CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH ĐÚNG SAI

CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH ĐÚNG – SAI

Chương 1 Chương 2

1. Xét về mặt bản chất, năng suất lao động và cường độ lao động là giống nhau

Nhận định trên là SAI.  Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động, được đo bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc số lượng thời gian lao động hao phí để sản xuất ra một đơn vị hàng hóa. Ví dụ : Công nhân A trong một giờ sản xuất được hai đơn vị sản phẩm  Năng suất lao động của người công nhân A là 2 sản phẩm / 1 giờ.  Cường độ lao động là mức độ khẩn trương của lao động hay mức độ hao phí của lao động (như thời gian làm việc trong một ngày, …). Ví dụ : Công nhân A một ngày làm việc tám giờCường độ lao động của người công nhân A là 8 giờ / 1 ngày.

2. Năng suất lao động và cường độ lao động đều tỉ lệ thuận với lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa Nhận định trên là SAI.  Cường độ lao động tỉ lệ thuận với lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa còn năng suất lao động tỉ lệ nghịch với lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa.  Cường độ lao động là mức độ khẩn trương của lao động. Tăng cường độ lao động là tăng mức khẩn trương trong lao động (như kéo dài thời gian lao động trong một ngày, kéo dài ngày lao động trong một tuần, …). Cường độ lao động tỉ lệ thuận với lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa tức là khi tăng cường độ lao động thì khối lượng hàng hóa tăng lên, tổng giá trị hàng hóa tăng lên nhưng giá trị một đơn vị hàng hóa không đổi. Ví dụ : Một ngày, B làm việc 8 giờ sản xuất được hai sản phẩm gốm. Giá trị một sản phẩm gốm nếu biểu thị bằng thước đo thời gian là 4 giờ, còn bằng tiền thì giả định là 100 đồng. Bây giờ, tăng cường độ lao động, B làm việc 12 giờ sản xuất được ba sản phẩm gốm. Giá trị một sản phẩm gốm nếu biểu thị bằng thước đo thời gian là 4 giờ, còn bằng tiền thì giả định là 100 đồng.  Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động. Tăng năng suất lao động là rút ngắn thời gian sản xuất một đơn vị sản phẩm.

Năng suất lao động tỉ lệ nghịch với lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa tức là trong cùng một thời gian, năng suất lao động tăng, số lượng sản phẩm tăng, nhưng giá trị một đơn vị sản phẩm giảm. Ví dụ : Một người trong 8 giờ sản xuất được hai sản phẩm gốm. Giá trị một sản phẩm gốm nếu biểu thị bằng thước đo thời gian là 4 giờ, còn bằng tiền thì giả định là 100 đồng. Bây giờ, năng suất lao động tăng lên hai lần, trong 8 giờ người lao động sản xuất được 4 sản phẩm, theo đó giá trị của một sản phẩm gốm nếu biểu thị bằng thước đo thời gian là 2 giờ, còn bằng tiền thì giả định là 50. đồng.

3. Năng suất lao động và cường độ lao động đều tỉ lệ nghịch với tổng lượng giá trị của hàng hóa Nhận định trên là SAI.  Năng suất lao động và cường độ lao động đều tỉ lệ thuận với tổng lượng giá trị của hàng hóa.  Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động. Tăng năng suất lao động là rút ngắn thời gian sản xuất một đơn vị sản phẩm. Năng suất lao động tỉ lệ thuận với tổng lượng giá trị của hàng hóa tức là trong cùng một thời gian, năng suất lao động tăng, tổng lượng giá trị của hàng hóa tăng theo. Ví dụ : Một người trong 8 giờ sản xuất được hai sản phẩm gốm, tổng lượng giá trị của hàng hóa trong 8 giờ nếu biểu thị bằng thước đo thời gian là 8 giờ, còn bằng tiền thì giả định là 100 đồng. Tăng năng suất lao động lên hai lần, trong 8 giờ người lao động sản xuất được 4 sản phẩm, theo đó tổng lượng giá trị của hàng hóa nếu biểu thị bằng thước đo thời gian là 8 giờ, còn bằng tiền thì giả định là 200 đồng.  Cường độ lao động là mức độ khẩn trương của lao động. Tăng cường độ lao động là tăng mức khẩn trương trong lao động (như kéo dài thời gian lao động trong một ngày, kéo dài ngày lao động trong một tuần, …). Cường độ lao động tỉ lệ thuận với tổng lượng giá trị của hàng hóa tức là khi tăng cường độ lao động thì tổng lượng giá trị của hàng hóa tăng theo. Ví dụ : Một ngày, B làm việc 8 giờ sản xuất được hai sản phẩm gốm. Tổng lượng giá trị của hàng hóa nếu biểu thị bằng thước đo thời gian là 8 giờ, còn bằng tiền thì giả định là 100 đồng. Tăng cường độ lao động, B làm việc 12 giờ sản xuất được ba sản phẩm gốm. Tổng lượng giá trị của hàng hóa nếu biểu thị bằng thước đo thời gian là 12 giờ, còn bằng tiền thì giả định là 150 đồng.

từng nghề khác nhau).  Lao động cụ thể tạo ra thuộc tính giá trị sử dụng của hàng hóa.  Lao động trừu tượng là lao động của người sản xuất hàng hoá chỉ xét về mặt tiêu tốn sức lực trong quá trình sản xuất (sự tiêu hao về năng lượng thần kinh, trí tuệ, …).  Lao động trừu tượng tạo ra giá trị hàng hoá.

7. Xét về mặt bản chất, tiền là một loại hàng hóa đặc biệt, giống với mọi thứ hàng hóa

Nhận định trên là SAI.  Về mặt bản chất, tiền tệ là một hàng hoá đặc biệt, đóng vai trò vật ngang giá chung để đo lường giá trị của các hàng hoá khác, làm phương tiện để trao đổi hàng hoá, dịch vụ và thanh toán các khoản nợ nần.  Tiền tệ là một thứ hàng hoá đặc biệt được tách ra khỏi thế giới hàng hoá nên không giống với mọi thứ hàng hóa khác, có công dụng quan trọng đặc biệt là làm thước đo giá trị và phương tiện lưu thông cho cả thế giới hàng hoá. Vị trí này của tiền tệ cho đến nay chưa có hàng hoá nào thay thế được.

Ví dụ : Tiền được dùng làm vật ngang giá và là phương tiện thanh toán cho cho mọi loại hàng hóa (ví dụ như một bịch bánh) và không có chiều ngược lại, tức là không có loại hàng hóa nào được lấy ra làm vật ngang giá hay phương tiện thanh toán cho tiền. Và mọi loại hàng hóa (ví dụ như một bịch bánh 10 đồng) cũng không thể trở thành vật ngang giá chung hay phương tiện thanh toán cho những hàng hóa khác.

8. Bản chất của tiền tệ được thể hiện qua chức năng của nó

Nhận định trên là SAI.  Tiền tệ là loại hàng hóa đặc biệt cũng có hai thuộc tính cơ bản là giá trị sử dụng và giá trị. Trong đó:  Giá trị sử dụng của tiền tệ là khả năng thoả mãn nhu cầu trao đổi của xã hội, đóng vai trò vật ngang giá chung để đo lường giá trị của các hàng hoá khác, làm phương tiện để trao đổi hàng hoá, dịch vụ và thanh toán các khoản nợ nần.  Giá trị của tiền tệ được đặc trưng bởi khái niệm “sức mua của tiền tệ”, đó là khả năng đổi được nhiều hay ít hàng hoá trong giao dịch.  Về mặt bản chất, tiền tệ là một hàng hoá đặc biệt, đóng vai trò vật ngang giá chung để đo lường giá trị của các hàng hoá khác, làm phương tiện để trao đổi hàng hoá, dịch vụ và thanh toán các khoản nợ nần.

 Như vậy, nội dung bản chất của tiền tệ được thể hiện qua hai thuộc tính cơ bản của tiền tệ là giá trị sử dụng và giá trị.

9. Quy luật giá trị yêu cầu việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở kết hợp giá trị cá biệt và giá trị xã hội Nhận định trên là ĐÚNG.  Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của kinh tế hàng hóa.  Quy luật giá trị yêu cầu sản xuất và trao đổi hàng hoá phải dựa trên cơ sở giá trị xã hội hay phải dựa trên cơ sở thời gian lao động xã hội cần thiết. Có nghĩa là, trong hoạt động sản xuất hàng hóa, người sản xuất phải có sự hao phí sức lao động cá biệt nhỏ hơn hoặc bằng hao phí sức lao động xã hội cần thiết thì mới có lợi thế nhiều hơn trong cạnh tranh.

Ví dụ : Trên thị trường hiện nay, hao phí xã hội là 10 sản phảm A/người/ngày. Vậy khi xưởng B tham gia sản xuất loại hàng hóa A thì xưởng B phải tính toán để có hao phí cá biệt nhỏ hơn hoặc bằng hao phí xã hội, tức là công nhân xưởng B phải sản xuất được lớn hơn hoặc bằng 10 sản phảm A/người/ngày ví dụ 12 sản phẩm A/người/ngày mới có thể giành được lợi thế trong việc cạnh tranh.

10á trị sử dụng của mọi hàng đặc biệt đều giống nhau

Nhận định trên là SAI.  Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của hàng hóa, tức là khả năng thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.  Mỗi loại hàng hóa bao gồm cả những hàng hóa đặc biệt sẽ có những giá trị sử dụng khác nhau phù hợp với nhu cầu, mục đích của con người.

Ví dụ: Kể tên hai loại hàng hóa đặc biệt là tiền và sức lao động của con người.

Giá trị sử dụng của tiền là làm vật ngang giá và phương tiện thanh toán cho cho mọi loại hàng hóa.Giá trị sử dụng của sức lao động của con người là sử dụng để sản xuất và tạo ra giá trị lớn hơn so với giá trị bản thân nó.

11àng hóa dịch vụ và hàng hóa thông thường là hoàn toàn giống nhau

Nhận định trên là SAI.  Hàng hóa thông thường chủ yếu là các sản phẩm hữu hình có giá trị sử dụng, đồng thời có giá trị trao đổi và có thể tích lũy, có sẵn trên thị trường. Ví dụ : Quyển sách, cây bút, …  Hàng hóa dịch vụ cũng như các hàng hóa khác, có giá trị sử dụng, đồng thời có giá trị trao đổi. Nhưng khác với những loại hàng hóa thông thường, hàng hóa dịch vụ là loại hàng hóa vô hình và được tiêu dùng ngay trong thời điểm sản xuất, không thể tích lũy.

 Tư bản lưu động là bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới hình thái sức lao động, nguyên nhiên vật liệu, vật liệu phụ, giá trị của nó được chuyển một lần, toàn phần vào giá trị sản phẩm khi kết thúc từng quá trình sản xuất. Ví dụ : Sức lao động, nguyên nhiên vật liệu, vật liệu phụ là tư bản lưu động. Xưởng A đầu tư 5kg bông và mua hai giờ lao động của công nhân để sản xuất 5kg sợi. Như vậy, 5kg bông và hai giờ lao động của công nhân sẽ chuyển một lần, toàn phần vào giá trị 5kg (chưa tính giá trị thặng dư) khi kết thúc từng quá trình sản xuất.

14ền kinh tế thị trường là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường

Nhận định trên là ĐÚNG.  Cơ chế thị trường là tổng thể các yếu tố cung, cầu, giá cả và thị trường cùng các mối quan hệ cơ bản vận động dưới sự điều tiết của các quy luật thị trường trong môi trường cạnh tranh nhằm mục tiêu duy nhất là lợi nhuận.  Kinh tế thị trường là nền kinh tế vận hành theo các quy luật của thị trường. Cơ chế vận hành của kinh tế thị trường là một cơ chế mở, bị điều tiết bởi các quy luật kinh tế cơ bản: giá trị, cạnh tranh, cung cầu nên kinh tế thị trường tạo ra khả năng kết nối hình thành chuỗi giá trị cho nền sản xuất toàn cầu.

 Như vậy có thể thấy, cơ chế vận hành của kinh tế thị trường có nội dung phù hợp, tương ứng và chính là nội dung của cơ chế thị trường hay ngược lại.

15á trị trao đổi và giá trị là hoàn toàn giống nhau

Nhận định trên là SAI.  Giá trị là một thuộc tính của hàng hoá, là lao động hao phí của nguời sản xuất để sản xuất ra nó kết tinh trong hàng hóa ấy.  Giá trị trao đổi là một quan hệ tỷ lệ về lượng giữa những giá trị sử dụng của các hàng hóa khác nhau có thể trao đổi cho nhau trên một cơ sở chung là lao động hao phí sản (thời gian lao động và công sức lao động).

 Giá trị là nội dung, là cơ sở của giá trị trao đổi; còn giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện của giá trị ra bên ngoài.

16ằng lao động cụ thể, người công nhân đã tạo ra giá trị mới là 20 USD

Nhận định trên là SAI.  Lao động cụ thể tạo ra thuộc tính giá trị sử dụng của hàng hóa (là công dụng của hàng hóa, tức là khả năng thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người).  Lao động trừu tượng tạo ra thuộc tính giá trị của hàng hoá (là lao động hao phí của nguời sản xuất để sản xuất ra nó kết tinh trong hàng hóa ấy).

 Như vậy, người công nhân tạo ra giá trị mới là 20 USD bằng lao động trừu tượng.

17 luật giá trị có những chức năng to lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế

Nhận định trên là ĐÚNG.  Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của kinh tế hàng hóa. Quy luật giá trị yêu cầu sản xuất và trao đổi hàng hoá phải dựa trên cơ sở giá trị xã hội hay phải dựa trên cơ sở thời gian lao động xã hội cần thiết.  Những chức năng to lớn của quy luật giá trị đối với sự phát triển của nền kinh tế:  Thứ nhất, điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá. Theo quy luật giá trị, nhà sản xuất sẽ dựa trên cơ sở là giá trị xã hội để điều chỉnh hoạt động sản xuất sao cho giá trị cá biệt thấp hơn giá trị xã hội và điều tiết lưu thông hàng hóa một cách phù hợp hơn.  Thứ hai, kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất nhằm tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. Các hàng hóa trên thị trường đều phải được trao đổi theo mức hao phí lao động xã hội cần thiết, có nghĩa là người sản xuất nào có mức hao phí lao động thấp hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết thì sẽ thu được nhiều lãi và càng thấp thì hơn càng lãi. Điều đó kích thích những người sản xuất cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, cải tiến tổ chức quản lý, thực hiện tiết kiệm… nhằm tăng năng suất lao động, hạ chi phí sản xuất. Sự cạnh tranh quyết liệt càng làm cho các quá trình này diễn ra mạnh mẽ hơn. Nếu người sản xuất nào cũng làm như vậy thì cuối cùng sẽ dẫn đến toàn bộ năng suất lao động xã hội không ngừng tăng lên, chi phí sản xuất xã hội không ngừng giảm xuống.  Thứ ba, bình tuyển sự tiến bộ, đào thải sự lạc hậu, phân hoá người sản xuất. Trong quá trình cạnh tranh, những người sản xuất nhạy bén với thị trường, trình độ năng lực giỏi, sản xuất với hao phí cá biệt thấp hơn mức hao phí chung của xã hội thì sẽ trở nên giàu có và ngược lại.

