Khoản 1 điều 58 Luật giao thông đường bộ quy định gì?

Nhằm đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông đồng thời đảm bảo hoạt động giao thông được diễn ra thông suốt, Nhà nước đã ban hành luật, các văn bản hướng dẫn thi hành về giao thông đường bộ. Việc tìm hiểu các quy định pháp luật về lĩnh vực giao thông gây ra khó khăn, lúng túng đối với một số người. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc Khoản 1 điều 58 Luật giao thông đường bộ quy định gì?

Khái quát luật giao thông đường bộ

Nhận thức rõ vai trò của các quy tắc giao thông đường bộ đối với việc đảm bảo giao thông đường bộ thông suốt, trật tự, an toàn, thuận lợi, Nhà nước Việt Nam sớm nghiên cứu và ban hành Luật giao thông đường bộ. Ngày 29 tháng 6 năm 2001, Luật giao thông đường bộ đầu tiên của Việt Nam đã ra đời đánh dấu một bước ngoặt quan trọng.

Đến nay, Luật giao thông đường bộ 2008 là văn bản luật đang có hiệu lực thi hành. Luật giao thông đường bộ 2008 ban hành ngày 13 tháng 11 năm 2008 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2009.

Luật giao thông đường bộ quy định về quy tắc giao thông đường bộ, kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, phương tiện và người tham gia giao thông đường bộ; vận tải đường bộ và quản lý nhà nước về giao thông đường bộ. Luật này được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến giao thông đường bộ trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Vậy khoản 1 điều 58 Luật giao thông đường bộ quy định gì, mời bạn đọc theo dõi phần tiếp theo của bài viết để biết thêm chi tiết.

khoan 1 dieu 58 luat giao thong duong bo 1

Khoản 1 điều 58 Luật giao thông đường bộ quy định gì?

Khoản 1, điều 58 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định như sau:

Từ việc tìm hiểu khoản 1 điều 58 Luật giao thông đường bộ quy định gì, ta thấy được không phải bất kỳ cá nhân nào cũng được lái xe tham gia giao thông. Để được lái xe, người lái xe phải đáp ứng phải đáp ứng độ tuổi, sức khỏe theo quy định và có giấy phép lái xe. Chính vì vậy, người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ để chứng minh điều kiện tham giao giao thông.

Các giấy tờ cần mang theo khi lái xe

Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ theo quy định tại khoản 2, điều 58, Luật giao thông đường bộ 2008.

– Đăng ký xe;

– Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới;

– Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới;

– Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

Khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông buộc người lái xe phải mang các loại giấy tờ trên bản chính. Ngoại trừ trường hợp tổ chức tín dụng giữ bản chính giấy đăng ký xe thì người điều khiển phương tiện tham gia giao thông được sử dụng bản sao chứng thực Giấy đăng ký xe kèm theo bản gốc giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực.

Độ tuổi của người lái xe là bao nhiêu?

Khi tìm hiểu khoản 1 điều 58 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định gì, nhiều người sẽ thắc mắc về độ tuổi được phép lái xe.

Độ tuổi của người lái xe được quy định tại khoản 1 điều 60 Luật giao thông đường bộ 2008, cụ thể:

– Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;

– Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;

– Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2);

– Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC);

– Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD);

– Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.

Trên đây là nội dung bài viết của Công ty Luật Hoàng Phi về vấn đề Khoản 1 điều 58 Luật giao thông đường bộ quy định gì?, quý độc giả đã nắm được điều kiện của người lái xe tham giao giao thông. Ta thấy rằng, các điều kiện được quy định rõ ràng, chặt chẽ và toàn diện đảm bảo giao thông đường bộ vận hành một cách thuận lợi, thông suốt, an toàn và hiệu quả.