Địa vị pháp lý là gì? (Cập nhật 2022)

Mỗi chủ thể được điều chỉnh bởi pháp luật đều mang trong mình một địa vị pháp lý. Trong đó, địa vị pháp lý sẽ chịu sự ràng buộc của pháp luật và phải tuân theo những quy định của pháp luật. Vậy, địa vị pháp lý là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ về khái niệm này.

Địa vị pháp lý là gì
Địa vị pháp lý là gì

1. Địa vị pháp lý là gì

Hiện nay, theo quy định pháp luật, vẫn chưa hề có khái niệm cụ thể về địa vị pháp lý là gì. Tuy nhiên, theo quy định tại những văn bản pháp luật như: Hiến pháp, Bộ luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp, … thì với câu hỏi địa vị pháp lý là gì, có thể hiểu, địa vị pháp lý là vị trí của chủ thể pháp luật trong mối quan hệ với những chủ thể pháp luật khác trên cơ sở các quy định pháp luật.

Thông qua địa vị pháp lý có thể phân biệt chủ thể pháp luật này với chủ thể pháp luật khác, đồng thời cũng có thể xem xét vị trí và tầm quan trọng của chủ thể pháp luật trong các mối quan hệ pháp luật.

Ngoài ra, ta có thể xem xét địa vị pháp lý của một chủ thể dựa trên các quyền, nghĩa vụ của chủ thể đó với các chủ thể khác theo quy định pháp luật

2. Quyền và nghĩa vụ của công dân

Địa vị pháp lý của cá nhân được thể hiện qua tổng hợp các quyền, nghĩa vụ mà pháp luật quy định cho công dân nói chung có tư cách chủ thể để tham gia vào các quan hệ pháp luật

2.1 Quyền công dân

Theo Hiến pháp 2013, quyền công dân đã được quy định cụ thể tại Chương II, theo đó, quyền công dân sẽ bao gồm một số quyền sau:

– Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.

– Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.

– Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam.

– Công dân Việt Nam không thể bị trục xuất, giao nộp cho nhà nước khác.

– Công dân Việt Nam ở nước ngoài được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ.

– Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.

– Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

– Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định.

– Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật. Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải có sự đồng ý của người được thử nghiệm.

– Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.

Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.

– Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác.

– Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.

– Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới.

– Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.

Và nhiều quyền khác nữa được quy định trong Hiến pháp 2013. Để tìm hiểu rõ hơn về những quyền này, quý độc giả có thể theo dõi tại đây

2.2 Nghĩa vụ của công dân

Song hành cùng với quyền công dân, nghĩa vụ công dân cũng là một trong những yếu tố quan trọng để thể hiện địa vị pháp lý của mỗi công dân. Trong đó, theo Hiến pháp 2013, công dân sẽ có một số nghĩa vụ cơ bản sau:

– Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác.

– Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội.

– Nghĩa vụ thực hiện các quy định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh.

– Nghĩa vụ thực hiện các quy định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh.

– Nghĩa vụ bảo vệ môi trường

– Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc.

– Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân.

– Công dân phải thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân.

– Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng.

– Mọi người có nghĩa vụ nộp thuế theo luật định.

Và một số nghĩa vụ khác theo quy định pháp luật

Trên đây là những tư vấn của ACC về địa vị pháp lý là gì. Mong rằng sau khi đã theo dõi bài viết, quý độc giả đã có thể hiểu rõ hơn về địa vị pháp lý là gì cũng như những vấn đề liên quan.