18ượng giá trị xã hội của hàng hóa là một đại lượng cố định, không thay đổi

Nhận định trên là SAI.  Lượng giá trị của hàng hóa là một đại lượng được đo bằng lượng lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa đó, thước đo lượng giá trị của hàng hóa được tính bằng thời gian lao động xã hội cần thiết.  Thời gian lao động xã hội cần thiết là một đại lượng không cố định vì trình độ thành thạo trung bình, cường độ lao động trung bình của xã hội ở mỗi nước khác nhau là khác nhau và thay đổi theo sự phát triển của lực lượng sản xuất.

 Thời gian lao động xã hội cần thiết là không cố định dẫn đến lượng giá trị xã hội của hàng hóa là một đại lượng không cố định.

 Tuy nhiên, trên thị trường, giá cả còn chịu ảnh hưởng của quy luật cung – cầu, cạnh tranh, lưu thông tiền tệ. Sự tác động của các yếu tố đó làm cho giá trị và giá cả không đồng nhất với nhau mà tách rời nhau và giá cả lên xuống xoay quanh trục giá trị của nó. Sự tác động, thay đổi này là cơ chế hoạt động của quy luật giá trị.

22 số lượng hàng hóa cung cấp vào thị trường thay đổi thì sẽ làm thay đổi lượng giá trị xã hội của hàng hóa Nhận định trên là ĐÚNG.  Lượng giá trị của hàng hóa là lượng lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa đó, chia thành: thời gian lao động xã hội cần thiết (nếu được biểu hiện bằng thời gian) và giá cả thị trường (nếu được biểu hiện bằng tiền).  Theo quy luật cung cầu, khi số lượng hàng hóa cung cấp vào thị trường thay đổi dẫn đến thay đổi giá cả thị trường của loại hàng hóa đó theo đó là sự thay đổi của lượng giá trị xã hội của hàng hóa.

Ví dụ : Sản phẩm A được đưa vào thị trường 100 sản phẩm và tồn tại trên thị trường ở mức độ khan hiếm thì giá cả thị trường của nó là 1000USD cho một đơn vị sản phẩm. Khi sản phẩm A được đưa vào thị trường nhiều hơn đến mức đại trà ví dụ là 100000 sản phẩm thì không còn hiếm nữa nên giá cả thị trường của nó sẽ giảm còn 100USD cho một đơn vị sản phẩm. Giá cả thị trường của sản phẩm A chính là lượng giá trị xã hội của sản phẩm A khi được biểu hiện bằng tiền. Như vậy, khi số lượng hàng hóa cung cấp vào thị trường thay đổi thì sẽ làm thay đổi lượng giá trị xã hội của hàng hóa.

Chương 3

23àng hóa sức lao động là một loại hàng hóa đặc biệt

Nhận định trên là ĐÚNG. Hàng hoá sức lao động là loại hàng hoá đặc biệt. Điều này thể hiện ở điểm:  Hàng hoá sức lao động không do hao phí lao động trực tiếp tạo ra mà được hình thành bởi chính con người với những nhu cầu phức tạp và đa dạng, về cả vật chất lẫn tinh thần theo quá trình phát triển của xã hội.  Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động được thể hiện trong quá trình sử dụng sức lao động, có tính năng đặc biệt mà không hàng hóa thông thường nào có được, đó là khi sử dụng hàng hóa sức lao động có thể tạo ra giá trị lớn hơn so với giá trị bản thân nó. Ví dụ: Xưởng A thuê công nhân B (mua sức lao động của công nhân B) với mức lương 20USD/ngày (giá trị sử dụng sức lao động của công nhân B). Như vậy, công nhân B phải lao đông và sản xuất được giá trị sản phẩm cao hơn so với giá trị sử

dụng sức lao động của công nhân B ví dụ đạt được 40USD/ngày. Vậy, công nhân B phải sản xuất được giá trị mà chủ tư bản mua sức lao động của mình là 20USD/ngày và phải sản xuất được thêm giá trị thặng dư là 20USD/ngày và giá trị này thuộc quyền sở hữu của chủ tư bản.

24á trị của hàng hóa sức lao động do giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết quyết định

Nhận định trên là ĐÚNG.  Giá trị hàng hóa sức lao động được quyết định bởi lượng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động. Nhưng sức lao động là khả năng lao động gắn liền với cơ thể sống của con người, vì vậy tái sản xuất ra năng lực đó cũng có nghĩa là duy trì sự sống, sự hoạt động bình thường của người lao động. Để thực hiện điều đó đòi hỏi phải có những tư liệu sinh hoạt nhất định. Do đó, giá trị hàng hóa sức lao động được đo bằng giá trị của những tư liệu sinh hoạt cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động.

25á trị sử dụng của hàng hóa sức lao động và mọi loại hàng hóa là giống nhau

Nhận định trên là SAI.  Hầu hết, giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của hàng hóa, tức là khả năng thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.  Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động được thể hiện trong quá trình sử dụng sức lao động, có tính năng đặc biệt mà không hàng hóa thông thường nào có được, đó là khi sử dụng hàng hóa sức lao động có thể tạo ra giá trị lớn hơn so với giá trị bản thân nó. Ví dụ: Xưởng A thuê công nhân B (mua sức lao động của công nhân B) với mức lương 20USD/ngày (giá trị sử dụng sức lao động của công nhân B). Như vậy, công nhân B phải lao đông và sản xuất được giá trị sản phẩm cao hơn so với giá trị sử dụng sức lao động của công nhân B ví dụ đạt được 40USD/ngày. Vậy, công nhân B phải sản xuất được giá trị mà chủ tư bản mua sức lao động của mình là 20USD/ngày và phải sản xuất được thêm giá trị thặng dư là 20USD/ngày và giá trị này thuộc quyền sở hữu của chủ tư bản.

26ưu thông hàng hóa (mua, bán thông thường) không tạo ra giá trị tăng thêm xét trên phạm vi xã hội. Nhận định trên là ĐÚNG. Xét trong lưu thông: Trao đổi ngang giá và trao đổi không ngang giá.  Trong trường hợp trao đổi ngang giá: tiền trao đổi ngang giá lấy hàng và hàng trao đổi ngang giá lấy tiền, thì tổng số giá trị cũng như phần giá trị nằm trong tay mỗi bên tham

dịch vụ phục vụ cho bản thân trong một ngày vẫn hết số tiền 20USD. Có nghĩa rằng, tuy tiền công danh nghĩa không thay đổi, nhưng giá cả tư liệu tiêu dùng và dịch vụ tăng lên đã khiến tiền công thực tế của công nhân A giảm xuống.

29ày lao động bao gồm thời gian lao động cần thiết và thời gian lao động thặng dư

Nhận định trên là ĐÚNG.  Ngày lao động của người công nhân được chia làm hai phần: một phần, trong ngày lao động người công nhân tái sản xuất ra giá trị sức lao động, gọi là thời gian lao động cần thiết; phần còn lại của ngày lao động là thời gian lao động thặng dư.

30ản chất của tích lũy tư bản là kết quả của quá trình tập trung tư bản

Nhận định trên là SAI.  Bản chất của tích lũy tư bản là tái sản xuất mở rộng chứ không phải là kết quả của quá trình tập trung tư bản. Tái sản xuất, tái sản xuất mở rộng  tích lũy cơ bản là tư bản hóa một phần giá trị thặng dư

Ví dụ : Vốn đầu tư ban đầu là 100USD. Sau một năm kinh doanh, tạo được giá trị mới (giá trị thặng dư m) thì số tiền tích lũy được sẽ dựa theo m. Dùng để góp vào vốn của những năm tiếp theo nhằm mở rộng sản xuất trong tương lai.

31 mô tích lũy tư bản phụ thuộc vào cấu tạo hữu cơ của tư bản và tỷ suất giá trị thặng dư Nhận định trên là SAI.  Quy mô tích lũy tư bản phụ thuộc vào tỷ suất giá trị thặng dư và không phụ thuộc vào cấu tạo hữu cơ của tư bản.  Tỷ suất thặng dư đóng vai trò là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến tích lũy tư bản, vì khi tỷ suất giá trị thặng dư tăng sẽ tạo tiền đề để tăng quy mô giá trị thặng dư. Từ đó tạo điều kiện để tăng quy mô tích lũy.  Trong khi đó, tích lũy tư bản lại làm tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản. Cấu tạo hữu cơ của tư bản là cấu tạo giá trị được quyết định bởi cấu tạo kỹ thuật và phản ánh sự biến đổi của cấu tạo kỹ thuật của tư bản. Và nếu quan sát qua hình thái hiện vật thì mối quan hệ giữa số lượng tư liệu sản xuất và số lượng sức lao động được coi là cấu tạo kỹ thuật. Mà như ta đã biết thì tư liệu sản xuất và sức lao động đều là những nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích lũy tư bản. Vì vậy, cấu tạo hữu cơ luôn có xu hướng tăng do cấu tạo kỹ thuật cũng vận động theo xu hướng tăng lên về lượng. Do đó, có thể dẫn đến kết luận là quá trình tích lũy tư bản không ngừng làm tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản.

32ồn gốc của giá trị thặng dư là từ tiêu dùng hàng hóa sức lao động

Nhận định trên là ĐÚNG.  Nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư là sức lao động của công nhân làm thuê, chỉ có lao động sống (sức lao động đang hoạt động) mới tạo ra giá trị, trong đó có giá trị thặng dư. Nguồn gốc của giá trị thặng dư là sự tiêu dùng sức lao động kéo dài ngoài thời gian tái sản xuất ra giá trị của nó.

Ví dụ : Xưởng A thuê công nhân B (mua sức lao động của công nhân B) với mức lương 20USD/ngày (giá trị sử dụng sức lao động của công nhân B). Như vậy, công nhân B phải lao đông và sản xuất được giá trị sản phẩm cao hơn so với giá trị sử dụng sức lao động của công nhân B ví dụ đạt được 40USD/ngày. Vậy, công nhân B phải sản xuất được giá trị mà chủ tư bản mua sức lao động của mình là 20USD/ngày và phải sản xuất được thêm giá trị thặng dư là 20USD/ngày và giá trị này thuộc quyền sở hữu của chủ tư bản.

33ần hoàn tư bản và chu chuyển tư bản là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau

Nhận định trên là ĐÚNG.  Tuần hoàn của tư bản là sự vận động của tư bản lần lượt trải qua ba giai đoạn, tồn tại dưới ba hình thức, thực hiện ba chức năng và quay về hình thái ban đầu có mang theo giá trị thặng sự.  Chu chuyển tư bản là sự tuần hoàn của tư bản nếu xét nó là một quá trình định kỳ đổi mới, và lặp đi lặp lại không ngừng. Chu chuyển của tư bản nói lên tốc độ vận động của tư bản cá biệt.  Do đó ta có thể thấy 2 khái niệm trên là khác nhau. Nếu như tuần hoàn tư bản bàn về quá trình thay đổi về hình thái và trở lại hình thái ban đầu của tư bản thì chu chuyển tư bản lại đề cập đến mặt lượng của tư bản, cụ thể là đề cập đến tốc độ vận động của tư bản.

34ần hoàn tư bản là nội dung, còn chu chuyển tư bản là hình thức của sự vận động tư bản Nhận định trên là ĐÚNG.  Tuần hoàn của tư bản là sự vận động của tư bản lần lượt trải qua ba giai đoạn, tồn tại dưới ba hình thức, thực hiện ba chức năng và quay về hình thái ban đầu có mang theo giá trị thặng sự.  Chu chuyển tư bản là sự tuần hoàn của tư bản nếu xét nó là một quá trình định kỳ đổi mới, và lặp đi lặp lại không ngừng. Chu chuyển của tư bản nói lên tốc độ vận động của tư bản cá biệt.

khác, khi sử dụng giá trị của nó không mất đi mà còn tăng lên. Hơn nữa, giá cả của nó không do giá trị mà do giá trị sử dụng, tức là khả năng tạo ra lợi tức của nó quyết định.  Dịch vụ là một loại hàng hóa đặc biệt bao gồm các dịch vụ, hoạt động như sự phục vụ của bác sĩ, nghệ sĩ, giáo viên,… cũng như các hàng hóa khác, có giá trị sử dụng, đồng thời có giá trị trao đổi. Nhưng khác với những loại hàng hóa thông thường, hàng hóa dịch vụ là loại hàng hóa vô hình, không mang hình thái vật thể; giá trị sử dụng của dịch vụ là hiệu quả có ích của lao động sống và được tiêu dùng ngay trong thời điểm sản xuất, tức là thời gian sản xuất và thời gian tiêu dùng trùng hợp nhau.

39ợi nhuận bằng giá trị thặng dư khi mua và bán hàng hóa đúng giá trị

Nhận định trên là ĐÚNG.  Giá trị hàng hóa là do hao phí lao động xã hội kết tinh trong hàng hóa, công thức giá trị là G = C + V + m. Trong đó, C + V là chi phí sản xuất mà nhà tư bản bỏ ra, còn m là giá trị thặng dư nhà tư bản bóc lột được từ người công nhân.  Nếu giả định, thị trường cân bằng cung = cầu, khi đó giá cả hàng hóa = giá trị hàng hóa. Tức là, nhà tư bản bán hàng hóa với giá cả bằng C + V + m. Trừ đi phần chi phí C

  • V, thì nhà tư bản thu được lợi nhuận đúng bằng giá trị thặng dư m (p = m).

40ự chuyển hóa từ tiền tệ thành tư bản gắn liền với sự chuyển hóa sức lao động thành hàng hóa. Nhận định trên là ĐÚNG. Xét theo công thức chung của tư bản: T – H – H’ – T’ thì khi tư bản (T) muốn chuyển hóa thành tiền tệ (T’) thì bắt buộc phải xuất hiện quá trình chuyển đổi từ vốn tư bản đầu tư vào quá trình sản xuất cùng với sức lao động của nhân công (chuyển đổi từ T- H- H’). Sau khi sản phẩm được tạo thành, lưu thông của tư bản sẽ được kết thúc bằng hành vi bán sản phẩm ra thị trường (T’), trong đó T’ là số tiền trội hơn so với vốn ban đầu được tư bản rót vào, gọi là giá trị thặng dư, ký hiệu là m. Số tiền ứng ra ban đầu với mục đích thu được giá trị thặng dư thì được gọi là tư bản. Do đó, tiền chỉ biến thành tư bản khi được dùng để mang lại giá trị thặng dư cho nhà tư bản.

41âu thuẫn của công thức chung của tư bản là giá trị thặng dư vừa được tạo ra trong lưu thông, vừa không được tạo ra trong lưu thông. Nhận định trên là ĐÚNG. Theo lý thuyết giá trị, trong mọi trường hợp, dù trao đổi ngang giá hay không ngang giá, lưu thông và bản thân tiền tệ trong lưu thông không hề tạo ra giá trị.

  • Trong trường hợp trao đổi ngang giá: tiền trao đổi ngang giá lấy hàng và hàng trao đổi ngang giá lấy tiền, thì tổng số giá trị cũng như phần giá trị nằm trong tay mỗi bên tham

gia trao đổi trước sau vẫn không thay đổi. Vậy trao đổi ngang giá, không tạo ra giá trị mới.

  • Trong trường hợp trao đổi không ngang giá thì đó là các việc mua rẻ, bán đắt hoặc lừa lọc để luôn mua rẻ, bán đắt để kiếm lợi. Tức là mua hàng hóa thấp hơn giá trị, được lợi ở khâu mua hàng hóa, nhưng với tư cách là người bán, thì lại bị thiệt ở khâu bán. Và tương tự, ở trường hợp, người bán cao hơn giá trị cũng vậy, được lợi ở khâu bán, nhưng sẽ bị thiệt ở khâu mua. Nhìn chung, mua rẻ hay bán đắt thì không tạo ra giá trị mới.

 Như vậy ta có thể kết luận: Tư bản không thể sinh ra trong lưu thông.

Nhưng nếu người có tiền không tiếp xúc với lưu thông, tức đứng ngoài lưu thông, thì cũng không thể làm cho số tiền mình lớn lên được. Vậy thì giá trị thặng dư phải được tạo ra trong lưu thông như cách ta nhìn thấy từ lý luận giá trị. Và đây chính là điểm làm phát sinh mâu thuẫn của công thức chung của tư bản.

42ản xuất giá trị thặng dư tương đối và giá trị thặng dư siêu ngạch đều dựa trên tiền đề là tăng năng suất lao động xã hội. Nhận định trên là SAI. Giá trị thặng dư siêu ngạch và giá trị thặng dư tương đối có một cơ sở chung là chúng đều dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động. Tuy nhiên đối với giá trị thặng dư siêu ngạch đó là tăng năng suất lao động cá biệt chứ không phải năng suất lao động xã hội. Bởi vì giá trị thặng dư siêu ngạch là phần giá trị thặng dư thu được do tăng năng suất lao động cá biệt, làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị thị trường của nó.

43.Ý nghĩa quan trọng nhất của việc nghiên cứu hàng hóa sức lao động là tìm ra chìa khóa để giải quyết mâu thuẫn của công thức chung của tư bản. Nhận định trên là ĐÚNG. Giá trị thặng dư không xuất hiện trong lưu thông cũng như ngoài lưu thông. Dù cho trao đổi ngang giá hay không ngang giá trong lưu thông thì cũng không tạo ra được giá trị thặng dư. Bên cạnh đó, khi ở ngoài lưu thông không xuất hiện nhu cầu trao đổi mua bán thì giá trị thặng dư cũng không thể được sinh ra. Do vậy, giá trị thặng dư xuất hiện được từ hàng hóa sức lao động tạo thành. Bởi vì quá trình tiêu dùng hàng hóa sức lao động lại là quá trình sản xuất ra một loạt hàng hóa đó, đồng thời là quá trình tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân hàng hóa sức lao động. Phần lớn hơn đó chính là giá trị thặng dư. Từ đó, cho thấy hàng hóa sức lao động chính là chìa khóa để giải quyết mâu thuẫn của công thức chung của tư bản. Chính hàng hóa sức lao động trong quá trình sử dụng đã tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản và việc nghiên cứu hàng hóa sức lao động đã chỉ rõ bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản.

được một số tiền dôi ra ngoài số tiền mà họ đã chi trong quá trình sản xuất. Số tiền dôi ra chính là giá trị thặng dư

 Lợi nhuận và giá trị thặng dư đều giống nhau ở chỗ nó là phần dôi ra là kết quả lao động của công nhân nhưng về bản chất giá trị thặng dư là kết quả của sự chiếm đoạt lao động không công của công nhân, còn phạm trù lợi nhuận chẳng qua chỉ là một hình thái thần bí hóa của giá trị thặng dư.

47ết kiệm tư bản bất biến cũng như nâng cao tốc độ chu chuyển của tư bản sẽ giúp làm tăng tỷ suất lợi nhuận Nhận định trên là ĐÚNG. Trong điều kiện tỷ suất giá trị thặng dư và tư bản khả biến không đổi, nếu tư bản bất biến càng nhỏ thì tỷ suất lợi nhuận càng lớn.

Vì theo công thức: P’ = M / (C + V) * 100%, khi m và v không đổi, nếu c càng nhỏ thì p’ càng lớn.

Vì vậy, trong thực tế để nâng cao tỷ suất lợi nhuận, các nhà tư bản đã tìm mọi cách để tiết kiệm tư bản bất biến như sử dụng máy móc, thiết bị, nhà xưởng, nhà kho,phương tiện vận tải với hiệu quả cao nhất: kéo dài ngày lao động, tăng cường độ lao động, thay thế nguyên liệu đắt tiền bằng nguyên liệu rẻ tiền, giảm những chi tiêu bảo hiểm lao động, giảm những chi tiêu bảo vệ môi trường sinh thái, giảm tiêu hao vật tư năng lượng và tận dụng phế liệu, phế phẩm, phế thải để sản xuất hàng hoá.

Tác dụng của việc nâng cao tốc độ chu chuyển của tư bản đối với tư bản khả biến, việc nâng cao tốc độ chu chuyển tư bản có ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm tăng thêm tỷ suất giá trị thặng dư và khối lượng giá trị thặng dư hằng năm.

48ư bản công nghiệp nhường cho tư bản thương nghiệp theo nguyên tắc lợi nhuận bình quân. Nhận định trên là ĐÚNG. Tư bản công nghiệp “nhường” một phần giá trị thặng dư cho tư bản thương nghiệp bằng cách bán hàng hóa thấp hơn giá trị thực tế của nó, để rồi tư bản thương nghiệp bán đúng giá trị, thu về lợi nhuận thương nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận bình quân là tỷ suất sinh lợi chung của toàn bộ tư bản đầu tư vào nền kinh tế. Nó là suất sinh lợi chung của toàn bộ nền kinh tế, là con số trung bình của những tỷ suất lợi nhuận cá biệt trong từng ngành tương ứng với trọng số là tỷ trọng vốn đầu tư của ngành đó so với tổng vốn đầu tư của toàn xã hội. Việc phân phối giá trị thặng dư giữa nhà tư bản công nghiệp và tư bản thương nghiệp diễn ra theo quy luật tỷ suất lợi nhuận bình quân thông qua cạnh tranh và thông qua chênh lệch giữa giá

cả sản xuất cuối cùng (giá bán lẻ thương nghiệp) và giá cả sản xuất công nghiệp (giá bán buôn công nghiệp).

49ét về mặt chất, giá trị thặng dư với lợi nhuận, lợi nhuận thương nghiệp, lợi tức cho vay là khác nhau. Nhận định trên là SAI. Giá trị thặng dư là phần giá trị mới dư ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân làm thuê tạo ra bị nhà tư bản chiếm không

Lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa doanh thu với chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa (vốn)

Lợi nhuận thương nghiệp là một phần giá trị thặng dư được tạo ra trong quá trình sản xuất mà tư bản công nghiệp nhường cho tư bản thương nghiệp , để tư bản thương nghiệp bán hàng cho mình theo nguyên tắc lợi nhuận bình quân

Lợi tức cho vay là một phần của giá trị thặng dư được tạo ra trong sản xuất kinh doanh, được người đi vay trả cho người cho vay vì đã được sử dụng tư bản cho vay trong một khoảng thời gian nhất định

Lợi nhuận sẽ khác giá trị thặng dư ở 2 điểm:

  • Một là không thống nhất với nhau về mặt lượng, vì lợi nhuận phụ thuộc vào doanh thu, doanh thu phụ thuộc vào cung cầu.
  • Hai là không giống nhau về mục đích sử dụng. Lợi nhuận thương nghiệp và lợi tức không thống nhất với giá trị thặng dư về mặt lượng bởi vì lợi nhuận thương nghiệp và lợi tức là một bộ phận của giá trị thặng dư. Nếu xét về mặt lượng thì nó sẽ nhỏ hơn giá trị thặng dư.

Nhưng suy cho cùng giá trị thặng dư, lợi nhuận, lợi nhuận thuơg nghiệp, lợi tức giống nhau về mặt chất. Giá trị thặng dư, lợi nhuận, lợi nhuận thương nghiệp, lợi tức đều là một bộ phận của giá trị mới, đều được tạo ra trong sản xuất kinh doanh.

50ỷ suất lợi nhuận ảnh hưởng bởi tỷ suất giá trị thặng dư và cấu tạo hữu cơ của tư bản Nhận định trên là ĐÚNG. Tỷ suất giá trị thặng dư : Tỷ suất giá trị thặng dư càng cao thì tỷ suất lợi nhuận càng lớn và ngược lại.

Ví dụ : Nếu cơ cấu giá trị hàng hoá là 800c + 200v + 200m thì m’ = 100%, p’ = 20%.