KHIẾU NẠI BẢN QUYỀN (COPYRIGHT CLAIM) VÀ ĐÁNH BẢN QUYỀN (COPYRIGHT STRIKE) TRÊN YOUTUBE
Là một nền tảng chia sẻ trực tuyến lớn, YouTube là một “mỏ vàng” mang lại nhiều cơ hội để tạo ra thu nhập từ việc sáng tạo nội dung. Tuy nhiên, trong quá trình vận hành kênh YouTube, nhiều YouTuber bị Khiếu nại Bản quyền (Copyright Claim), hoặc nặng hơn là Đánh Bản quyền (Copyright Strike), dẫn đến YouTuber có thể mất kênh YouTube mà mình đã bỏ ra rất nhiều công sức và thời gian để xây dựng.
- Bí mật tháng 8: Cung hoàng đạo nào đang giữ vận mệnh, tình yêu và sự nghiệp?
- 7 loại cây nên trồng trong nhà vì tốt cho sức khoẻ
- Công cụ phái sinh là gì? Các loại công cụ phái sinh trên thị trường
- Quả nhãn có tốt cho bà bầu không?
- Chứng minh nhân dân được sử dụng đến thời điểm nào? – Đài Phát thanh và Truyền hình Ninh Bình
Vậy thế nào là Khiếu nại Bản quyền, Đánh bản quyền và những hệ quả khi bị YouTube áp dụng những chính sách này? Hãy cùng IP Leader tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
- Khiếu nại bản quyền (Copyright Claim) và hệ quả:
Để hỗ trợ chủ sở hữu bản quyền phát hiện hành vi vi phạm bản quyền, YouTube sử dụng một công cụ là Content ID. Content ID là một hệ thống tự động scan tất cả các video được đăng lên YouTube và thông báo cho chủ sở hữu bản quyền nếu có nội dung (âm thanh, video, hình ảnh) được sử dụng mà không có sự cho phép của chủ sở hữu.
Khi phát hiện vi phạm bản quyền (thông qua Content ID, hoặc do chủ sở hữu bản quyền tự phát hiện những vi phạm mà Content ID chưa phát hiện), chủ sở hữu bị vi phạm có thể Khiếu nại Bản Quyền (Copyright Claim).
Khiếu nại về bản quyền là việc yêu cầu gỡ bỏ video do vi phạm bản quyền, hoặc thông báo xác nhận quyền sở hữu qua Content ID.
Khi chủ sở hữu bản quyền Khiếu nại bản quyền, những điều sau đây có thể xảy ra nếu bạn không có quyền sử dụng hợp pháp đối với nội dung đó (Ví dụ: bạn không có giấy phép sử dụng, bạn không là chủ sở hữu nội dung):
– Video bị chặn và và không xem được, hoặc
– Chủ sở hữu kiếm tiền từ video của bạn bằng cách chạy quảng cáo trên video đó, hoặc yêu cầu chia sẻ phần tiền kiếm được do chạy quảng cáo
Thông thường, chủ sở hữu bản quyền sẽ chọn kiếm tiền từ video. Hoặc họ có thể theo dõi trong một thời gian, rồi mới quyết định chọn kiếm tiền từ video nếu video đó có lượng view cao.
- Đánh bản quyền (Copyright Strike) và hệ quả:
Đánh bản quyền (hay còn gọi là Cảnh cáo vi phạm bản quyền) xảy ra khi chủ sở hữu bản quyền nộp yêu cầu gỡ do vi phạm bản quyền cho YouTube. Đồng thời, họ cũng phải có đủ căn cứ hợp pháp rằng bạn không có quyền sử dụng nội dung.
Xem thêm : Đổi CMND sang thẻ Căn cước công dân có bị đổi số không?
Chuyện gì xảy ra khi video của bạn bị đánh bản quyền?
Đánh bản quyền lần 1:
Đánh bản quyền sẽ hết hiệu lực trong vòng 90 ngày với điều kiện là bạn hoàn thành YouTube’s Copyright School và không vi phạm lần nữa.
Tuy nhiên, trong vòng một tuần bạn sẽ không được làm những điều sau trên kênh YouTube của mình:
– Đăng tải video, live stream hoặc stories
– Lên lịch live stream
– Lên lịch để đăng public video
– Tạo buổi công chiếu
– Thêm trailer cho buổi công chiếu/live stream
– Thêm hoặc xoá playlist trên trang xem
Những video bạn đã lên lịch đăng trước khi bị đánh bản quyền sẽ chuyển sang chế độ “riêng tư” trong khoảng thời gian phạt. Hết khoảng thời gian đó, bạn phải lên lịch lại những video này.
Xem thêm : 1 thế kỷ bằng bao nhiêu năm? Năm 2023 là thế kỷ bao nhiêu?
Đánh bản quyền lần 2:
Nếu bạn bị đánh bản quyền lần 2 khi mà đánh bản quyền lần 1 chưa hết hiệu lực, bạn phải đợi thêm 90 ngày để lần đánh bản quyền thứ 2 hết hiệu lực. Đồng thời, bạn sẽ bị hạn chế các chức năng trên YouTube như Đánh bản quyền lần 1, nhưng với thời hạn là 2 tuần.
Đánh bản quyền lần 3:
Kênh của bạn sẽ bị xóa vĩnh viễn. Đồng thời bạn cũng sẽ bị cấm tạo bất bất kỳ kênh YouTube nào mới trong tương lai.
Ngoài việc bị YouTube xử lý như trên, bạn cũng có thể bị chủ sở hữu bản quyền khởi kiện.
- Lời kết
Như vậy, việc sử dụng nội dung (âm nhạc, hình ảnh, nội dung) cho video mà không có sự cho phép của chủ sở hữu bản quyền có thể dẫn tới kênh của bạn bị xóa vĩnh viễn khi bị đánh bản quyền đến lần thứ 3.
Tuy nhiên, YouTube cũng tạo điều kiện cho người dùng gỡ Khiếu nại bản quyền, Đánh bản quyền nếu bạn có căn cứ hợp pháp về quyền sử dụng nội dung.
YouTube cũng tôn trọng quyền thỏa thuận của các bên, bạn có thể thương lượng với chủ sở hữu bản quyền việc sử dụng nội dung và trả phí, chia doanh thu từ việc quảng cáo thay vì Yêu cầu buộc gỡ video xuống.
Để hiểu rõ hơn về nội dung trên cũng như cần được tư vấn về các vấn đề bản quyền tác giả thì bạn đọc có thể liên hệ:
Hotline: 076 455 2008 (Mr. Bảo)
Email: info.ipleader@gmail.com
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp