Mức xử phạt khi không chấp hành hiệu lệnh của CSGT

1. Không chấp hành hiệu lệnh của CSGT bị phạt thế nào?

Hiện nay, theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 được sửa đổi, bổ sung năm 2019, người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ, trong đó có hiệu lệnh của Cảnh sát giao thông (CSGT).

Căn cứ tại Khoản 2 Điều 11 một lần nữa khẳng định, khi có người đang điều khiển giao thông thì người đang tham gia giao thông luôn luôn phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

Như vậy, người dân khi thực hiện phương tiện để tham gia giao thông cần nghiêm túc chấp hành hiệu lệnh của CSGT.

Từ những nội dung phân tích ở trên, thì theo quy định hiệu lệnh của CSGT cũng là một loại báo hiệu của đường bộ cùng với đó là tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu. Do đó, đối với người lưu thông khi tham gia giao thông thì phải chấp hành hiệu lệnh của CSGT. Việc tuân thủ và chấp hành hiệu lệnh của CSGT giúp quá trình tham gia giao thông được diễn ra một cách tốt nhất và hạn chế tối đa những va chạm, tai nạn xảy ra khi tham gia giao thông.

Cũng theo quy định tại Điểm g, Khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sủa đổi bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy kể cả trường hợp đi xe máy điện, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy, không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông.

Ngoài ra, đối với lỗi không chấp hành hiệu lệnh của CSGT, thì người tham gia giao thông còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

Từ nội dung phân tích nêu trên, có thể khẳng định, khi không chấp hành hiệu lệnh của CSGT, người tham gia giao thông sẽ bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng; bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

Mức phạt này sẽ được áp dụng đối với người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy kể cả trường hợp đi xe máy điện, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy. Việc ban hành những quy định giúp người dân tuân thủ thực hiện đúng theo hiệu lệnh của CSGT, tránh trường hợp vi phạm, gây tai nạn hoặc các trường hợp xấu trong quá trình tham gia giao thông.

2. Không tuân thủ hiệu lệnh của CSGT có phải chống người thi hành công vụ?

Theo quy định hiện nay tội chống người thi hành công vụ là tội được quy định tại Điều 330 Bộ luật Hình sự năm 2015 với mức phạt cao nhất lên đến 07 năm tù.

Một người chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội chống người thi hành công vụ khi có những hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác nhằm cản trở người đang thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật.

Như vậy, theo quy định này, thì đối với hành vi không chấp hiệu lệnh của CSGT sẽ không bị xử lý về tội chống người thi hành công vụ nhưng đối với hành vi này thì cũng không thể tránh khỏi việc bị xử phạt vi phạm hành chính về lỗi không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông.

Tùy vào từng đối tượng vi phạm cụ thể và tính chất vi phạm mà người tham gia giao thông có thể bị phạt từ 60.000 đồng đến 06 triệu đồng, kèm theo đó còn có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe.

3. Quy định của pháp luật về hiệu lệnh của CSGT:

Tham gia giao thông đó là hoạt độnghàng ngày, rất quen thuộc và gắn liền với nhu cầu và thực tiễn đời sống của mỗi người dân. Tuy nhiên, trên thực tế thì hoạt động tham gia giao thông sẽ có rất nhiều vấn đề phát sinh liên quan xảy ra.Do đó, trong hệ thống pháp luật Việt Nam đã có những thông tư, nghị định, Luật liên quan quy định về nguyên tắc tham gia giao thông của người dân nhằm răn đe với mục đích giảm thiểu được những vi phạm giao thông

Theo đó, khi người điều khiển xe tham gia giao thông, thì người dân sẽ phải tuân thủ nghiêm theo các nguyên tắc mà pháp luật quy định. Trong những trường hợp vi phạm, sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Trên thực tế, khi tham gia giao thông, bên cạnh việc phải tuân thủ theo đúng theo quy định của pháp luật về việc di chuyển, các tín hiệu giao thông đường bộ, các quy định về biển báo thì người dân cần chấp hành thực hiện hiệu lệnh của CSGT.

Theo quy định hiện nay của Luật Giao thông đường bộ 2008 được sửa đổi bổ sung Luật Giao thông 2019, hiệu lệnh của CSGT cũng là một loại báo hiệu đường bộ cùng với tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu. Có nghĩa là khi tham gia giao thông, bên cạnh việc quan sát, thực hiện theo các loại báo hiệu, chỉ dẫn đường bộ trên đường, người dân còn phải tuân thủ thực hiện theo hiệu lệnh của CSGT.

Theo quy định của pháp luật, hiệu lệnh của CSGT được thể hiện bằng tay, cờ, gậy, đèn tín hiệu ánh sáng hoặc còi điều khiển giao thông.

Về cơ bản, thì CSGT sẽ đưa ra hiệu lệnh bằng tay hoặc bằng còi.

– CSGT thực hiện ra hiệu lệnh bằng tay:

+ Để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở các hướng đều phải dừng lại, khi đó CSGT ra hiệu lệnh bằng cách tay giơ thẳng đứng.

+ Khi CSGT báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển phải dừng lại, thì CSGT đưa hai tay hoặc một tay dang ngang.

+ Nếu CSGT báo hiệu người tham gia giao thông bên trái người điều khiển đi nhanh hơn hoặc cánh tay phải người điều khiển gập đi gập lại trước ngực để thực hiện báo hiệu người tham gia giao thông bên phải người điều khiển đi nhanh hơn, CSGT gập đi gập lại sau gáy cánh tay trái.

+ Khi bàn tay trái hoặc phải của CSGT đặt ở vị trí ngang thắt lưng và đưa lên, xuống đây là lúc CSGT báo hiệu người tham gia giao thông ở bên trái hoặc bên phải người điều khiển đi chậm lại;

+ Nếu muốn báo hiệu người tham gia giao thông ở bên trái hoặc bên phải người điều khiển dừng lại, thì bàn tay trái hoặc phải của CSGT sẽ giơ thẳng đứng vuông góc với mặt đất.

+ Trường hợp CSGT khi đưa tay phải giơ về phía trước để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía sau và bên phải người điều khiển dừng lại; thì người tham gia giao thông ở phía trước người điều khiển được rẽ phải; còn đối với người tham gia giao thông ở phía bên trái người điều khiển được đi tất cả các hướng; người đi bộ qua đường phía sau lưng người điều khiển giao thông được phép đi;

+ Khi tay trái CSGT giơ về phía trước lặp đi lặp lại nhiều lần, song song với tay phải đó là khi CSGT báo hiệu người tham gia giao thông ở phía bên trái người điều khiển được rẽ trái qua trước mặt người điều khiển.

– CSGT tiến hành ra hiệu lệnh bằng còi:

+ Khi ra hiệu lệnh dừng lại, CSGT sẽ thực hiện một tiếng còi dài, mạnh.

+ CSGT thổi một tiếng còi ngắn là khi CSGT cho phép người tham gia giao thông đi.

+ Khi thổi một tiếng còi dài và một tiếng còi ngắn có nghĩa là CSGT cho phép người dân rẽ trái.

+ Khi muốn ra hiệu nguy hiểm đi chậm lại, thì CSGT thổi hai tiếng còi ngắn, thổi mạnh.

+ Khi muốn báo hiệu đi nhanh lên, CSGT sẽ thực hiện thổi ba tiếng còi ngắn thổi nhanh.

Khi thổi CSGT sẽ thực hiện liên tiếp tiếng một, nhiều lần, mạnh, CSGT báo hiệu phương tiện dừng lại để kiểm tra hoặc báo hiệu phương tiện vi phạm.

Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:

– Luật giao thông đường bộ 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2019;

– Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 100/2019/NĐ-CP về Xử phạt người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