05 trường hợp hộ kinh doanh không cần đăng ký kinh doanh (Ảnh minh họa)
1. 05 trường hợp hộ kinh doanh không cần đăng ký kinh doanh
Theo khoản 2 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, các trường hợp hộ kinh doanh không cần phải đăng ký kinh doanh bao gồm:
Bạn đang xem: 05 trường hợp hộ kinh doanh không cần đăng ký kinh doanh
– Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối;
– Người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến;
– Người kinh doanh lưu động;
– Người kinh doanh thời vụ;
– Người làm dịch vụ có thu nhập thấp.
Lưu ý:
– Trong trường hợp hộ gia đình, cá nhân kinh doanh ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện vẫn phải thực hiện đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Xem thêm : Hướng dẫn Lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu [Mới nhất 2024]
– Mức thu nhập thấp áp dụng lên từng địa phương sẽ do thành phố trực thuộc Trung ương quy định.
Xem thêm Danh sách 228 ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện TẠI ĐÂY
2. Hướng dẫn đăng ký kinh hộ kinh doanh trong trường hợp phải đăng ký
2.1 Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh
Căn cứ Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hồ sơ đăng ký hộ kinh bao gồm:
– Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
– Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
– Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
– Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
2.2 Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh
Bước 1: Hộ kinh doanh gửi một bộ hồ sơ cho Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh.
Bước 2: Nhận Giấy biên nhận và Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
Xem thêm : Thiết bị vệ sinh trong tiếng anh || các thiết bị vệ sinh “in english”
– Trường hợp hồ sơ hợp lệ: Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
– Trường hợp hồ sơ không hợp lệ: trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người thành lập hộ kinh doanh biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).
Nếu sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thì người thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
3. Mức xử phạt đối với hộ kinh doanh không đăng ký kinh doanh trong trường hợp phải đăng ký
Theo quy định tại khoản 1 Điều 62 Nghị định 122/2021/NĐ-CP, áp dụng mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hộ kinh doanh không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định.
Ngoài ra, áp dụng cùng mức xử phạt nêu trên đối với một trong những hành vi sau đây:
– Cá nhân, các thành viên hộ gia đình đăng ký kinh doanh nhiều hơn một hộ kinh doanh;
– Không được quyền thành lập hộ kinh doanh nhưng vẫn thành lập hộ kinh doanh;
– Không đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi.
Lưu ý: Mức xử phạt đối với các trường hợp không đăng ký hộ kinh doanh theo quy định áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (khoản 2 Điều 4 Nghị định 122/2021/NĐ-CP).
Như Mai
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp