Luật sư tư vấn:
Thứ nhất: Thời gian đơn phương ly hôn
Bạn đang xem: Giành quyền nuôi con khi các con ở nhiều độ tuổi
Theo quy định tại Điều 191 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015 về thủ tục nhận và xử lý đơn khởi kiện:
1. Tòa án qua bộ phận tiếp nhận đơn phải nhận đơn khởi kiện do người khởi kiện nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính và phải ghi vào sổ nhận đơn; trường hợp Tòa án nhận đơn khởi kiện được gửi bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án in ra bản giấy và phải ghi vào sổ nhận đơn.
Khi nhận đơn khởi kiện nộp trực tiếp, Tòa án có trách nhiệm cấp ngay giấy xác nhận đã nhận đơn cho người khởi kiện. Đối với trường hợp nhận đơn qua dịch vụ bưu chính thì trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, Tòa án phải gửi thông báo nhận đơn cho người khởi kiện. Trường hợp nhận đơn khởi kiện bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án phải thông báo ngay việc nhận đơn cho người khởi kiện qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
Xem thêm : VIP là gì? Ý nghĩa thuật ngữ VIP và những đặc quyền của VIP bạn sẽ muốn biết
Quy định tại Điều 203 về thời hạn chuẩn bị xét xử:
1. Thời hạn chuẩn bị xét xử các loại vụ án, trừ các vụ án được xét xử theo thủ tục rút gọn hoặc vụ án có yếu tố nước ngoài, được quy định như sau:
a) Đối với các vụ án quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này thì thời hạn là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án;
4. Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.
Thời gian giải quyết vụ án có thể kéo dài tuỳ theo quá trình giải quyết bạn có phải sửa đổi bổ sung đơn khởi kiện không, quá trình giải quyết có cần xem xét thẩm định tài sản không, các bên đã cung cấp đủ chứng cứ chưa.
Thứ hai: Về việc giành quyền nuôi con:
Xem thêm : Chủ nghĩa xã hội: Một tất yếu của lịch sử thế giới
Các con của bạn lần lượt: 5 tuổi rưỡi , 3 tuổi rưỡi và 1 tuổi rưỡi. Căn cứ khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định: “Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thoả thuận khác phù hợp với lợi ích của con”. Như vậy, căn cứ khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, đối với em bé 1 tuổi rưỡi (30 tháng) sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi.
Về em bé 5 tuổi rưỡi và em bé 3 tuổi rưỡi: Đối với hai em bé này, các bạn sẽ thoả thuận việc nuôi dưỡng và chăm sóc các bé. Nếu các bạn không thoả thuận được việc nuôi con thì Toà án sẽ căn cứ vào các điều kiện về tinh thần, đạo đức, lối sống của cha mẹ cũng như việc có tạo được môi trường tốt nhất để chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ hay không.
Căn cứ vào Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau: “2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con”.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên, hai em bé 5 tuổi rưỡi và em bé 3 tuổi rưỡi chưa đủ 07 tuổi nên Toà án sẽ xem xét dựa vào các điều kiện về vật chất, tinh thần, lối sống, đạo đức (trong trường hợp bố và mẹ có điều kiện kinh tế như nhau)
Vậy muốn giành quyền nuôi con, bạn phải chứng minh mình có điều kiện nuôi con hơn người kia. Những điều kiện cần chứng minh về tinh thần cụ thể như sau:thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con học tập vui chơi, giải trí..
Toà án sẽ ra bản án dựa trên các căn cứ pháp lý và giao quyền nuôi con dựa vào lợi ích tốt nhất của đứa trẻ.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp