IV. Tình hình phát triển kinh tế
- Vốn cố định là gì? Công thức tính vốn cố định thế nào?
- Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm gì? Vai trò của tài nguyên du lịch
- Cách tính tiền thai sản cho giáo viên thế nào từ 1/7/2023?
- Thanh lý hợp đồng là gì? Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng lao động mới nhất
- Lỗi sai làn đường phạt bao nhiêu [Cập nhật 2024]
Cơ cấu kinh tế đang có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng Nông- lâm- ngư nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp- xây dựng và dịch vụ.
Bạn đang xem: Tình hình phát triển kinh tế Đồng bằng sông Hồng
1. Công nghiệp
Công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng hình thành sớm nhất Việt Nam và phát triển mạnh trong thời kì đất nước thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Hình 21.1. Biểu đồ cơ cấu kinh tế của Đổng bằng sông Hồng (%)
Giá trị sản xuất công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng tăng mạnh từ 18,3 nghìn tỉ đồng (năm 1995) lên 55,2 nghìn tỉ đồng, chiếm 21% GDP công nghiệp của cả nước (năm 2002).
Phần lớn giá trị sản xuất công nghiệp tập trung ở các thành phố : Hà Nội, Hải Phòng.
Các ngành công nghiệp trọng điểm của Đồng bằng sông Hồng là : công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng và công nghiệp cơ khí.
Sản phẩm công nghiệp quan trọng của vùng là máy công cụ, động cơ điện, phương tiện giao thông, thiết bị điện tử, hàng tiêu dùng như : vải, sứ dân dụng, quần áo, hàng dệt kim, giấy viết, thuốc chữa bệnh, v.v.
2. Nông nghiệp
* Trồng trọt:
– Điều kiện phát triển:
+ Khí hậu: Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.
+ Đất phù sa màu mỡ.
Xem thêm : 5 điều nên làm và 5 điều cấm kỵ trong Ngày vía Thần tài
– Tình hình phát triển:
+ Đứng thứ hai cả nước về diện tích và tổng sản lượng lương thực.
+ Đứng đầu cả nước về năng xuất lúa nhờ có trình độ thâm canh cao.
+ Phát triển một số cây ưa lạnh đem lại hiệu quả kinh tế cao: cây ngô đồng, khoai tây, su hào,…vụ đông đang trở thành vụ sản xuất chính ở một số địa phương.
Bảng 21.1. Năng suất lúa của Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông cửu Long và cả nước (tạ/ha)
Năm
Vùng
1995
2000
2002
Đồng bằng sông Hồng
44,4
55,2
56,4
Đồng bằng sông Cửu Long
40,2
42,3
46,2
Cả nước
36,9
42,4
45,9
* Chăn nuôi:
– Điều kiện phát triển;
+ Cơ sở thức ăn phong phú.
+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
-Tình hình phát triển:
+ Đàn lợn chiếm tỉ trọng cao nhất cả nước.
+ Chăn nuôi bò, gia cầm và nuôi trồng thủ sản đang được phát triển.
3. Dịch vụ
Nhờ kinh tế phát triển mà hoạt động vận tải trở nên sôi động. Thủ đô Hà Nội và thành phố Hải Phòng là hai đầu mối giao thông vận tải quan trọng.
Hà Nội, Hải Phòng đồng thời là hai trung tâm du lịch lớn ở phía bắc đất nước. Đồng bằng sông Hồng có nhiểu địa danh du lịch hấp dẫn, nổi tiếng là Chùa Hương, Tam Cốc – Bích Động, Côn Sơn, Cúc Phương, Đồ Sơn, Cát Bà,…
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp