An toàn giao thông là vấn đề nóng hổi, thu hút sự quan tâm của toàn xã hội bởi những tác động to lớn mà nó mang lại. Nắm rõ khái niệm an toàn giao thông và rèn luyện ý thức tham gia giao thông an toàn là trách nhiệm của mỗi cá nhân, góp phần xây dựng môi trường giao thông văn minh, góp phần bảo vệ sức khỏe, tính mạng con người và thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội. Bài viết này sẽ đi sâu phân tích khái niệm an toàn giao thông, làm rõ tầm quan trọng và những nguyên tắc cơ bản để tham gia giao thông an toàn, từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc xây dựng môi trường giao thông an toàn cho bản thân và cộng đồng.
1. Khái niệm an toàn giao thông
An toàn giao thông là hành vi, văn hoá khi tham gia giao thông trong đó bao gồm việc hiểu biết và ý thức chấp hành các quy định pháp luật về giao thông.
Bạn đang xem: Khái niệm an toàn giao thông là gì? (Cập nhật 2024)
An toàn giao thông nói một cách dễ hiểu là sự an toàn khi tham gia giao thông bằng các phương tiện vận tải khác nhau như đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không. Sự an toàn đó được đảm bảo bằng việc chấp hành tốt các luật giao thông của người tham gia giao thông.
2. Vai trò của việc đảm bảo an toàn giao thông
Vai trò đồng thời cũng là lợi ích của việc đảm bảo an toàn giao thông
Xem thêm : Đừng bỏ qua 3 mẹo chữa viêm amidan bằng mật ong đơn giản này
Đầu tiên, vai trò to lớn và quan trọng nhất chính là sự an toàn của mỗi người dân khi tham gia giao thông. Vì mỗi cá nhân khi tham gia giao thông mà luôn thực hiện an toàn giao thông thì không chỉ là để bảo vệ chính bản thân mình mà còn góp phần giữ an toàn cho mọi người tham gia giao thông xung quan mình.
Từ vai trò to lớn trên sẽ kéo theo việc hạn chế tỉ lệ tai nạn giao thông. Mà giảm thiểu tỷ lệ tai nạn giao thông cũng là góp phần giảm thiểu các thiệt hại mà tai nạn đó gây ra như thiệt hại người, tài sản, gây ùn tắc giao thông,…
3. Các loại an toàn giao thông
3.1. An toàn giao thông chủ động:
Là sự chủ động chuẩn bị kỹ lưỡng của người tham gia giao thông trước khi tham gia giao thông để tránh được các tai nạn giao thông. Điều này biểu hiện qua sự chuẩn bị phương tiện đi lại trong tình trạng tốt nhất có thể tham gia giao thông hoặc luôn cập nhật các thông tin liên quan đến luật giao thông, sự thay đổi các biển báo,..để đảm bảo an toàn giao thông. Loại an toàn giao thông này xuất phát từ ý thức của người tham gia giao thông.
3.2. An toàn giao thông bị động
Là những yếu tố khác khi tham gia giao thông được đảm bảo bởi các tính chất và chất lượng của kết cấu nhằm giảm thiểu thiệt hại khi xảy ra tai nạn như kết cấu của xe
4. Nguyên nhân gây mất an toàn giao thông
- Có rất nhiều nguyên nhân gây mất an toàn giao thông, sau đây là một số nguyên nhân tiêu biểu gây mất an toàn giao thông
- Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông xuống cấp hoặc sau khi tu sửa lại thì cũng nhanh chóng hư hao lại do chưa xây dựng đúng chất lượng. Ví dụ đường bộ xuống cấp thì xuất hiện nhiều ổ gà thậm chí ổ voi trên đường dễ gây tai nạn giao thông hoặc các cống thoát nước trên đường xây thấp hơn bề mặt đường nhiều trường hợp mất nắp cống cũng dễ gây tai nạn giao thông.
- Sự hiểu biết về các quy định của luật giao thông của người dân chưa nhiều, đặc biệt ở những vùng chưa phát triển nên việc tham gia giao thông tuỳ hứng, tuỳ điều kiện cũng là không đảm bảo an toàn
- Ý thức chấp hành luật giao thông của người dân khi tham gia giao thông còn chưa cao. Có thể họ đã biết về các quy định pháp luật về an toàn giao thông nhưng ý thức chấp hành các quy định đó còn chưa mạnh mẽ. Ví dụ: ở những thành phố lớn mỗi tầm giờ cao điểm thì các phương tiện xe di chuyển rất đông và sẽ xảy ra tính trạng tắc đường, lúc này việc chấp hành quy định không lấn làn là điều rất khó.
- Sự phân bố các biển báo giao thông còn chưa hợp lý và thống nhất.
- Các hình phạt khi vi phạm luật giao thông chưa đủ để răn đe.
5. Các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông.
- Tuyên truyền toàn giao thông hiệu quả bằng cách mỗi cá nhân nhắc nhở người xung quanh mình tham gia an toàn giao thông hoặc các địa phương tự tổ chức các buổi tuyên truyền giao thông ở trường học, cơ quan,..; tuyên truyền trên truyền thông để thông điệp được tiếp cận đến nhiều người.
- Ban hành các văn bản quy định về an toàn giao thông cụ thể, chi tiết.
- Tăng cường hoạt động tuần tra an toàn giao thông
6. Câu hỏi liên quan khác
Văn hoá giao thông là gì?
Xem thêm : Nghiệp vụ Chiết khấu bộ chứng từ trong thanh toán LC
Theo Uỷ ban an toàn giao thông quốc gia: “ Văn hoá giao thông được biểu hiện bằng hành vi xử sự đúng pháp luật, theo các chuẩn mực của xã hội về lẽ phải, cái đẹp, cái thiện của người tham gia giao thông. Xây dựng Văn hoá giao thông nhằm tạo nên thói quen cư xử có văn hoá, đúng pháp luật; coi việc tự giác tuân thủ pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông như một chuẩn mực đạo đức truyền thống và là biểu hiện văn minh hiện đại của con người khi tham gia giao thông”.
Mối quan hệ giữa an toàn giao thông và văn hoá giao thông là gì?
Đây là mối quan hệ kết nối với nhau vì nếu người có văn hoá giao thông tốt thì đảm bảo an toàn giao thông và ngược lại nếu người không thực hiện tốt văn hoá giao thông thì sẽ không đảm bảo an toàn giao thông dẫn đến gây tai nạn nhiều hơn
An toàn giao thông là trách nhiệm của ai?
An toàn giao thông là vấn đề chung của xã hội đòi hỏi sự đóng góp của mỗi cá nhân khi tham gia giao thông. Mỗi chúng ta cần ý thức tốt khi tham gia giao thông thì sẽ giảm thiểu được số lượng tai nạn giao thông xảy ra.
An toàn giao thông luôn là vấn đề nóng trong xã hội luôn nhận được sự quan tâm rất nhiều, hy vọng bạn đọc đã có được các thông tin cần thiết thông qua bài viết về An toàn giao thông và nhưng điều cần biết về an toàn giao thông. Nếu bạn đọc có quan tâm thêm về chủ đề này thì xin vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua Website: accgroup.vn để được các chuyên viên giải đáp.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp