“Trong thơ ca, văn chương biện pháp tu từ điệp từ điệp ngữ thường xuyên được sử dụng nhằm làm nổi bật lên nội dung và nghệ thuật đoạn văn, thơ đó. Vậy hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu xem điệp từ là gì? điệp ngữ là gì nhé!”
Điệp từ là gì
Khái niệm: Điệp từ là một biện pháp tu từ lặp lại một cụm từ, hoặc một từ nhằm nhấn mạnh biểu đạt, cảm xúc và ý nghĩa giúp làm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong câu.
Bạn đang xem: Điệp từ, Điệp ngữ là gì, tác dụng và ví dụ đầy đủ
Ví dụ:
điệp từ “nhớ”
“Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao”
Điệp ngữ là gì
Khái niệm: Điệp ngữ là một biện pháp tu từ lặp lại một cụm từ, hoặc cả một câu với dụng ý cụ thể để tăng tính biểu cảm cho đoạn văn đoạn thơ đó.
Ví dụ:
Cháu chiến đấu hôm nay.
Vì lòng yêu tổ quốc.
Vì xóm làng thân thuộc.
Bà ơi, cũng vì bà.
Vì tiếng gà tục tác.
Ổ trứng hồng tuổi thơ.
Qua khổ thơ trên ta thấy từ “ Vì” được lặp lại 4 lần chắc chắn đây là phép điệp ngữ. Nó có tác dụng chỉ ra nguyên nhân người chiến sĩ phải cầm súng chiến để bảo vệ tổ quốc.
Tác dụng của chúng
Tác dụng của phép điệp từ, điệp ngữ là để gây sự chú ý, liệt kê, nhấn mạnh, khẳng định tính chất của sự vật – hiện tượng.
Tác dụng của điệp từ là gì (hình minh họa)
→ Điệp từ, điệp ngữ đều có một tác dụng như nhau và mục đích sử dụng chúng cũng giống nhau.
Có 3 dạng điệp từ, điệp ngữ chính:
– Điệp ngữ nối tiếp
Điệp ngữ nối tiếp là các từ ngữ được lặp lại đứng cạnh nhau, nối tiếp nhau.
Ví dụ:
“Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu
Những cô gái Thạch Kim, Thạch Nhọn.
Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm
Xem thêm : Giám đốc thẩm, tái thẩm trong dân sự có phải là một cấp xét xử?
Sách áo mở tung, trắng cả trời chiều”
Trong đoạn thơ trên, cụm từ “rất lâu”, “Khăn xanh” là điệp ngữ nối tiếp.
Hình ảnh minh họa cho các dạng điệp từ điệp ngữ
– Điệp ngữ cách quãng
Điệp ngữ cách quãng là dạng điệp ngữ trong đó các từ ngữ được lặp lại và đứng cách xa nhau.
Ví dụ:
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ
Qua đoạn thơ trên ta thấy từ “Nghe” là điệp ngữ cách quãng.
– Điệp ngữ vòng tròn
Điệp ngữ vòng tròn là từ ngữ đứng cuối câu trước trở thành từ ngữ đứng ngay đầu câu sau. Hay còn được gọi là điệp ngữ chuyển tiếp.
Ví dụ:
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu…
Ta thấy có điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng) là chữ “thấy”.
Ví dụ chi tiết
Ví dụ 1:
Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền trôi thấp thoáng cánh buồm xa xa,
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu.
Buồn trông ngọn cỏ dầu dầu,
Chân mây mặt nước một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Tiếng mưa sầm sập vây quanh chỗ ngồi
Trong ví dụ trên, từ “Buồn trông” được lặp đi lặp lại là một điệp ngữ để làm nổi bật nỗi buồn của Thúy Kiều.
→ Điệp ngữ được sử dụng câu thơ, câu văn thường có tác dụng nhấn mạnh vào một sự vật, sự việc nào đó. Đồng thời có tác dụng chủ đích nhấn mạnh tâm tư, tình cảm, nỗi lòng của nhân vật được nhắc đến trong câu.
Xem thêm : Tại sao không được ăn đồ thừa của bà bầu? Giải đáp chi tiết
Ví dụ 2:
“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”
(Nhớ rừng – Thế Lữ)
Trong đoạn thơ trên, hai từ “đâu” và “ta” được lặp lại đến 4 lần tại đầu mỗi cặp câu tạo thành kết cấu “nào – ta”. Việc sử dụng điệp ngữ này có tác dụng liệt kê những kỷ niệm, chiến tích anh hùng của một thời oanh liệt đã qua của vị chúa sơn lâm này.
Từ đó, tác giả còn nhấn mạnh nỗi niềm hoài cổ về một thời dĩ vãng xa xưa, thời vàng son nay đã không còn của chúa tể rừng xanh.
Ví dụ 3:
“Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phía Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập”. (Trích từ “Tuyên ngôn độc lập” – Hồ Chí Minh).
→ Từ ví dụ trên ta thấy cụm từ “Dân tộc đó phải” được lặp lại 2 lần. Nó nhằm khẳng định điều chắc chắn, tất yếu “phải được độc lập” của dân tộc kiên cường và đầy bất khuất.
Ví dụ 4:
Một đoạn thơ trong bài “Hạt gạo làng ta”
“Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát
Ngọt bùi đắng cay…”
→ Điệp từ “có” được lặp lại nhiều lần để liệt kê những kết tinh đẹp đẽ trong hạt gạo, qua đó thể hiện sự trân quý của tác giá đối với hạt gạo.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp