Với giá thành rẻ, nhiều chất dinh dưỡng và có thể tích trữ được lâu, củ sắn đã trở thành một loại thực phẩm không thể thiếu được trong căn bếp của mỗi gia đình. Tuy nhiên, có những loại rau củ khi đã mọc mầm sẽ gây ra nhiều tác hại ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dùng. Bởi vậy, trên nhiều diễn đàn về bếp núc, có không ít chị em thắc mắc: “Củ sắn mọc mầm có ăn được không?”. Qua bài viết này, hãy để chúng tôi giúp bạn giải đáp thắc mắc nhé!
- Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, cung lớn hơn cầu thì sao?
- Điều kiện để được xây dựng nhà ở trên đất vườn
- 15 tác dụng của bột ca cao nguyên chất – “siêu thực phẩm” cho sức khỏe
- Giải mã ý nghĩa của câu tục ngữ Một cây làm chẳng nên non
- Cây hài Thái Sơn bất ngờ góp mặt trong phim 'Gia đình mình vui bất thình lình'
Củ sắn mọc mầm có ăn được không?
“Củ sắn mọc mầm có ăn được không?” là thắc mắc của rất nhiều bà nội trợ. Vậy củ sắn mọc mầm có ăn được không? Câu trả lời là không nên ăn. Ngoài ra, bạn cần phải biết cách sơ chế kỹ càng để tránh nhiễm độc từ mầm của củ.
Bạn đang xem: Củ sắn mọc mầm có ăn được không? Bạn đã biết chưa?
Mầm củ sắn khi mọc lên sẽ gây biến đổi các chất bên trong thịt củ, đồng thời hình thành nên chất alkaloid solanine. Đây là một chất cực độc nên khi vô tình ăn phải, người bệnh sẽ xuất hiện những dấu hiệu nguy hiểm như: Đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa, đau tức ngực,…
Vì vậy, để tránh những câu hỏi “dở khóc, dở cười” như: “Củ đậu mọc mầm có ăn được không?”, bạn nên kiểm tra và sơ chế củ sắn trước khi ăn, tốt nhất nên gọt vỏ kỹ càng. Không ăn những củ đã mọc mầm cao.
Loại củ nào không ăn được khi mọc mầm?
Ngoài củ sắn, còn có rất nhiều loại rau củ nữa mà bạn phải vứt bỏ ngay khi chúng mọc mầm. Bạn hoàn toàn có thể tham khảo một số loại thực phẩm mà chúng tôi đã liệt kê dưới đây:
Khoai tây
Xem thêm : Bánh Cosy bao nhiêu calo? Giảm cân có ăn bánh Cosy không?
Khoai tây được liệt vào danh sách những loại thực vật cực độc khi mọc mầm. Trong mầm của khoai tây có chứa một hợp chất có tên solanine. Loại chất này vượt xa những khuyến cáo của Bộ Y tế nên khi ăn vào sẽ ngay lập tức gây tê liệt thần kinh, ăn mòn dạ dày, tán huyết,… Những triệu chứng này lại càng nghiêm trọng ở những người có hệ tiêu hóa yếu như người già hay trẻ em.
Người ăn nhầm khoai tây mọc mầm sẽ có những dấu hiệu bất thường như: Chóng mặt, sốt cao, tiêu chảy, buồn nôn, co giật,… Lúc này, người bệnh cần được cấp cứu ngay lập tức để đảm bảo an toàn tính mạng.
Khoai lang
Vốn dĩ khoai lang mọc mầm không gây ra bất cứ chất độc nào ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người. Tuy nhiên, mầm khoai lang sẽ phát tán ra chất ipomeamarone khiến thịt củ bị đắng.
Hơn nữa, khoai lang mọc mầm cũng rất dễ bị mốc. Nấm mốc khiến khoai bị hỏng mà khi ăn phải sẽ làm suy giảm chức năng gan, khiến gan tích tụ chất độc.
Lạc
Cũng giống như khoai tây, lạc mọc mầm sẽ sinh ra chất aflatoxin. Ngay cả khi đun nấu ở nhiệt độ cao, bạn cũng không thể làm mất được chất aflatoxin này. KHi xâm nhập vào cơ thể, chất độc này có thể kích thích các khối u gây bệnh ung thư phát triển nhanh chóng.
Gừng
Bạn có thể phân biệt gừng mọc mầm bằng cách sờ vào kết cấu của củ. Củ gừng mọc mầm thường có dấu hiệu bị dập nát, mềm nhũn so với kết cấu cứng cáp, xù xì ban đầu.
Xem thêm : Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc theo quy định của Bộ luật Dân sự
Trong mầm của gừng có chứa rất nhiều chất lưu huỳnh mà nếu cơ thể hấp thụ trong một thời gian dài sẽ gây tổn hại gan. Từ đó, khiến gan hoạt động yếu hơn, bài tiết gan trở nên khó khăn và cơ thể tích tụ nhiều độc tố.
Khoai môn
Khoai môn tuy không gây ra tác động trực tiếp đến cơ thể con người khi khoai tây, khoai lang nhưng các chất dinh dưỡng trong khoai môn mọc mầm cũng đã bị biến đổi nghiêm trọng. Vì vậy, nếu khoai môn mà bạn tích trữ bị mọc mầm, bạn đừng tiếc mà hãy bỏ đi để đảm bảo sức khỏe của bản thân và gia đình nhé!
Làm sao để rau củ không bị mọc mầm?
Củ sắn nói riêng và các loại rau củ mọc mầm khác nói chung, khi đã bị mọc mầm thì phải bỏ đi, rất phí phạm. Dưới đây là một số lưu ý khi bảo quản giúp rau củ tươi lâu hơn và hạn chế tình trạng mọc mầm:
- Củ sắn, củ đậu, khoai lang, khoai tây nên được bảo quản ở nơi thoáng khí, nhiệt độ thấp từ 12 – 14 độ C.
- Bạn nên phơi khô hành, tỏi, cho đến khi lớp vỏ ngoài bong ra rồi để ở nơi thoáng mát, tránh ẩm ướt.
- Với đậu phộng, bạn bóc vỏ, phơi khô rồi đựng trong hộp kín.
- Gừng nên được bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh. Tuy nhiên, do mùi gừng rất đặc trưng nên có thể ám vào các loại thức ăn khác. Trong trường hợp này, bạn nên đựng gừng trong 1 hộp kín.
Tóm lại, củ sắn mọc mầm có ăn được không? Củ sắn mọc mầm không ăn được nữa nên bạn đừng chần chừ gì mà hãy vứt bỏ ngay nhé! Hy vọng qua bài viết này, bạn đã nhận biết được những loại thực phẩm có hại cho sức khỏe. Từ đó, trở thành bà nội trợ thông minh khi chăm sóc sức khỏe gia đình.
Thu Trang
Nguồn tham khảo: Báo Phụ nữ Mới
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp