Điều 4 Luật phòng chống ma túy

Ma túy hoặc thuốc phiện, là tên gọi chung chỉ những chất kích thích thần kinh có hiệu ứng gây ngủ. Tại đa số các nước, từ này đã trở nên đồng nghĩa với các hợp chất opioid, thường là morphine và heroin, cũng như dẫn xuất của nhiều hợp chất được tìm thấy trong mủ thuốc phiện thô. Hôm nay ACC sẽ giới thiệu đến các bạn nội dung về Điều 4 Luật phòng chống ma túy. Cùng ACC tìm hiểu ngay sau đây bạn nhé !

Điều 4 Luật phòng chống ma túy

1. Định nghĩa về Phòng chống ma túy

Phòng, chống ma túy là phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh chống tệ nạn ma túy và kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy. Như vậy, phòng, chống ma túy bao hàm các nội dung cơ bản sau:

  • Phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh chống lại tình trạng nghiện ma túy, tội phạm về ma túy và các hành vi trái phép khác về ma túy;
  • Cho phép, theo dõi, kiểm tra, giám sát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy và phòng ngừa, ngăn chặn việc lợi dụng các hoạt động đó vào mục đích khác;
  • Quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy;
  • Hợp tác quốc tế về phòng, chống ma túy;

Phòng, chống ma túy là trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức và toàn xã hội. Nhà nước có chính sách khuyến khích, bảo vệ cá nhân, gia đình, cơ quan tổ chức tham gia phòng, chống tệ nạn ma túy; tổ chức đấu tranh chống các tội phạm về ma túy và sử dụng đồng bộ các biện pháp kinh tế, pháp luật, văn hóa, xã hội, nghiệp vụ để tuyên truyền, vận động nhân dân, cán bộ, công chức và cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang nhân dân tham gia phòng, chống tệ nạn ma túy; kết hợp phòng, chống tệ nạn ma túy với phòng, chống các loại tội phạm. HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội khác; hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức, cá nhân nước ngoài trong hoạt động phòng, chống ma túy

2. Quy định pháp luật về phòng chống ma túy ra sao ?

a. Những quy định chung

Điều 1

Luật này quy định về phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh chống tệ nạn ma tuý; kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma tuý; trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống ma tuý.

Điều 2

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Chất ma tuý là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh mục do Chính phủ ban hành.

2. Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng.

3. Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng.

4. Tiền chất là các hoá chất không thể thiếu được trong quá trình điều chế, sản xuất chất ma tuý, được quy định trong danh mục do Chính phủ ban hành.

5. Thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần là các loại thuốc chữa bệnh được quy định trong các danh mục do Bộ Y tế ban hành, có chứa các chất quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

6. Cây có chứa chất ma tuý bao gồm cây thuốc phiện (cây anh túc), cây cô ca, cây cần sa hoặc cây khác có chứa chất ma tuý do Chính phủ quy định.

7. Phòng, chống ma tuý là phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh chống tệ nạn ma tuý và kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma tuý.

8. Tệ nạn ma tuý là tình trạng nghiện ma tuý, tội phạm về ma tuý và các hành vi trái phép khác về ma tuý.

9. Các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma tuý bao gồm các hoạt động nghiên cứu, giám định, sản xuất, vận chuyển, bảo quản, tàng trữ, mua bán, phân phối, sử dụng, xử lý, trao đổi, nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh các chất quy định tại các khoản 1, 4 và 5 Điều này, được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật.

10. Kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma tuý là việc cho phép, theo dõi, kiểm tra, giám sát các hoạt động quy định tại khoản 9 Điều này và phòng ngừa, ngăn chặn việc lợi dụng các hoạt động đó vào mục đích khác.

11. Người nghiện ma tuý là người sử dụng chất ma tuý, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và bị lệ thuộc vào các chất này.

Điều 3

Nghiêm cấm các hành vi sau đây:

1. Trồng cây có chứa chất ma tuý;

2. Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, bảo quản, mua bán, phân phối, giám định, xử lý, trao đổi, xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, nghiên cứu trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần;

3. Sử dụng, tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý; xúi giục, cưỡng bức, lôi kéo, chứa chấp, hỗ trợ việc sử dụng trái phép chất ma tuý;

4. Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất, sử dụng trái phép chất ma tuý;

5. Hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội về ma tuý mà có;

6. Chống lại hoặc cản trở việc cai nghiện ma tuý;

7. Trả thù hoặc cản trở người có trách nhiệm hoặc người tham gia phòng, chống ma tuý;

8. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp để vi phạm pháp luật về phòng, chống ma tuý;

9. Các hành vi trái phép khác về ma tuý.

Điều 4

1. Phòng, chống ma tuý là trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức và của toàn xã hội.

2. Nhà nước có chính sách khuyến khích, bảo vệ cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức tham gia phòng, chống tệ nạn ma tuý; tổ chức đấu tranh chống các tội phạm về ma tuý và sử dụng đồng bộ các biện pháp kinh tế, pháp luật, văn hoá, xã hội, nghiệp vụ để tuyên truyền, vận động nhân dân, cán bộ, công chức và cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang nhân dân tham gia phòng, chống tệ nạn ma tuý; kết hợp phòng, chống tệ nạn ma tuý với phòng, chống các loại tội phạm, HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội khác.

3. Trách nhiệm về phòng ma túy

Điều 6

Cá nhân, gia đình có trách nhiệm:

1. Giáo dục thành viên trong gia đình, thân nhân về tác hại của ma tuý và thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống ma tuý; quản lý chặt chẽ, ngăn chặn thành viên trong gia đình tham gia tệ nạn ma tuý;

2. Thực hiện đúng chỉ định của thầy thuốc về sử dụng thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần để chữa bệnh;

3. Đấu tranh với các hành vi trái phép về ma tuý của thân nhân và của người khác;

4. Tham gia, hỗ trợ hoạt động cai nghiện ma tuý tại các cơ sở cai nghiện và tại cộng đồng; theo dõi, giúp đỡ người đã cai nghiện ma tuý hoà nhập cộng đồng; phòng, chống tái nghiện.

Điều 7

Cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm phát hiện, cung cấp nhanh chóng các thông tin về tệ nạn ma tuý cho cơ quan công an hoặc cơ quan khác có thẩm quyền. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải xem xét, giải quyết kịp thời những thông tin, tố giác về tệ nạn ma tuý.

Điều 8

1. Cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm phát hiện, báo cáo kịp thời cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền việc trồng cây có chứa chất ma tuý; tham gia triệt phá cây có chứa chất ma tuý do chính quyền địa phương tổ chức.

2. Tại các vùng phải xoá bỏ cây có chứa chất ma tuý, các cơ quan nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách của Nhà nước về phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp để thay thế việc trồng cây có chứa chất ma tuý; quy hoạch cơ cấu nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và thị trường phù hợp để nhân dân chuyển hướng sản xuất có hiệu quả.

4. Quy định về kiểm soát các hợp động hợp pháp liên quan đến ma túy

Điều 15

Việc nghiên cứu, giám định, sản xuất, vận chuyển, bảo quản, tàng trữ, mua bán, phân phối, sử dụng, xử lý, trao đổi, nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần phải được quản lý chặt chẽ theo quy định của pháp luật.

Điều 16

1. Cá nhân, cơ quan, tổ chức được vận chuyển chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần phải đóng gói, niêm phong theo quy định của cơ quan có thẩm quyền, chịu trách nhiệm về số lượng, chất lượng hàng của mình và có biện pháp bảo vệ an toàn, không để bị thất thoát.

2. Việc vận chuyển các chất quy định tại khoản 1 Điều này của cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Điều 17

Việc tồn trữ, bảo quản, kê đơn và bán thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần để chữa bệnh tại các cơ sở y tế phải thực hiện theo quy định của Bộ Y tế.

Điều 18

Cá nhân, cơ quan, tổ chức tiến hành các hoạt động quy định tại các điều 15, 16 và 17 của Luật này phải lập hồ sơ về các hoạt động đó theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và thông báo cho các cơ quan có liên quan khi có yêu cầu để phối hợp quản lý, kiểm soát chặt chẽ.

Điều 19

Chỉ cơ quan, tổ chức có đủ điều kiện do Chính phủ quy định mới được phép nhập khẩu, xuất khẩu chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần.

5. Điều 4 Luật phòng chống ma túy

Điều 4

1. Phòng, chống ma tuý là trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức và của toàn xã hội.

2. Nhà nước có chính sách khuyến khích, bảo vệ cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức tham gia phòng, chống tệ nạn ma tuý; tổ chức đấu tranh chống các tội phạm về ma tuý và sử dụng đồng bộ các biện pháp kinh tế, pháp luật, văn hoá, xã hội, nghiệp vụ để tuyên truyền, vận động nhân dân, cán bộ, công chức và cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang nhân dân tham gia phòng, chống tệ nạn ma tuý; kết hợp phòng, chống tệ nạn ma tuý với phòng, chống các loại tội phạm, HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội khác

9. Các hành vi trái phép khác về ma tuý.Trên đây là những nội dung về Điều 4 Luật phòng chống ma túy do Công ty Luật ACC cung cấp kiến thức đến khác hàng. ACC hy vọng bài viết này sẽ là nguồn thông tin hữu ích gửi đến quý bạn đọc !