Tài khoản ngân hàng bị khóa có nhận được tiền chuyển không?

Trong thời đại công nghệ số như hiện nay, đặc biệt là các ngân hàng số cũng đang ngày càng phát triển mạnh thì càng nhiều người có nhu cầu mở tài khoản ngân hàng, việc sử dụng thẻ ngân hàng không còn xa lạ với chúng ta. Nó đem lại nhiều lợi ích đáng kể nhưng bên cạnh đó cũng có một số rủi ro mà khách hàng không mong muốn.Vậy khi thẻ ATM bị khóa có chuyển tiền vào được không? Tài khoản ngân hàng bị khóa có nhận được tiền chuyển không? Mời quý bạn đọc cùng tìm hiểu nội dung này trong bài viết dưới đây.

Tài khoản ngân hàng bị khóa có nhận được tiền chuyển không?
Tài khoản ngân hàng bị khóa có nhận được tiền chuyển không?

1. Tài khoản ngân hàng là gì?

Tài khoản ngân hàng là một dạng tài sản tại ngân hàng, cho phép khách hàng gửi tiền vào tài khoản này để thực hiện một số mục đích như tiết kiệm, thanh toán, chuyển tiền. Tài khoản ngân hàng giống như một chiếc “két sắt” của khách hàng, nhưng có một sự khác biệt so với “két sắt” thông thường là bởi nó có thể sinh lời, tạo ra lãi suất và lợi nhuận một cách thụ động cho người gửi tiền.

Có 2 loại tài khoản ngân hàng chính:

– Tài khoản thanh toán: đây là loại tài khoản mà khách hàng dùng để gửi tiền vào và “ủy quyền” quản lý tài khoản ấy cho ngân hàng. Nhằm yêu cầu họ thực hiện các giao dịch như: thanh toán, chuyển tiền hoặc rút tiền mặt bất kỳ lúc nào. Đặc biệt, khách hàng vẫn có thể hưởng lãi suất không kỳ hạn (với mức lãi suất khá thấp).

– Tài khoản tiết kiệm: Việc mở tài khoản tiết kiệm (Saving Account) nhằm mục đích sinh lời từ lãi suất tiết kiệm ngân hàng mỗi tháng, mỗi kỳ. Hiện nay có 2 hình thức gửi tiết kiệm là: tiết kiệm có kỳ hạn và tiết kiệm không kỳ hạn. Hoặc còn có những hình thức tiết kiệm tính lãi suất theo ngày bạn có thể tham khảo thêm.

2. Nguyên nhân tài khoản ngân hàng bị khóa:

Tài khoản ngân hàng bị khóa do hai nguyên nhân là nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan.

– Nguyên nhân khách quan: Do yêu cầu của khách hàng. Trong trường hợp bạn bị mất thẻ hoặc mất thông tin tài khoản và bạn muốn bảo vệ tài khoản nên yêu cầu phía ngân hàng khóa tài khoản của mình để tránh trường hợp không may.

– Nguyên nhân chủ quan:

+ Do tài khoản ngân hàng hết hạn sử dụng: tài khoản ngân hàng có thời hạn sử dụng nhất định thường là 5 năm. Khi bạn dùng mà không để ý tới hạn để quá thời gian thì tài khoản sẽ tự động khóa.

+ Nợ thẻ tín dụng quá lâu: Trường hợp thông tin tài khoản của bạn nợ thẻ tín dụng thanh toán quá lâu không thanh toán giao dịch thì ngân hàng cũng sẽ thực hiện khóa thông tin tài khoản lại.

+ Tài khoản ngân hàng không giao dịch trong thời gian dài: Khi không giao dịch từ 1 năm trở đi, thì hệ thống bảo mật sẽ khóa tài khoản.

+ Nghi ngờ tài khoản có người khác xâm phạm: Để đảm bảo an toàn cho số tiền của bạn, mỗi một tài khoản ngân hàng sẽ có bảo mật kỹ, vì vậy nếu ngân hàng phát hiện bạn có giao dịch đáng ngờ mà không phải bạn thì sẽ tiến hành khóa tài khoản ngay lập tức.

+ Tài khoản ngân hàng có giao dịch phi pháp: Lý do cuối cùng khiến cho tài khoản bị khóa là ngân hàng phát hiện bạn có thực hiện các giao dịch phi pháp nên cần bạn giải trình trực tiếp để làm rõ.

3. Tài khoản ngân hàng bị khóa có nhận được tiền chuyển không?

Nhiều người vẫn thường nhầm bị khóa thẻ ngân hàng và tài khoản ngân hàng là một nhưng thực tế hoàn toàn khác nhau. Khi thẻ ngân hàng (ATM) bị khóa thì tiền vẫn nhận được. Còn tài khoản ngân hàng bị khóa thì còn tùy thuộc vào từng dạng khóa tài khoản. Nếu tài khoản chỉ khóa một chiều (chiều chi đi, chuyển đi) thì tài khoản đó vẫn nhận được tiền chuyển đến bình thường. Còn nếu tài khoản đã bị khóa hai chiều (khóa cả chiều chuyển đến và chuyển đi) thì tài khoản sẽ hoàn toàn không nhận được hay thực hiện được bất kỳ giao dịch nào.

4. Phải làm gì khi tài khoản ngân hàng bị khóa?

Bước 1: Mang theo chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân đến chi nhánh ngân hàng. Lưu ý mang đến ngân hàng mà trước kia bạn đã làm ở đó và được cấp thẻ tại nơi đó.

Bước 2: Trình bày về việc tài khoản bị khóa và yêu cầu nhân viên ngân hàng mở khóa.

Bước 3: Nhân viên sẽ đưa cho bạn một mẫu đơn mở lại tài khoản. Tiếp đến bạn cần điền các thông tin mà mẫu đơn yêu cầu như: Họ tên, số tài khoản tài khoản, số CCCD, lý do khóa tài khoản,…

Bước 4: Sau khi điền xong, bạn đưa mẫu điền và kèm theo giấy tờ như CCCD hoặc hộ chiếu để xác thực.

Bước 5: Nhân viên ngân hàng tiến hành đối chiếu, kiểm tra. Nếu thông tin tài khoản chính xác họ bắt đầu mở lại tài khoản cho bạn. Sau khi mở lại bạn có thể thực hiện các giao dịch như rút tiền, chuyển tiền.

Trên đây là một số nội dung liên quan đến vấn đề Tài khoản ngân hàng bị khóa có nhận được tiền chuyển không? Cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm và theo dõi bài viết của chúng tôi. Mong rằng bài viết sẽ cung cấp cho quý độc giả những thông tin hữu ích về nội dung này. Nếu có thắc mắc hay cần tư vấn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ với công ty luật ACC để chúng tôi có thể giải đáp và tư vấn cho quý bạn đọc một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất.