôn nhân và gia đình thì việc xác định thời điểm khi cả nam và nữ đã đủ các điều kiện kết hôn phải căn cứ vào các quy định của pháp luật. Tòa án thực hiện việc yêu cầu đương sự cung cấp và xác định các chứng cứ, tài liệu để xác định thời điểm cả hai bên kết hôn đã có đủ những điều kiện theo quy định.
- Ví dụ 1: Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình thì trường hợp nam, nữ kết hôn với nhau nhưng một bên bị lừa dối kết hôn hoặc bị cưỡng ép kết hôn là vi phạm điều kiện kết hôn. Tuy nhiên, trong trường hợp sau khi đã bị lừa dối kết hôn hoặc cưỡng ép kết hôn mà người bị lừa dối kết hôn hoặc cưỡng ép kết hôn đã biết nhưng đã tiếp tục chung sống hòa đồng, thông cảm thì thời điểm đủ điều kiện kết hôn được tính từ thời điểm mà người bị lừa dối, cưỡng ép biết được việc đó nhưng vẫn tiếp tục sống chung với người kia như vợ chồng.
- Ví dụ 2: Anh Trần Phi Hùng và chị Lê Thị Hậu kết hôn với nhau vào ngày 15/01/2005. Đến ngày 15/01/2010 thì chị Hậu lại kết hôn với anh Nguyễn Phú Hòa. Ngày 26/01/2012, anh A được Tòa án tuyên bố chết. Ngày 13/7/2015 Tòa án mở phiên tòa để thực hiện giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật giữa anh Hùng và chị Hậu. Chị Hậu và anh Hòa tại phiên tòa đều yêu cầu Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân thì cả 02 người phải cung cấp Quyết định của Tòa án về việc tuyên bố anh Hùng đã chết để Tòa án xác định thời điểm của chị Hậu và anh Hòa đủ điều kiện kết hôn. Như vậy, trong trường hợp này thì thời điểm mà Tòa án xác định được anh Hùng đã chết được ghi trong quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa là thời điểm mà anh Hậu và anh Hòa có đủ điều kiện kết hôn.
➤ Xem thêm:
➤ Ai được quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn? ➤ Một số vấn đề liên quan đến việc kết hôn. ➤ Cách xác định tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. ➤ Thủ tục ly hôn thuận tình với người nước ngoài.
- Trên đây là nội dung Kết hôn trái pháp luật là gì? của Công ty Luật TNHH Thịnh Trí gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Hotline 1800 6365 để được tư vấn.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp