Chụp CT Scan giữ vai trò quan trọng, giúp bác sĩ ngoại khoa thần kinh trả lời 5 tiêu chuẩn chẩn đoán, đồng thời theo dõi các biến chứng trong sọ, đặc biệt là máu tụ ngoài màng cứng. Hình ảnh thấu kính lồi hai mặt, sát xương sọ, tăng tỷ trọng, đồng nhất và khu trú (không vượt quá các khớp xương). Khối máu tụ có thể đè đẩy các tổ chức não xung quanh, đường giữa và hệ thống não thất.
Khối tụ máu ngoài màng cứng lớn ở vùng trán và chèn ép nhóm động mạch não trước kéo dài có thể dẫn đến tụt não dưới liềm, gây phù não và thiếu máu não. Khối máu tụ ngoài màng cứng vùng chẩm ít có dấu hiệu thần kinh khu trú, nhưng nếu phát triển quá lớn sẽ gây thiếu máu, và khi phù não lan rộng đến bao trong thì sẽ xuất hiện dấu thần kinh khu trú.
Bạn đang xem: Chẩn đoán máu tụ ngoài màng cứng nội sọ như thế nào?
Xem thêm : Top các trường đào tạo công nghệ thông tin | Các tiêu chí lựa chọn chính xác
Trong khi ở vị trí trên đau đầu là dấu hiệu sớm thì tụ máu ngoài màng cứng ở hố sau thường gây tăng áp lực trong sọ sớm. Thương tổn ở vùng này đẩy lệch não thất IV, hoặc tắc lỗ Magendie và Luschka, dẫn đến giãn não thất và tụt hạnh nhân tiểu não. Biểu hiện rõ nhất là đau đầu, thường dữ dội ở vùng chẩm và dưới chẩm, nhất là ở trẻ nhỏ hay la hét dữ dội do bị kích thích màng não quá mức. Chỉ khoảng 20 – 30% trường hợp thương tổn này xuất hiện dấu hiệu tiểu não.
Chụp sọ ở tư thế TOWNE rất cần thiết để tìm ra đường nứt sọ chẩm và dưới chẩm, nhưng để tầm soát khối máu tụ ngoài màng cứng thì chụp CT Scan đầu không cần bơm thuốc cản quang là phương pháp rất hữu hiệu. Ngoài ra, chụp hệ thống mạch máu não bằng phương pháp Seldinger cũng giúp phát hiện tụ máu ngoài màng cứng, nhưng giá trị không cao. Cách này chỉ đánh giá gián tiếp qua sự thay đổi vị trí của các động mạch não ở hố sau và cần có nhiều kinh nghiệm.
Thương tổn ngoài màng cứng có thể xuất hiện ở hai vị trí trên cùng một bên hoặc ở hai bên. Tuy nhiên, mạch não đồ rất khó phát hiện hai vị trí khác nhau cùng một lúc, chỉ có chụp CT Scan giúp chẩn đoán tụ máu ngoài màng cứng chính xác nhất.
Xem thêm : [Lưu Ý] Giá Triệt Sản Mèo Đực tại nhà, bao lâu thì lành?
Trong trường hợp máu tụ ngoài màng cứng xảy ra cùng lúc với máu tụ dưới màng cứng hoặc dập não nông – đặc biệt là thương tổn nhỏ, thì CT Scan dễ bỏ sót máu tụ dưới màng cứng.
Nhìn chung, CT scan đầu giúp phát hiện tốt tụ máu ngoài màng cứng nội sọ, cũng như cho thấy vỡ sọ nếu có chấn thương sọ não. Việc chẩn đoán tụ máu ngoài màng cứng xác định sẽ dựa vào các biểu hiện lâm sàng và hình ảnh phim cắt lớp vi tính.
Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có trang bị máy chụp CT 640 lát TSX – 301C do Toshiba sản xuất có khả năng hỗ trợ chẩn đoán trên diện tích rộng đến 16cm, tốc độ nhanh cho hình ảnh chính xác, rõ nét. Đặc biệt, chiếc máy này giảm được đến 90% liều tia xạ nên có thể chụp cho cả thai phụ khi có chỉ định.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp